Bộ Chính trị tiến hành kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình
21:42, ngày 30-05-2018
Ngày 30-5, đoàn kiểm tra kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.
Tại buổi làm việc, sau khi công bố Quyết định số 716-QĐNS/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc thành lập Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị năm 2018, đoàn kiểm tra đã thông báo kế hoạch kiểm tra, gợi ý báo cáo tự kiểm tra và thống nhất lịch trình làm việc cũng như những vấn đề liên quan. Trong đó, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung như khái quát đặc điểm tình hình, thuận lợi, khó khăn tác động, ảnh hưởng đến công tác xây dựng Đảng ở địa phương;
Việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị số 05, Kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản hướng dẫn của Trung ương; đánh giá, nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên của địa phương, cơ quan, đơn vị; kết quả thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và kết quả thực hiện Kế hoạch số 04-KH/TW, ngày 16-11-2016 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 25-7-2016 của Ban Bí thư…
Tiếp nhận, chấp hành Quyết định, kế hoạch kiểm tra và các nội dung kiểm tra, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho biết, nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình đã thường xuyên tổ chức sơ kết và thực hiện tự kiểm tra.
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình bày tỏ, đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị thực hiện việc kiểm tra tại Ninh Bình lần này thể hiện sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đối với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị. Đồng thời đây là dịp để địa phương nhìn lại, đánh giá những ưu, khuyết điểm trong quá trình triển khai và là cơ hội để địa phương được tiếp thu, học tập những cách làm hay, mô hình hiệu quả.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định, kiểm tra là một nội dung quan trọng trong công tác Đảng nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá sẽ phát hiện được những thiếu sót, khuyết điểm để uốn nắn, khắc phục kịp thời.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình cần tiếp thu đề cương hướng dẫn, kế hoạch kiểm tra, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, nội dung báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình phải phát huy được trí tuệ tập thể, nội dung cần nêu bật được gương người tốt việc tốt trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị; những cảnh báo, ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong nội bộ; việc xử lý, kỷ luật Đảng…
Đoàn kiểm tra phải gương mẫu, lắng nghe, nghiên cứu kỹ báo cáo, nắm bắt tình hình, phân công công việc cụ thể để đánh giá, nhận xét khách quan và báo cáo lên Bộ Chính trị trung thực kết quả làm việc, tình hình địa phương. Trong quá trình đoàn tiến hành kiểm tra, bên cạnh việc đề xuất, kiến nghị, địa phương cũng cần trao đổi, chia sẻ những cách làm hay, kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị./.
Việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị số 05, Kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản hướng dẫn của Trung ương; đánh giá, nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên của địa phương, cơ quan, đơn vị; kết quả thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và kết quả thực hiện Kế hoạch số 04-KH/TW, ngày 16-11-2016 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 25-7-2016 của Ban Bí thư…
Tiếp nhận, chấp hành Quyết định, kế hoạch kiểm tra và các nội dung kiểm tra, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho biết, nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình đã thường xuyên tổ chức sơ kết và thực hiện tự kiểm tra.
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình bày tỏ, đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị thực hiện việc kiểm tra tại Ninh Bình lần này thể hiện sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đối với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị. Đồng thời đây là dịp để địa phương nhìn lại, đánh giá những ưu, khuyết điểm trong quá trình triển khai và là cơ hội để địa phương được tiếp thu, học tập những cách làm hay, mô hình hiệu quả.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định, kiểm tra là một nội dung quan trọng trong công tác Đảng nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá sẽ phát hiện được những thiếu sót, khuyết điểm để uốn nắn, khắc phục kịp thời.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình cần tiếp thu đề cương hướng dẫn, kế hoạch kiểm tra, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, nội dung báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình phải phát huy được trí tuệ tập thể, nội dung cần nêu bật được gương người tốt việc tốt trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị; những cảnh báo, ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong nội bộ; việc xử lý, kỷ luật Đảng…
Đoàn kiểm tra phải gương mẫu, lắng nghe, nghiên cứu kỹ báo cáo, nắm bắt tình hình, phân công công việc cụ thể để đánh giá, nhận xét khách quan và báo cáo lên Bộ Chính trị trung thực kết quả làm việc, tình hình địa phương. Trong quá trình đoàn tiến hành kiểm tra, bên cạnh việc đề xuất, kiến nghị, địa phương cũng cần trao đổi, chia sẻ những cách làm hay, kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị./.
Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Sudan  (30/05/2018)
Quốc hội thảo luận hai dự án luật về giáo dục  (30/05/2018)
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác bạn bè truyền thống với Ai Cập  (30/05/2018)
Thủ tướng tiếp giám đốc điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu GEF  (30/05/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm tỉnh Gunmar của Nhật Bản  (29/05/2018)
Phát triển đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định trong đổi mới giáo dục  (29/05/2018)
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam