Đề xuất “quản trị đại dương”, phát triển nghề cá bền vững
23:47, ngày 15-03-2018
TCCSĐT - Sáng 15-3-2018, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Konrad và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã tổ chức Đối thoại biển lần thứ hai với chủ đề: “Hợp tác nghề cá ở Biển Đông”.
Hợp tác nghề cá đã trở thành điều sống còn
Phát biểu khai mạc Đối thoại, TS. Lê Hải Bình, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao bày tỏ lo ngại rằng, trong vài thập kỷ qua, tình trạng đánh bắt cá bừa bãi, đánh bắt cá trái phép trên Biển Đông đã dẫn đến việc trữ lượng cá dự trữ tại đây giảm mạnh. TS. Lê Hải Bình dẫn thông tin từ các nghiên cứu cho thấy, trữ lượng cá dự trữ tại đây chỉ còn ở mức 5% so với những năm 1990.
TS. Hà Anh Tuấn - Giám đốc trung tâm nghiên cứu, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao nhấn mạnh: Hợp tác nghề cá là điều sống còn hiện nay vì, nguồn cá hiện đang cạn kiệt, nếu không tích cực tìm ra các biện pháp nhằm giảm thiểu suy giảm nghề cá thông qua hợp tác quốc tế thì sẽ rất khó khăn. Sự cạn kiệt ấy do nhiều nguyên nhân: đánh bắt quá mức, đánh bắt trái phép hay nhận thức về bảo vệ môi trường biển yếu. Ở vai trò đồng chủ trì đối thoại, TS. Hà Anh Tuấn mong muốn đưa ra các bài học và sáng kiến đề xuất với chính phủ các nước và ngư dân về bảo vệ môi trường biển và nghề cá trên Biển Đông. Đó là chưa kể đến việc hợp tác nghề cá, nếu nhìn rộng ra thì không phải chỉ là câu chuyện về kinh tế, mà còn về chính trị - xã hội, liên quan đến quyền hợp pháp của các quốc gia, trong khuôn khổ của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Bên cạnh đó, việc bảo vệ hệ sinh thái biển cũng là vấn đề cần đặt ra.
Sau thành công của Đối thoại Biển lần thứ nhất, (tháng 12-2017), đây là lần thứ hai các bên có quyền và lợi ích ở Biển Đông tổ chức đối thoại. Chủ đề “Hợp tác nghề cá ở Biển Đông” đã cho thấy thực tế vấn đề hợp tác, quản lý nghề cá là hết sức quan trọng. Với Việt Nam, quốc gia phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế biển, đối thoại chính là sự hợp tác nhằm thảo luận những vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia, không chỉ là hợp tác nghề cá mà còn là bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái Biển Đông.
Ông Martin Sebastian, thuộc Viện Nghiên cứu Biển của Malaysia, từ kinh nghiệm của bản thân đã nhấn mạnh cách tiếp cận về việc đánh bắt cá. Theo ông M. Sebastian, một số điểm cần lưu ý trong việc đánh bắt cá, đó là: Đánh bắt cá không phải chỉ có cá mà có các loại động thực vật như hải quỳ và những loại quý hiếm khác. Vấn đề tội phạm hàng hải và những vấn đề liên quan đến mỗi quốc gia chứ không phải là vấn đề của khu vực.
Dẫn số liệu từ một báo cáo, đại diện đến từ Viện nghiên cứu biển của Malaysia cho biết: Năm 2017 theo nghiên cứu, đánh bắt bất hợp pháp chiếm tới hàng chục tỷ đô la. Và việc trung chuyển từ tàu đánh bắt bất hợp pháp sang một tàu khác để hợp thức hóa đang diễn ra thường xuyên. Nhưng trong khu vực chưa có tổ chức có vai trò trung tâm để quản lý các vấn đề nảy sinh này. Mà điều này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh hàng hải khu vực; nếu cạn kiệt nguồn cá có thể ảnh hưởng đến an ninh dinh dưỡng; mất nguồn thuế; mất quyền xuất khẩu…
Ông M. Sebastian đánh giá: Thời gian qua, việc bảo tồn nguồn cá có nhiều cơ chế, sáng kiến. Mục tiêu chính của chương trình phát triển Liên hợp quốc là phải làm sao để các nước có đường tiếp giáp bờ biển phải có 10% lãnh hải là khu vực bảo tồn. Như thế, cần bổ sung vai trò của cơ quan liên chính phủ, an ninh bao gồm bảo vệ lãnh hải, đường bờ biển, tuần tra… Quan trọng là phải xây dựng được một cộng đồng bảo vệ bờ biển. Họ sẽ là người bảo vệ việc chống đánh bắt bất hợp pháp. Và, ông này nhắc lại quan điểm: Cần có một tổ chức là cơ quan điều phối và quản lý bờ biển ở Đông Á.
Việt Nam đã có nhiều nỗ lực
Một số chuyên gia về biển của Việt Nam cho rằng, Biển Đông có hệ thống sinh thái lớn, với nhiều loại hải sản, nhưng hiện nguồn cá đang suy giảm, nhiều loài không thể sinh sản được ở khu vực biển này. Trong bối cảnh đó, việc thực thi quản lý mới chỉ ở cấp độ gần bờ chứ chưa vươn ra được đại dương. Vì thế, cần có quy chế mới, kiểu ban thư ký hay ban điều hành để các quốc gia đang quản lý độc lập sẽ có thể cùng quản lý chung. Hay nói cách khác là “quản trị đại dương” ở vùng Biển Đông trong lĩnh vực hợp tác nghề cá.
Không chỉ quản lý nghề cá và bảo vệ môi trường; ngoài ra còn một số vấn đề về an ninh an toàn môi trường biển. Hiện nay môi trường ở Biển Đông đang bị suy thoái ở mức đáng báo động. Do vậy, cần thiết phải có sự hợp tác khu vực về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và đặc biệt là về bảo vệ các nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông. Thời gian qua, Liên hợp quốc rất chú trọng đến hỗ trợ các tổ chức ở khu vực liên quan đến quản lý môi trường và quản lý nghề cá, đa dạng sinh học ở khu vực. Vì thế, chủ đề của đối thoại lần này là phát triển nghề cá bền vững.
Thời gian qua, Việt Nam đã tiến hành quản lý hoạt động đánh bắt, truy xuất nguồn gốc, phổ biến đến từng ngư dân, có mức phạt cao với tàu thuyền vi phạm. Nói cách khác, kiểm soát và báo cáo hoạt động đánh bắt của Việt Nam được đánh giá là nghiêm./.
Phát biểu khai mạc Đối thoại, TS. Lê Hải Bình, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao bày tỏ lo ngại rằng, trong vài thập kỷ qua, tình trạng đánh bắt cá bừa bãi, đánh bắt cá trái phép trên Biển Đông đã dẫn đến việc trữ lượng cá dự trữ tại đây giảm mạnh. TS. Lê Hải Bình dẫn thông tin từ các nghiên cứu cho thấy, trữ lượng cá dự trữ tại đây chỉ còn ở mức 5% so với những năm 1990.
TS. Hà Anh Tuấn - Giám đốc trung tâm nghiên cứu, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao nhấn mạnh: Hợp tác nghề cá là điều sống còn hiện nay vì, nguồn cá hiện đang cạn kiệt, nếu không tích cực tìm ra các biện pháp nhằm giảm thiểu suy giảm nghề cá thông qua hợp tác quốc tế thì sẽ rất khó khăn. Sự cạn kiệt ấy do nhiều nguyên nhân: đánh bắt quá mức, đánh bắt trái phép hay nhận thức về bảo vệ môi trường biển yếu. Ở vai trò đồng chủ trì đối thoại, TS. Hà Anh Tuấn mong muốn đưa ra các bài học và sáng kiến đề xuất với chính phủ các nước và ngư dân về bảo vệ môi trường biển và nghề cá trên Biển Đông. Đó là chưa kể đến việc hợp tác nghề cá, nếu nhìn rộng ra thì không phải chỉ là câu chuyện về kinh tế, mà còn về chính trị - xã hội, liên quan đến quyền hợp pháp của các quốc gia, trong khuôn khổ của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Bên cạnh đó, việc bảo vệ hệ sinh thái biển cũng là vấn đề cần đặt ra.
Sau thành công của Đối thoại Biển lần thứ nhất, (tháng 12-2017), đây là lần thứ hai các bên có quyền và lợi ích ở Biển Đông tổ chức đối thoại. Chủ đề “Hợp tác nghề cá ở Biển Đông” đã cho thấy thực tế vấn đề hợp tác, quản lý nghề cá là hết sức quan trọng. Với Việt Nam, quốc gia phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế biển, đối thoại chính là sự hợp tác nhằm thảo luận những vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia, không chỉ là hợp tác nghề cá mà còn là bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái Biển Đông.
Ông Martin Sebastian, thuộc Viện Nghiên cứu Biển của Malaysia, từ kinh nghiệm của bản thân đã nhấn mạnh cách tiếp cận về việc đánh bắt cá. Theo ông M. Sebastian, một số điểm cần lưu ý trong việc đánh bắt cá, đó là: Đánh bắt cá không phải chỉ có cá mà có các loại động thực vật như hải quỳ và những loại quý hiếm khác. Vấn đề tội phạm hàng hải và những vấn đề liên quan đến mỗi quốc gia chứ không phải là vấn đề của khu vực.
Dẫn số liệu từ một báo cáo, đại diện đến từ Viện nghiên cứu biển của Malaysia cho biết: Năm 2017 theo nghiên cứu, đánh bắt bất hợp pháp chiếm tới hàng chục tỷ đô la. Và việc trung chuyển từ tàu đánh bắt bất hợp pháp sang một tàu khác để hợp thức hóa đang diễn ra thường xuyên. Nhưng trong khu vực chưa có tổ chức có vai trò trung tâm để quản lý các vấn đề nảy sinh này. Mà điều này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh hàng hải khu vực; nếu cạn kiệt nguồn cá có thể ảnh hưởng đến an ninh dinh dưỡng; mất nguồn thuế; mất quyền xuất khẩu…
Ông M. Sebastian đánh giá: Thời gian qua, việc bảo tồn nguồn cá có nhiều cơ chế, sáng kiến. Mục tiêu chính của chương trình phát triển Liên hợp quốc là phải làm sao để các nước có đường tiếp giáp bờ biển phải có 10% lãnh hải là khu vực bảo tồn. Như thế, cần bổ sung vai trò của cơ quan liên chính phủ, an ninh bao gồm bảo vệ lãnh hải, đường bờ biển, tuần tra… Quan trọng là phải xây dựng được một cộng đồng bảo vệ bờ biển. Họ sẽ là người bảo vệ việc chống đánh bắt bất hợp pháp. Và, ông này nhắc lại quan điểm: Cần có một tổ chức là cơ quan điều phối và quản lý bờ biển ở Đông Á.
Việt Nam đã có nhiều nỗ lực
Một số chuyên gia về biển của Việt Nam cho rằng, Biển Đông có hệ thống sinh thái lớn, với nhiều loại hải sản, nhưng hiện nguồn cá đang suy giảm, nhiều loài không thể sinh sản được ở khu vực biển này. Trong bối cảnh đó, việc thực thi quản lý mới chỉ ở cấp độ gần bờ chứ chưa vươn ra được đại dương. Vì thế, cần có quy chế mới, kiểu ban thư ký hay ban điều hành để các quốc gia đang quản lý độc lập sẽ có thể cùng quản lý chung. Hay nói cách khác là “quản trị đại dương” ở vùng Biển Đông trong lĩnh vực hợp tác nghề cá.
Không chỉ quản lý nghề cá và bảo vệ môi trường; ngoài ra còn một số vấn đề về an ninh an toàn môi trường biển. Hiện nay môi trường ở Biển Đông đang bị suy thoái ở mức đáng báo động. Do vậy, cần thiết phải có sự hợp tác khu vực về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và đặc biệt là về bảo vệ các nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông. Thời gian qua, Liên hợp quốc rất chú trọng đến hỗ trợ các tổ chức ở khu vực liên quan đến quản lý môi trường và quản lý nghề cá, đa dạng sinh học ở khu vực. Vì thế, chủ đề của đối thoại lần này là phát triển nghề cá bền vững.
Thời gian qua, Việt Nam đã tiến hành quản lý hoạt động đánh bắt, truy xuất nguồn gốc, phổ biến đến từng ngư dân, có mức phạt cao với tàu thuyền vi phạm. Nói cách khác, kiểm soát và báo cáo hoạt động đánh bắt của Việt Nam được đánh giá là nghiêm./.
Điện mừng Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân Trung Quốc  (15/03/2018)
Tinh thần “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” trong tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam  (15/03/2018)
Thực trạng và tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam thời kỳ đổi mới  (15/03/2018)
Một số kết quả bước đầu trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc  (15/03/2018)
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế  (15/03/2018)
Thành tựu đối ngoại năm 2017: Vị thế mới, khí thế mới  (15/03/2018)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên