Tổ tư vấn của Thủ tướng dự báo triển vọng kinh tế 2018 - 2020
21:43, ngày 20-04-2018
Chiều 20-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.
Đây là lần làm việc thứ hai của Thủ tướng với Tổ tư vấn, nhằm lắng nghe các thành viên đóng góp ý kiến với Chính phủ về các chính sách phát triển kinh tế, góp phần giúp Chính phủ hoạch định chính sách và điều hành kinh tế xã hội phát triển tốt hơn.
Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng. Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ sẽ thường xuyên gặp gỡ các nhà trí thức, nhà khoa học, đặc biệt là gặp Tổ tư vấn của Thủ tướng để lắng nghe góp ý, góp phần hoạch định chính sách để thúc đẩy đất nước phát triển.
Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ tiếp tục thực hiện đó là lắng nghe doanh nghiệp và người dân, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khơi thông nguồn lực phát triển.
Tổ tư vấn dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 trên 3 kịch bản chính. Kịch bản 1, tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,71%/năm, kịch bản 2 là 6,83%/năm và kịch bản 3 là 7,47%/năm.
Với 3 kịch bản được tính toán dựa trên mô hình kinh tế lượng dạng cấu trúc, Tổ tư vấn đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm tới, từ 2018 - 2020, ở mức 6,85%.
Tổ tư vấn đề xuất giải pháp về nâng cao năng suất lao động, trong đó có việc xây dựng một chiến lược tăng năng suất lao động quốc gia, phát động phong trào quốc gia về tăng năng suất để nâng cao nhận thức và hành động của doanh nghiệp và người lao động.
Tổ tư vấn cũng đề xuất giải pháp về phát triển kinh tế số, trong đó thiết lập một cơ chế phối hợp ba nhà, gồm doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách để thường xuyên trao đổi, nghiên cứu, tìm lời giải bài toán thúc đẩy sáng tạo và khởi nghiệp.
Để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, Tổ tư vấn đề xuất đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên nền tảng sản xuất quy mô lớn.
Theo đó, cần thành lập tổ công tác liên ngành để nghiên cứu, đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp về tích tụ, tập trung ruộng đất, mô hình tổ chức sản xuất. Đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm thì có thể thực hiện mô hình thí điểm.
Tổ tư vấn cũng đề nghị cần chủ động tận dụng hiệu quả cơ hội và ứng phó các thách thức hội nhập, trong đó cần chú ý đến căng thẳng thương mại đang có dấu hiệu gia tăng gần đây, thậm chí có thể lan sang chiến tranh tiền tệ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các thành viên của Tổ tư vấn đưa ra nhiều ý kiến sát diễn biến thực tế kinh tế xã hội, trong đó có cả báo động cho Thủ tướng biết về những nguy cơ của nền kinh tế đất nước.
Ghi nhận tất cả ý kiến và tiếp thu các vấn đề tại buổi làm việc, Thủ tướng giao Tổ tư vấn phối hợp với Văn phòng Chính phủ đề xuất các đầu mục và nội hàm của chính sách để Thủ tướng giao một số cơ quan chức năng nghiên cứu cụ thể hơn.
Nhìn nhận những thách thức kinh tế xã hội hiện nay, Thủ tướng tán thành với quan điểm cần chú ý đến các tác động từ bên ngoài đối với nền kinh tế, trong đó có nguy cơ chiến tranh thương mại. Nói cách khác là cần nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế từ các tác động bên ngoài.
Về định hướng phát triển nền kinh tế thời gian tới, Thủ tướng bày tỏ đồng tình với quan điểm mà nhiều thành viên của Tổ tư vấn nêu ra, đó là phát triển cao hơn nhưng phải bền vững, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó là tiếp tục giải phóng sức sản xuất thông qua thể chế chính sách và đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Thủ tướng nhấn mạnh, một nền kinh tế tự cường thì phải tạo mọi điều kiện để giải phóng sức sản xuất trong nước.
Thủ tướng cũng đồng ý với quan điểm phải chuyển hướng sự phát triển của nền kinh tế mà trước hết là tìm dư địa tăng trưởng, chuyển sang hướng xanh, chất lượng; gắn FDI với kinh tế Việt Nam; đặc biệt là tránh tình trạng chưa giàu đã già.
Nêu lên yêu cầu “phải tìm một động lực tăng trưởng mới ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay và đặc biệt là kế hoạch giai đoạn 2018 - 2021, Thủ tướng cho rằng, động lực đó là tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua giảm chi phí và thủ tục.
Động lực này còn đến từ sự phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu nền kinh tế trong tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng cũng nêu vấn đề cần cố gắng tìm một số động lực cụ thể trong tiềm năng phát triển như du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, nhất là công nghiệp xuất khẩu là những thế mạnh của Việt Nam.
Đánh giá cao các thành viên Tổ tư vấn nêu lên vấn đề đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, Thủ tướng cho biết, sắp tới sẽ họp Hội đồng quốc gia về năng suất lao động và xây dựng chiến lược năng suất lao động quốc gia.
Thông tin về vấn đề dư luận xã hội quan tâm gần đây, trong đó có Dự án Luật thuế tài sản và Dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, Thủ tướng cho biết, thế giới có 170/196 quốc gia có Luật thuế tài sản.
Cho rằng Việt Nam cũng phải tuân theo thông lệ quốc tế và cần ban hành Luật, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh đến quan điểm làm sao để Luật góp phần giúp việc sử dụng nhà đất tốt hơn.
Dự thảo Luật cũng cần tính toán để điều chỉnh đúng đối tượng hơn; mức thuế khởi điểm sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam như đối với người giàu, người có 2 nhà trở lên… và mức khởi điểm nào phù hợp với tình hình Việt Nam, thời điểm thực hiện Luật như thế nào cho phù hợp…
Điều quan trọng, theo Thủ tướng là phải giải thích rõ ràng để tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, kể cả về thời điểm ban hành luật./.
Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng. Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ sẽ thường xuyên gặp gỡ các nhà trí thức, nhà khoa học, đặc biệt là gặp Tổ tư vấn của Thủ tướng để lắng nghe góp ý, góp phần hoạch định chính sách để thúc đẩy đất nước phát triển.
Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ tiếp tục thực hiện đó là lắng nghe doanh nghiệp và người dân, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khơi thông nguồn lực phát triển.
Tổ tư vấn dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 trên 3 kịch bản chính. Kịch bản 1, tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,71%/năm, kịch bản 2 là 6,83%/năm và kịch bản 3 là 7,47%/năm.
Với 3 kịch bản được tính toán dựa trên mô hình kinh tế lượng dạng cấu trúc, Tổ tư vấn đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm tới, từ 2018 - 2020, ở mức 6,85%.
Tổ tư vấn đề xuất giải pháp về nâng cao năng suất lao động, trong đó có việc xây dựng một chiến lược tăng năng suất lao động quốc gia, phát động phong trào quốc gia về tăng năng suất để nâng cao nhận thức và hành động của doanh nghiệp và người lao động.
Tổ tư vấn cũng đề xuất giải pháp về phát triển kinh tế số, trong đó thiết lập một cơ chế phối hợp ba nhà, gồm doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách để thường xuyên trao đổi, nghiên cứu, tìm lời giải bài toán thúc đẩy sáng tạo và khởi nghiệp.
Để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, Tổ tư vấn đề xuất đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên nền tảng sản xuất quy mô lớn.
Theo đó, cần thành lập tổ công tác liên ngành để nghiên cứu, đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp về tích tụ, tập trung ruộng đất, mô hình tổ chức sản xuất. Đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm thì có thể thực hiện mô hình thí điểm.
Tổ tư vấn cũng đề nghị cần chủ động tận dụng hiệu quả cơ hội và ứng phó các thách thức hội nhập, trong đó cần chú ý đến căng thẳng thương mại đang có dấu hiệu gia tăng gần đây, thậm chí có thể lan sang chiến tranh tiền tệ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các thành viên của Tổ tư vấn đưa ra nhiều ý kiến sát diễn biến thực tế kinh tế xã hội, trong đó có cả báo động cho Thủ tướng biết về những nguy cơ của nền kinh tế đất nước.
Ghi nhận tất cả ý kiến và tiếp thu các vấn đề tại buổi làm việc, Thủ tướng giao Tổ tư vấn phối hợp với Văn phòng Chính phủ đề xuất các đầu mục và nội hàm của chính sách để Thủ tướng giao một số cơ quan chức năng nghiên cứu cụ thể hơn.
Nhìn nhận những thách thức kinh tế xã hội hiện nay, Thủ tướng tán thành với quan điểm cần chú ý đến các tác động từ bên ngoài đối với nền kinh tế, trong đó có nguy cơ chiến tranh thương mại. Nói cách khác là cần nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế từ các tác động bên ngoài.
Về định hướng phát triển nền kinh tế thời gian tới, Thủ tướng bày tỏ đồng tình với quan điểm mà nhiều thành viên của Tổ tư vấn nêu ra, đó là phát triển cao hơn nhưng phải bền vững, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó là tiếp tục giải phóng sức sản xuất thông qua thể chế chính sách và đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Thủ tướng nhấn mạnh, một nền kinh tế tự cường thì phải tạo mọi điều kiện để giải phóng sức sản xuất trong nước.
Thủ tướng cũng đồng ý với quan điểm phải chuyển hướng sự phát triển của nền kinh tế mà trước hết là tìm dư địa tăng trưởng, chuyển sang hướng xanh, chất lượng; gắn FDI với kinh tế Việt Nam; đặc biệt là tránh tình trạng chưa giàu đã già.
Nêu lên yêu cầu “phải tìm một động lực tăng trưởng mới ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay và đặc biệt là kế hoạch giai đoạn 2018 - 2021, Thủ tướng cho rằng, động lực đó là tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua giảm chi phí và thủ tục.
Động lực này còn đến từ sự phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu nền kinh tế trong tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng cũng nêu vấn đề cần cố gắng tìm một số động lực cụ thể trong tiềm năng phát triển như du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, nhất là công nghiệp xuất khẩu là những thế mạnh của Việt Nam.
Đánh giá cao các thành viên Tổ tư vấn nêu lên vấn đề đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, Thủ tướng cho biết, sắp tới sẽ họp Hội đồng quốc gia về năng suất lao động và xây dựng chiến lược năng suất lao động quốc gia.
Thông tin về vấn đề dư luận xã hội quan tâm gần đây, trong đó có Dự án Luật thuế tài sản và Dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, Thủ tướng cho biết, thế giới có 170/196 quốc gia có Luật thuế tài sản.
Cho rằng Việt Nam cũng phải tuân theo thông lệ quốc tế và cần ban hành Luật, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh đến quan điểm làm sao để Luật góp phần giúp việc sử dụng nhà đất tốt hơn.
Dự thảo Luật cũng cần tính toán để điều chỉnh đúng đối tượng hơn; mức thuế khởi điểm sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam như đối với người giàu, người có 2 nhà trở lên… và mức khởi điểm nào phù hợp với tình hình Việt Nam, thời điểm thực hiện Luật như thế nào cho phù hợp…
Điều quan trọng, theo Thủ tướng là phải giải thích rõ ràng để tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, kể cả về thời điểm ban hành luật./.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan  (20/04/2018)
Cố vấn Nhà nước Myanmar kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (20/04/2018)
Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka sẽ thăm chính thức Việt Nam  (20/04/2018)
Giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Myanmar  (20/04/2018)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Cố vấn Nhà nước Myanmar  (20/04/2018)
Đảng và Nhà nước mãi mãi ghi ơn sâu sắc những hy sinh to lớn của các Mẹ  (20/04/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên