Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thiếu khách quan về Việt Nam
TCCSĐT - Ngày 4-7, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi báo chí quan tâm.
Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết đánh giá của Việt Nam về Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, không ngừng hoàn thiện trong hệ thống pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế.
Đó là: 95% số dân Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24,3 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% số dân; gần 53 ngàn chức sắc, 134 ngàn chức việc, 28 ngàn cơ sở thờ tự. Việt Nam có đời sống sinh hoạt tôn giáo phong phú với hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hằng năm, đồng thời đăng cai tổ chức nhiều sự kiện tôn giáo quốc tế lớn như Kỷ niệm 500 năm Cải chánh Tin lành (2017) và lần thứ 3 tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak (2019).
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ghi nhận những thành tựu và tiến triển của Việt Nam trong công tác bảo đảm và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Trong thời gian qua, Việt Nam và Hoa Kỳ đã duy trì trao đổi thường xuyên nhằm thông tin cho nhau và tăng cường hiểu biết về các vấn đề quan tâm. Tuy nhiên, báo cáo vẫn còn một số đánh giá không khách quan dựa trên những thông tin sai lệch về Việt Nam. Việt Nam sẵn sàng hợp tác và đối thoại với Hoa Kỳ trong vấn đề này để thu hẹp khác biệt, thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Phản đối các hành động phá hoại sự an toàn và ổn định tại Trung Đông
Liên quan đến việc lực lượng Houthi thời gian qua thực hiện các cuộc tấn công vào Ả rập Xê út, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam phản đối các hành động phá hoại sự an toàn và ổn định tại Trung Đông và kêu gọi các bên liên quan nỗ lực giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm sớm chấm dứt bạo lực, khôi phục hòa bình và ổn định tại khu vực.
Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm cứu nạn tàu cá NA95899
Liên quan đến công tác hỗ trợ quốc tế trong tìm kiếm cứu nạn tàu cá NA95899, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, theo thông tin từ Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, vào lúc 13 giờ 5 phút, ngày 28-6-2019, có việc tàu cá NA 95899 TS cùng 19 ngư dân Việt Nam gặp nạn. "Ngay sau khi nhận được thông tin, ngày 29-6-2019, Bộ Ngoại giao đã có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đề nghị cơ quan chức năng Trung Quốc hỗ trợ khẩn cấp, phối hợp với lực lượng tìm kiếm cứu nạn Việt Nam tổ chức tìm kiếm các ngư dân còn mất tích. Trên cơ sở đề nghị của phía Việt Nam, phía Trung Quốc đã điều tám tàu và hai máy bay trực thăng đến khu vực trên để phối hợp tìm kiếm cứu nạn. Theo chúng tôi được biết, đến nay đã cứu được 9 ngư dân, tìm được một thi thể nạn nhân, 9 ngư dân khác vẫn mất tích. Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để nhanh chóng tìm kiếm các ngư dân còn mất tích”.
Mọi hoạt động của các bên ở khu vực Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền của các quốc gia, tuân thủ luật pháp quốc tế
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết, phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc diễn tập, bắn thử tên lửa ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: "Việt Nam quan tâm và theo dõi sát sự việc này. Việt Nam đề nghị mọi hoạt động của các bên ở khu vực Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các quốc gia, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, đóng góp vào hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực".
Tiếp tục phối hợp và trao đổi với Hoa Kỳ để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp
Liên quan đến việc Hoa Kỳ áp mức thuế cao đối với thép xuất khẩu từ Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Thời gian qua, Bộ Công Thương đã cảnh báo, khuyến nghị đến các doanh nghiệp trong nước về việc các cơ quan điều tra của nước nhập khẩu, trong đó có Hoa Kỳ, có thể thay đổi quy định, đề ra các yêu cầu khắt khe hơn trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại để các doanh nghiệp nghiên cứu, đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp, đặc biệt là chuyển sang sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc các nguồn khác. Các cơ quan liên quan của Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp và trao đổi với phía Hoa Kỳ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật và các Hiệp định của WTO, đồng thời ngăn chặn các hành vi lẩn tránh bất hợp pháp, gian lận xuất xứ”.
Chủ động thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc Cơ quan Thực thi hàng hải Malaysia ngày 21-6 bắt hai tàu cá Việt Nam cùng các thuyền trưởng và thuyền viên ở vùng biển cách thành phố Kuching, bang Sarawak, Malaysia khoảng 40 hải lý về phía bắc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, theo thông tin xác minh của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, ngày 21-6-2019, cơ quan chức năng Malaysia đã bắt giữ hai tàu cá và 21 ngư dân thuộc tỉnh Kiên Giang. Dự kiến cơ quan chức năng Malaysia sẽ đưa vụ việc ra xét xử với phiên tòa đầu tiên vào ngày 5-7-2019. Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước và cơ quan chức năng Malaysia giải quyết vụ việc, chủ động thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Cũng theo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, cơ quan thực thi pháp luật trên biển của Malaysia cho biết, trong hai tuần đầu tháng 5-2019, tại các bang Pahang, Terengganu và Kelantan, phía Malaysia đã bắt được 25 tàu cá nước ngoài, trong đó có 20 tàu cá Việt Nam. Phía Việt Nam đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia tiếp tục giữ liên lạc với các cơ quan chức năng của sở tại để nắm tình hình, đề nghị Malaysia sớm cung cấp danh sách ngư dân đang bị giam giữ, đồng thời chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân, trong trường hợp cần thiết phối hợp với các địa phương trong nước hoàn thiện thủ tục cần thiết để có thể đưa ngư dân về nước sau khi có lệnh trục xuất từ phía Malaysia./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Armenia  (06/07/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị  (05/07/2019)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chuẩn bị thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa  (05/07/2019)
Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương: Đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019  (05/07/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển