Thúc đẩy sâu rộng quan hệ hợp tác Việt Nam-Myanmar
00:56, ngày 14-03-2018
Sáng 13-3-2018, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã tiếp Bộ trưởng Ye Aung và Đoàn đại biểu Bộ các vấn đề về Biên giới Myanmar.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình hoan nghênh chuyến thăm và làm việc của Đoàn tại Việt Nam cho rằng, hai nước Việt Nam và Myanmar có những điểm tương đồng về văn hóa, tôn giáo, lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, có vị trí địa chính trị ở Đông Nam Á và đều hướng tới sự đoàn kết, thống nhất trong khu vực.
Nền tảng quan hệ ngoại giao giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Aung San xác lập trên cơ sở những nét tương đồng đó, đã tạo nền tảng hướng tới mối quan hệ đối tác hợp tác toàn diện hiện nay. Việt Nam luôn trân trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Myanmar; mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước về mọi mặt, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Phó Thủ tướng đánh giá cao những thành tựu kinh tế-xã hội mà Chính phủ Myanmar đã đạt được; tin tưởng tiến trình hòa giải và hòa hợp dân tộc của đất nước này sẽ thành công trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng cho biết, hệ thống chính sách đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo, chăm lo cho đồng bào dân tộc của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và đang tiếp tục phát huy hiệu quả tích cực, thúc đẩy sự phát triển chung, cũng như tiến bộ xã hội, theo tinh thần xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cũng như mong muốn học hỏi các kinh nghiệm hay của Myanmar liên quan đến vấn đề dân tộc.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong quan hệ hai nước, đặc biệt là việc hai nước đã nâng cấp quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 8-2017. Kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt 828,3 triệu USD năm 2017 (tăng 51% so với năm 2016), vượt mục tiêu 500 triệu USD mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra.
Việt Nam trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 của Myanmar với 70 dự án với tổng vốn đăng ký đạt gần 2 tỷ USD. Một số dự án lớn như Trung tâm phức hợp Hoàng Anh Gia Lai, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thăm dò dầu khí, cung cấp mạng viễn thông của Tập đoàn Viễn thông Quân đội... Đây là tiền đề quan trọng cho việc tiếp tục mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Myanmar trong những năm tới.
Cảm ơn Phó Thủ tướng đã dành thời gian tiếp đón, Bộ trưởng Ye Aung cho biết, Việt Nam và Myanmar có mối quan hệ lâu dài. Hai nước đã hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh. Hai nước cũng thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ rất sớm và mối quan hệ này đã được nâng cấp qua thời gian.
Bộ trưởng Ye Aung cũng thông tin về kết quả chuyến thăm, làm việc của Đoàn tại Việt Nam với mục tiêu tăng cường hợp tác về công tác dân tộc giữa hai quốc gia, cho biết Đoàn đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm về công tác dân tộc của Việt Nam. Bộ trưởng Ye Aung mong muốn mối quan hệ hợp tác giữa Ủy ban Dân tộc của Việt Nam và Bộ các vấn đề về Biên giới Myanmar nói riêng, quan hệ ngoại giao hai nước nói chung ngày càng phát triển tốt đẹp./.
Nền tảng quan hệ ngoại giao giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Aung San xác lập trên cơ sở những nét tương đồng đó, đã tạo nền tảng hướng tới mối quan hệ đối tác hợp tác toàn diện hiện nay. Việt Nam luôn trân trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Myanmar; mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước về mọi mặt, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Phó Thủ tướng đánh giá cao những thành tựu kinh tế-xã hội mà Chính phủ Myanmar đã đạt được; tin tưởng tiến trình hòa giải và hòa hợp dân tộc của đất nước này sẽ thành công trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng cho biết, hệ thống chính sách đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo, chăm lo cho đồng bào dân tộc của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và đang tiếp tục phát huy hiệu quả tích cực, thúc đẩy sự phát triển chung, cũng như tiến bộ xã hội, theo tinh thần xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cũng như mong muốn học hỏi các kinh nghiệm hay của Myanmar liên quan đến vấn đề dân tộc.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong quan hệ hai nước, đặc biệt là việc hai nước đã nâng cấp quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 8-2017. Kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt 828,3 triệu USD năm 2017 (tăng 51% so với năm 2016), vượt mục tiêu 500 triệu USD mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra.
Việt Nam trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 của Myanmar với 70 dự án với tổng vốn đăng ký đạt gần 2 tỷ USD. Một số dự án lớn như Trung tâm phức hợp Hoàng Anh Gia Lai, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thăm dò dầu khí, cung cấp mạng viễn thông của Tập đoàn Viễn thông Quân đội... Đây là tiền đề quan trọng cho việc tiếp tục mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Myanmar trong những năm tới.
Cảm ơn Phó Thủ tướng đã dành thời gian tiếp đón, Bộ trưởng Ye Aung cho biết, Việt Nam và Myanmar có mối quan hệ lâu dài. Hai nước đã hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh. Hai nước cũng thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ rất sớm và mối quan hệ này đã được nâng cấp qua thời gian.
Bộ trưởng Ye Aung cũng thông tin về kết quả chuyến thăm, làm việc của Đoàn tại Việt Nam với mục tiêu tăng cường hợp tác về công tác dân tộc giữa hai quốc gia, cho biết Đoàn đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm về công tác dân tộc của Việt Nam. Bộ trưởng Ye Aung mong muốn mối quan hệ hợp tác giữa Ủy ban Dân tộc của Việt Nam và Bộ các vấn đề về Biên giới Myanmar nói riêng, quan hệ ngoại giao hai nước nói chung ngày càng phát triển tốt đẹp./.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Liên bang Nga thăm làm việc tại Việt Nam  (14/03/2018)
Thường vụ Quốc hội họp hoàn thiện khung pháp lý dự án Luật Giáo dục đại học và cho ý kiến về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi)  (14/03/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Quốc hội New Zealand  (13/03/2018)
Cộng đồng doanh nghiệp New Zealand mong muốn cải thiện, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ thương mại với Việt Nam  (13/03/2018)
Lễ đón chính thức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm New Zealand  (13/03/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng New Zealand Ardern  (13/03/2018)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên