Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008
Ngày 25-2 vừa qua, Văn phòng báo chí Quốc Vụ viện Trung Quốc công bố bản báo cáo dài 9.000 từ mang tên: "Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008". Ðây là năm thứ mười liên tiếp, Trung Quốc công bố Hồ sơ nhân quyền Mỹ. Dưới đây chúng tôi trích giới thiệu nội dung "Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008" để bạn đọc tham khảo.
Về cuộc sống và an ninh cá nhân
Tội phạm bạo lực ngày càng gia tăng ở Mỹ tạo ra nhiều mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống, tài sản và an ninh cá nhân của người dân nước này.
Theo một báo cáo về tội phạm của Cục Ðiều tra liên bang Mỹ (FBI) công bố tháng 9-2008, năm 2007 ở Mỹ có 1,4 triệu vụ tội phạm bạo lực, trong đó có 17 nghìn vụ phạm tội giết người (Bưu điện Washington, ngày 10-6-2008), và 9,8 triệu vụ tội phạm tài sản (Thế giới hằng ngày, 16-9-2008). Năm 2007, ước tính số vụ trộm cướp là 445.125 vụ, tăng 7,5% trong hơn 5 năm qua (Bưu điện Oa-sinh-tơn, 16-9-2008). Ở các thành phố có từ 50 nghìn đến 100 nghìn dân, số vụ giết người tăng 3,7% so với năm 2006 (Bưu điện Oa-sinh-tơn, 10-6-2008).
Ở những thành phố với số dân từ 10 nghìn đến 30 nghìn người, số vụ tội phạm bạo lực tăng 2,4% so với năm 2006 (Bưu điện Oa-sinh-tơn, 16-9-2008). Những công dân từ 12 tuổi trở lên đã phải chịu đựng khoảng 23 triệu tội phạm bạo lực hoặc trộm cắp. Năm 2007, cứ một nghìn người từ 12 tuổi trở lên thì có 20,7 người là nạn nhân của tội phạm bạo lực; tỷ lệ tội phạm tài sản là 146,5/1.000 hộ (Nạn nhân của tội phạm, Bộ Tư pháp Mỹ, năm 2007).
Những thành phố có tỷ lệ tội phạm bạo lực và giết người tương đối cao là: Niu Óoc-len (New Orlean) (cứ 100 nghìn người thì có 95 người là nạn nhân của tội phạm giết người), Ban-ti-mo (45/100 nghìn người), Di-troi (44), Xên Lu-it (Saint Luis) (40), Phi-la-đen-phi-a (27,8), Hau-xtơn (16,2) và Da-lat (16,1) (Người điều tra Phi-la-đen-phi-a, 10-6-2008). Tại Mỹ, cứ 31 phút xảy ra một vụ giết người; 5,8 phút, một vụ hiếp dâm; 14,5 giây, một vụ ăn trộm (Bưu điện Oa-sinh-tơn, 16-9-2008).
Tòa án Tối cao Mỹ xác nhận rằng, người Mỹ có quyền sở hữu và sử dụng súng (Người hướng dẫn khoa học Cơ đốc giáo, 27-6-2008). Các con số thống kê cho biết, có khoảng 200 triệu khẩu súng thuộc sở hữu cá nhân ở Mỹ, trong đó có từ 60 đến 80 triệu khẩu súng ngắn. Cư dân Mỹ ở 48 bang được phép mang súng trong người (Minh Báo, 16-10-2008), trong khi bất cứ ai cũng có thể mua được một khẩu súng tại các cửa hàng bán súng tại 35 bang mà không cần trình bày lý do (UPI, 3-10-2008).
Tại một cửa hàng bán súng ở ngoại ôthành phố Na-svin(Nashville), bang Te-ni-di (Tennessee), riêng ngày 5-11-2008 đã bán được 70 khẩu súng. Hơn 20 sân bay ở Phi-la-đen-phi-a, Lôt An-giơ-lét (Los Angeles), Xan Phơ-ran-xit-xcô (San Fransisco) và nhiều thành phố khác cho những người sở hữu súng được phép mang súng ở những khu vực công cộng của ga sân bay (Minh Báo, 15-10-2008).
Một trường cao trung ở phía bắc bang Tếch-dát thậm chí còn cho một số giáo viên giấu giếm mang vũ khí (Thời báo New York, 29-8-2008). Tờ Bưu điện Oa-sinh-tơn số ra ngày 5-12-2007 cho biết, mười bang trong đó có các bang Vi-gi-na (Virginia), Nam Ca-rô-li-na (Carolina), Tây Vi-gi-na và Mi-xi-xi-pi, đã cung cấp 57% số súng được khám phá trong các vụ tội phạm tại các bang khác trong năm 2007.
Những vụ giết người bằng súng thường xuyên xảy ra là một mối đe dọa đối với cuộc sống của công dân Mỹ. Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ, năm 2007 tại nước này có 1,35 triệu học sinh trung học bị đe dọa hoặc bị thương do súng ít nhất một lần tại trường học (UPI, 3-10-2008). Trong số nạn nhân các vụ bắn súng trong trường học, học sinh nhỏ tuổi chiếm tỷ lệ ngày càng tăng từ 13% năm 2002 lên hơn 21% năm 2007.
Kết quả một cuộc điều tra về sinh viên tại Trường đại họcHa-vớt năm 2006 cho thấy, 1/5 trong số 1.200 sinh viên được hỏi tại các trường học ở Bôt-xtơn (Boston) đã chứng kiến ít nhất một vụ bắn nhau trong trường học. Hơn 40% cho rằng, dễ dàng kiếm được một khẩu súng, và 28% nói rằng, họ cảm thấy không an toàn trên xe buýt và tàu hỏa (Ðịa cầu Bôt-xtơn, 18-9-2008).
Trong năm học 2007-2008, một con số kỷ lục: 34 học sinh của Trường công cộng Chi-ca-go bị giết chết (Diễn đàn Chi-ca-go, 2-4-2008). Trong vòng một tuần từ 7-2-2008, ở Mỹ có bảy vụ bắn nhau trong trường học làm 23 học sinh chết và hàng chục học sinh khác bị thương.
Ngày 27-3-2008, năm người ở bang Giê-óc-gi (Georgia) và bang Ken-tắc-ki (Kentucky) bị bắn chết (AP, 27-3-2008; 28-3-2008). Vào đêm 18-4, tại Chi-ca-go xảy ra9 vụ nổ súng trong vòng hơn2 giờ được thông báo (Diễn đàn Chi-ca-go, 21-4-2008).
Ngày 24-12-2008, một người đàn ông mặc trang phục của ông già Noel đã nổ súng tại đêm Noel ở nhà bố mẹ vợ của anh ta, làm8 người chết,3 người bị thương và ba người mất tích (Minh Báo, 26-12-2008).
Về các quyền dân sự và chính trị
Ở Mỹ, số vụ hạn chế quyền dân sự đang ngày càng tăng. Theo tin đăng trên mạng báo Bưu điệnOa-sinh-tơn ngày 4-4-2008, Mỹ đã áp dụng việc kiểm tra sâu, một công nghệ theo dõi hoàn toàn mới, có thể ghi lại mọi trang web đã truy cập, mọi thư điện tử đã gửi và mọi thông tin tìm kiếm trực tuyến.
Số liệu thống kê cho thấy, ít nhất 100 nghìn người sử dụng Internet ở Mỹ đã bị theo dõi và các nhà cung cấp dịch vụ Internet đã tiến hành thử nghiệm trên khoảng 10% cư dân mạng (Bưu điện Oa-sinh-tơn, 4-4-2008). FBI đã tham gia chiến dịch theo dõi bất hợp pháp do chính quyền Mỹ tiến hành trên phạm vi cả nước, lưu giữ nội dung các cuộc điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng và các thông tin cá nhân của hàng nghìn người, theo cách thức không được phép.
Tờ Thời báo Seattle ngày 15-7-2008 đưa tin, Tổng thống G.Bu-sơ ngày 10-7 đã ký một dự luật cho phép chính phủ nghe lén và gọi đó là "dự luật đáng ghi nhớ, có ý nghĩa sống còn đối với an ninh của nhân dân". Luật mới miễn trừ về mặt pháp lý cho các công ty viễn thông tham gia các chương trình nghe lén và cho phép chính phủ nghe lén các cuộc liên lạc quốc tế giữa các bên ở ngoài nước Mỹ, nhằm mục đích chống khủng bố, mà không cần tòa cho phép.
Tháng 7-2008, Bộ An ninh nội địa Mỹ tiết lộ, theo các quy định về kiểm tra biên giới, các nhân viên mật vụ liên bang có thể mang máy tính xách tay hoặc thiết bị điện tử của hành khách đi địa điểm khác trong khoảng thời gian không xác định, mà không cần có nghi vấn về hành động sai trái nào (Bưu điện Oa-sinh-tơn, 1-8-2008).
Tờ Thời báo New York ngày 8-12-2008 đưa tin, Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã nghe lén trái phép đối với một học giả người Hồi giáo tên là A-li al Ti-mi-mi, ở Bắc Vi-gi-ni-a và cố tình giữ các tài liệu nghe lén trong phiên tòa xét xử năm 2005 mà học giả kể trên bị kết tội khủng bố. Các tài liệu trên có thể cung cấp chứng cứ cho thấy chương trình nghe lén của chính quyền Mỹ đã vi phạm các quyền dân sự của công dân Mỹ.
Việc lạm dụng quyền lực của cảnh sát đã xâm phạm các quyền dân sự của người Mỹ. Theo một bài báo đăng trên tờ Diễn đàn Chicago ngày 25-6-2008, chỉ trong hai tuần hồi tháng 6-2008, tại Chicago đã xảy ra tám vụ cảnh sát bắn súng vào dân thường, làm5 người chết.
Sa-pen Te-ren (Sapel Terrell), nhân viên vệ sinh, 39 tuổi, ngày 22-6 bị cảnh sát bắn chết ngay tại cửa vào một tòa nhà hai tầng, có bốn phòng là nơi ở của các thành viên gia đình (Diễn đàn Chicago, 23-6-2008). Lu-i Co-lơn (Luis Colon), một thanh niên 18 tuổi ở Chi-ca-go, ngày 24-6 bị một cảnh sát mặc thường phục bắn chết, khi anh đang cùng bạn gái đi gặp gỡ và ăn uống với bạn bè tại nhà hàng (Diễn đàn Chicago, 25-6-2008).
Daril Battlle, 20 tuổi, bị bắn chết tại căn hộ của mình ở Bruc-klin, thành phố New York, sáng 2-8-2008. Mai-cơn Mi-ne-ô (Michel Mineo), ngày 22-6, bị một cảnh sát gạ gẫm ngay tại sân ga tàu điện ngầm đông đúc ở Bruc-klin (Thời báo New York, 10-12-2008). Gin-béc-tô Blan-cô (Ginberto Blanco) bị bắn chết, khi anh này đu đưa trên ghế xếp trước mặt một nữ cảnh sát tên là Đôn Ô-tix (Doll Otis), tại bãi đỗ xe gần nhà thờ Ðảo Connie (Thời báo New York, 1-12-2008).
Tỷ lệ tù nhân trên số dân ở Mỹ lên mức cao mới. Báo Bưu điệnOa-sinh-tơn ngày 11-7-2008 cho biết, Mỹ có 2,3 triệu tội phạm hình sự đang bị giam giữ, nhiều hơn tất cả các nước trên thế giới. Báo cáo do Bộ Tư pháp Mỹ công bố ngày 11-12-2008 cho biết, hơn 7,3 triệu người Mỹ đang bị điều tra, bị giam giữ hoặc được tha bổng vào cuối năm 2007, tương đương 3,2% số công dân thành niên, hay cứ 31 người thành niên Mỹ có một người phạm tội (UPI, 11-12-2008).
Trong nhóm người Mỹ da đen ở độ tuổi từ 20 đến 34, cứ9 người có 1 người bị bỏ tù (Người bảo vệ, 1-3-2008). Tỷ lệ tù nhân, hiện cao nhất trong lịch sử Mỹ, cao gấp sáu lần mức trung bình của thế giới (125 người trong 100 nghìn người). Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tái phạm tội ở Mỹ vẫn cao. Khoảng một nửa số người từng bị kết tội bị bỏ tù trở lại trong vòng ba năm.
Các quyền cơ bản của tù nhân không được bảo vệ. Thông tin do Bộ Tư pháp Mỹ công bố tháng 8-2008 cho biết, tỷ lệ tội phạm do các tòa án của Mỹ kết án đã tăng nhanh từ năm 1993. Bị cáo bị tuyên phạm các tội bạo lực chiếm hơn 50%. BangCa-li-phóoc-ni-a có 172 nghìn tù nhân bị giam giữ tại 33 nhà tù, vốn được xây dựng chỉ đủ cho một nửa số lượng tù nhân nói trên (Tù nhân quá đông gây các vấn đề về sức khỏe, 19-11-2008).
Tạithành phố Prin-xơ Giê-ooc-giơ (Prince Georger), thuộc bang Ma-ri-len (Mariland), nhà tù Marlboro hiện giam giữ khoảng 1.500 tù nhân, trong khi nhà tù này chỉ được thiết kế chứa khoảng 1.330 người (Bưu điện Oa-sinh-tơn, 25-7-2008). Các báo cáo về việc tù nhân chết do quản giáo gây bạo lực xuất hiện thường xuyên.
Taser, loại súng bắn bằng điện, được sử dụng rộng rãi để kiểm soát tù nhân trong các nhà tù và trung tâm giam giữ ở Mỹ. Ðã có hơn 300 vụ được phát hiện từ năm 2001, trong đó tù nhân chết do điện của loại súng Taser. Trong số đó, năm 2008 có 69 người chết.
Theo thông tin của báo Bưu điện Oa-sinh-tơn ngày 25-7, hơn10 quản giáo tại Prin-xơ Giê-ooc-giơ, thuộc bang Ma-ri-len, đã bị bắt. Ít nhất6 quan chức nhà tù này bị đình chỉ công việc trong7 tháng qua,9 người khác vẫn tiếp tục làm việc mặc dù đã bị cáo buộc phạm tội bạo lực.
Ba-rôn Pic-cơ (Barol Piker), bị bắt vì tội buôn bán Cocain, đã chết hồi tháng 1-2008 sau khi bị nhân viên cảnh sát bắn súng điện Taser9 lần (Mạng CNN, 22-7-2008). Ronnie L.Waiter, 19 tuổi, chết vì nghẹt thở ngày 29-6-2008, trong khi bị giam giữ biệt lập ở một trung tâm cải tạo ở Prin-xơ Giê-ooc-giơ, Ma-ri-len (Bưu điện Oa-sinh-tơn, 23-9-2008).
Theo số liệu Bộ Tư pháp Mỹ công bố tháng 8-2008, từ năm 2001 đến 2006 có 1.154 tù nhân ở các nhà tù bang và liên bang đã chết vì AIDS (Minh Báo, 3-7-2008). Một số nhà tù Mỹ trở thành "nơi trú ẩn mới" của những người nghiện ma túy và các bệnh nhân tâm thần, với tỷ lệ 6/10 người bị giam giữ mắc các bệnh tâm thần (Nhà tù phình ra với người mắc bệnh tâm thần, người vô gia cư và người bị giam giữ vì tội nhập cư; gây chi phí hàng tỉ USD.
Tạp chí Nhà kinh tế ngày 10-5-2008 cho biết, Mỹ là một trong số ít quốc gia trên thế giới có người phạm tội nghiêm trọng bị tước hết quyền. Một số bang ở Mỹ thậm chí cấm người phạm tội nghiêm trọng đi bỏ phiếu.
Về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
Xã hội Mỹ tồn tại khoảng cách lớn về giàu nghèo. Theo một bài báo của tờ Thời báo New York ngày 5-10-2008, ở Mỹ việc phân chia tiền lương và thu nhập một cách thiếu công bằng nhất diễn ra nhiều nhất so với bất cứ quốc gia có thu nhập cao nào, trong vòng 30 năm qua.
1/5 số người giàu nhất nước Mỹ thu nhập trung bình 168.170 USD/năm, cao gấp 15 lần so với mức trung bình của nhóm1/5 người thu nhập thấp nhất - khoảng 11.352 USD/năm. Nhóm 1% những người nộp thuế đứng đầu ởNew York hưởng 37% tổng thu nhập của thành phố, gồm tiền công, thu nhập doanh nghiệp, lợi tức vốn (Thời báo New York, 9-4-2008).
New York có 64 tỉ phú, với vốn ròng trị giá tới 344 tỉ USD, cao gấp 469 lần tổng vốn ròng của các tỷ phú ở thành phố này trong2 năm qua (Bưu điện Oa-sinh-tơn, 29-9-2008). Báo cáo của Liên hợp quốccông bố ngày 22-10-2008 chỉ rõ, khoảng cách giàu nghèo rất lớn ở các thành phố của Mỹ, gồm cả New York, Oa-sinh-tơn, At-lan-ta và Niu Óoc-len; tương đương khoảng cách giàu nghèo tại các thành phố ở châu Phi; và tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập ở các thành phố của Mỹ cũng rất cao.
Năm 2007, số người vô gia cư, bị đói nghèo tăng ở Mỹ. Số liệu do Cục Ðiều tra dân số Mỹ công bố tháng 8-2008 cho thấy, năm 2007, 12,5% dân số Mỹ, tương đương 37,3 triệu người, đang sống nghèo đói, (con số này năm 2006 là 36,5 triệu người). Năm 2007, khoảng 18% trẻ em (13,3 triệu người) bị bần cùng hóa, tăng so với mức 17,4% (12,8 triệu trẻ) năm 2006 (Reuters, 27-8-2008). Khoảng 7,6 triệu gia đình (9,8%) sống trong đói nghèo. Năm 2007, thu nhập hằng năm của 1,56 triệu người Mỹ, tương đương 41,8% số dân nghèo đói của cả nước, chỉ đạt một nửa chuẩn thoát nghèo. Tại New York, các nghiên cứu mới nhất cho thấy 23% dân số Mỹ sống đói nghèo (Bưu điện Washington, 14-7-2008).
Theo kết quả khảo sát trên phạm vi cả nước do báo Bưu điện Oa-sinh-tơn,Đại họcHa-vớt và một số tổ chức khác tiến hành năm 2008, do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính, khoảng 80% công nhân có thu nhập thấp không đủ tài chính để mua nhiên liệu hoặc bảo hiểm hưu trí. Hơn 60% trong số đó không thể mua bảo hiểm y tế và 50% không đủ chi cho lương thực, thực phẩm và nhà ở.
Reuters cho biết, tem lương thực - một chương trình chống nghèo đói của Mỹ nhằm giúp những người cần thiết mua lương thực, thực phẩm - đã ghi kỷ lục trong tháng 9-2008, với hơn 31,5 triệu người Mỹ sử dụng chương trình này, đạt mức tăng hằng năm 17% (Reuters, 3-12-2008). Khoảng 48% số cư dânNew York gặp khó khăn trong việc chi trả lương thực, thực phẩm cho bản thân và gia đình trong năm 2008, tăng gấp đôi so với năm 2003. Khoảng 1,3 triệu người New York phụ thuộc vào các chương trình lương thực khẩn cấp, tăng 24% so với con số một triệu người năm 2004 (Báo cáo cập nhật tình hình đói nghèo ởNew York năm 2008: Ðói nghèo tăng nhanh do suy thoái kinh tế gõ cửa từng gia đình).
Khoảng 68,8% các cơ quan, tổ chức cứu trợ lương thực khẩn cấp thông báo rằng, họ không đủ lương thực để đáp ứng nhu cầu (Khảo sát cho thấy tác động của khủng hoảng đói nghèo). Hơn 2 triệu gia đình Mỹ không thể thanh toán các khoản vay mua nhà. Số liệu thống kê công bố ngày 13-11-2008 cho thấy, trong tháng 10-2008 các vụ tịch biên tài sản thế chấp nợ trên cả nước tăng 25% so với cùng kỳ năm 2007. Cũng trong tháng 10, hơn 84 nghìn tài sản bị ngân hàng phát mãi (Minh Báo, 14-11-2008).
Các số liệu do Bộ Nhà đất và phát triển đô thị Mỹ thu thập cho thấy, số người thường xuyên không có nhà ở, sống trên đường phố và tìm nơi ở tạm trên cả nước năm 2007 là 123.833 người. Trong giai đoạn từ ngày 1-10-2006 đến 30-9-2007, khoảng 1,6 triệu người không nhà ở và phải tìm nơi sống tạm (Thời báo New York, 30-7-2008). Số người cần nơi ở khẩn cấp tăng gấp đôi từ năm tài chính 2007 đến năm tài chính 2008 (Thế giới hằng ngày, 22-10-2008).
Ở Lu-xi-a-na và Ken-tắc-ky, số gia đình vô gia cư tăng lên 931 hộ. Tháng 12-2008, trong 25 thành phố Mỹ được khảo sát, 19 thành phố phát hiện số người vô gia cư tăng trong giai đoạn từ 1-10-2007 đến 30-10-2008. Và 16 thành phố có số gia đình vô gia cư tăng (Các nhóm hoạt động xã hội lo ngại làn sóng vô gia cư mới). Bệnh viện cho người vô gia cư ở Oa-sinh-tơn ước tính ở đây trung bình mỗi ngày có thêm hơn sáu nghìn người vô gia cư. Trong đó, 47% là "vô gia cư thường xuyên" (Nhất trí tạo nơi ở tạm cho người vô gia cư; Chi phí khoảng năm triệu USD, Thời báo Oa-sinh-tơn, 13-12-2008).
Các quyền của người lao động không được bảo vệ đúng đắn. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tiếp tục ở mức cao. Số liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 9-1-2009 cho biết, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4,6% năm 2007 lên 5,8% năm 2008, mức cao nhất từ năm 2003. Năm 2008, tổng số việc làm bị mất là 2,6 triệu, mức lớn nhất từ năm 1945. Riêng tháng 12-2008 đã có khoảng 524 nghìn việc làm bị mất, đưa tỷ lệ thất nghiệp lên 7,2%, mức cao nhất trong 16 năm qua (Thời báo New York, 10-1-2009).
Số người thất nghiệp dài hạn (là những người không có việc trong vòng 27 tuần trở lên) đạt mức 2,2 triệu người trong tháng 11-2008, tăng thêm 822 nghìn người so với 12 tháng trước đó (Tổng kết tình trạng việc làm). Theo kết quả khảo sát do Ha-rít In-tơ-rach-típ (Harris Interactive) tiến hành, thời gian trung bình người Mỹ làm việc trong năm 2008, gồm cả công việc nhà và học tập, là 46 giờ/tuần, nhiều hơn một giờ so với năm 2007. Cứ4 người Mỹ thì1 người cho rằng số giờ làm việc trong năm 2008 tăng.
Thời gian trung bình người Mỹ dành để giải trí trong năm 2008 là 16 giờ/tuần, giảm bốn giờ so năm 2007 và là mức thấp nhất từ năm 1973 (AFP, 10-12-2008). Kết quả khảo sát tại 25 bang của Mỹ cho biết, một nửa số công nhân từng ít nhất một lần bị trả lương thấp hoặc không được trả lương (Bưu điện Oa-sinh-tơn, 8-7-2008). Tháng 7-2008, một tòa án ở Mi-ne-xốt-ta (Minesota) buộc tội hãng bán lẻ Wal-Mart vi phạm các luật của bang về giờ làm việc và lương lao động, không cho công nhân nghỉ ngơi đầy đủ và yêu cầu người lao động theo giờ làm việc ngoài giờ trong thời gian đào tạo (Minh Báo, 10-12-2008).
Ngày 23-7-2008, Cục Lao độngthành phố New York cho biết một nhà máy sản xuất quần áo tên là "Jin Shun" ở Quyn bị phát hiện đã lừa của công nhân 5,3 triệu USD trong6 năm, thông qua việc trả lương thấp hơn nhiều mức lương tối thiểu và không thanh toán công làm thêm giờ (Thế giới hằng ngày, 24-7-2008).
Ngày 6-9, khoảng 27 nghìn công nhân cơ khí ở hãng Boeing đình công, yêu cầu công ty tăng lương và phúc lợi. Ngày 20-10, Tòa án quận Man-hat-tan, New York, phán quyết Nhà hàng Saigon Grill bồi thường 4,6 triệu USD cho 36 nhân viên phân phát hàng, vì vi phạm luật về lương tối thiểu và làm thêm giờ (Minh Báo, 23-12-2008).
Các kế hoạch lương hưu cho người lao động bị rút ngắn đáng kể. Một nhà phân tích về ngân sách củaQuốc hộiMỹ, tháng 10-2008, ước tính tài khoản lương hưu của người Mỹ đã mất khoảng hai nghìn tỉ USD trong 12 tháng. Hơn một nửa số người tham gia cuộc điều tra của AP-GfK cho rằng, họ buộc phải trì hoãn việc nghỉ hưu. Kết quả khảo sát do Hiệp hội những người nghỉ hưu Mỹ (AARP) công bố tháng 10-2008 cho thấy, cứ5 người Mỹ ở độ trên 45 thì có1 người ngừng chi tiền vào chương trình đầu tư tiết kiệm lương hưu - 401(k), IRA (tài khoản lương hưu cá nhân) hoặc các tài khoản lương hưu khác (Minh Báo, 8-10-2008).
Nghiên cứu do Hiệp hội Hewitt Associates tiến hành chỉ rõ, giá trị chương trình 401(k) trung bình giảm 14%, từ 79 nghìn USD năm 2007 còn 68 nghìn USD năm 2008. Chương trình 401(k) dựa vào điều khoản trong Bộ luật thuế của Mỹ cho phép những người đầu tư lương hưu được hoãn đóng thuế (Minh Báo, 25-11-2008).
Việc thực hiện quyền giáo dục của người Mỹ không được bảo đảm. Báo cáo phát triển con người của Mỹ 2008-2009 chỉ rõ, 14% dân số Mỹ (khoảng 40 triệu người), với khả năng đọc, viết kém, không thể hiểu các bài báo hoặc sách hướng dẫn sử dụng (Minh Báo, 17-7-2008). Báo cáo do Trung tâm chính sách công cộng và giáo dục đại học quốc gia xuất bản ngày 3-12-2008 cho biết, từ năm 1982 đến 2007 học phí đại học tăng 439%, trong khi thu nhập gia đình bình quân giảm 147%. Học phí các trường đại học bang học kỳ mùa thu năm 2008 tăng trung bình 6,4%. Nhiều bang có kế hoạch tăng mạnh học phí các trường đại học công trong năm 2009.
Hai bangOa-sinh-tơn và Phơ-lo-ri-đa (Florida) đang xem xét tăng học phí thêm 20% và 15% tương ứng. Ðối với nhóm 20% các gia đình nghèo nhất - những hộ có thu nhập thấp nhất - chi phí cho một năm học đại học công chiếm 55% thu nhập trung bình, tăng 39% so với giai đoạn 1999-2000 (Thời báo New York, 3-12-2008). Chỉ 11% trẻ xuất thân từ các gia đình nghèo nhất tốt nghiệp đại học. Chi phí đại học cho con cái thuộc nhóm 20% các gia đình giàu nhất là 53% (Thời báo New York, 22-2-2008).
Số người Mỹ không có bảo hiểm y tế tăng nhanh. Theo Báo cáo phát triển con người của Mỹ đưa ra tháng 7-2008, mặc dù phải chi phí khoảng 230 triệu USD một giờ cho chăm sóc y tế, người Mỹ vẫn sống ngắn hơn công dân các nước phát triển khác, với tuổi thọ trung bình xếp thứ 42 trên thế giới. Cứ6 người Mỹ, thì1 người không có bảo hiểm y tế.
Cục điều tra dân số Mỹ trong một báo cáo đưa ra ngày 26-8-2008 cho biết, hiện có 45,7 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế. 19 bang trên cả nước đã cắt giảm hoặc lên kế hoạch cắt giảm Chương trình bảo hiểm y tế trẻ em cấp bang (SCHIP) (Minh Báo, 12-12-2008). Do chi phí chữa bệnh tăng, nhiều công ty đã trốn mua bảo hiểm y tế cho nhân viên. Một nghiên cứu do Liên đoàn các doanh nghiệp độc lập quốc gia tiến hành hồi tháng 3-2008 cho thấy, chỉ 47% số công ty quy mô nhỏ cấp viện trợ y tế cho nhân viên. Trong nhóm các công ty có từ 50 công nhân trở xuống, chỉ 24% cấp trợ giúp y tế. Nhiều người đã từ bỏ việc khám và chữa bệnh vì họ không đủ tiền chi trả.
Ma túy, tự sát và các vấn đề xã hội khác nổi lên ở Mỹ. Nước Mỹ có số người sử dụng Cocain và cần sa lớn nhất thế giới. Kết quả khảo sát 54 nghìn người ở 17 quốc gia cho thấy, 16% số người Mỹ được hỏi nói từng thử Cocain ít nhất một lần trong đời; 42% đã thử cần sa (Khảo sát toàn cầu của WHO cho thấy tỷ lệ người sử dụng Cocain và cần sa ở Mỹ cao).
Tỷ lệ tự sát ở nhóm người Mỹ trung niên tăng. Một báo cáo nghiên cứu do Trường Y tế Johns Hopkins Bloomberg công bố ngày 21-10-2008 cho biết, trong giai đoạn 1999-2005 tỷ lệ tự sát nói chung ở Mỹ tăng 0,7% mỗi năm. Con số này đối với nam giới Mỹ da trắng, tuổi từ 40 đến 64, tăng 2,7%; với phụ nữ da trắng trung niên là 3,9%. Năm 2007, ởthành phố Saint Luis có 138 người tự sát. Tỷ lệ tự sát tại Baltimore, Ditroi và New Orlean đều tăng (Người hướng dẫn khoa học Cơ đốc giáo, 4-1-2008).
Nhiều thanh niên Mỹ mắc các chứng bệnh rối loạn nhân cách. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, hầu như cứ năm thanh niên Mỹ trưởng thành có một người mắc rối loạn nhân cách ảnh hưởng cuộc sống thường ngày; và gần một nửa số thanh niên tham gia khảo sát mắc một loại bệnh tâm thần. Chưa đầy 25% số người Mỹ ở độ tuổi học đại học được chữa trị các bệnh về tâm thần (Một trong năm thanh niên trưởng thành mắc chứng rối loạn nhân cách).
Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực công  (06/03/2009)
Tỷ lệ phụ nữ Việt Nam trong bộ máy quản lý doanh nghiệp chiếm khoảng 28%  (06/03/2009)
Việt Nam kêu gọi đảm bảo các quyền con người  (05/03/2009)
Cam kết hợp tác thúc đẩy bình đẳng giới  (05/03/2009)
Trung Quốc: khai mạc kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa 11  (05/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên