OECD tìm cách đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ
23:01, ngày 23-02-2018
Tại Mexico, ngày 22-02-2018, Hội nghị bộ trưởng toàn cầu về doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) lần thứ 3 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã khai mạc tại thủ đô Mexico City, với sự tham dự của 56 quốc gia, trong đó có Việt Nam, cùng đại diện của 12 tổ chức quốc tế.
Với chủ đề "Tăng cường các SMEs và khởi nghiệp cho năng suất và tăng trưởng toàn diện," mục tiêu của hội nghị là thiết lập nền tảng chiến lược, qua đó cho phép tất cả các nước làm việc trên một chương trình nghị sự chung để hỗ trợ và góp phần giải quyết các vấn đề hiện tại mà các SMEs cũng như các doanh nghiệp siêu nhỏ và khởi nghiệp phải đối mặt, cũng như xử lý những trở ngại đối với sự phát triển và tăng trưởng của các nền kinh tế OECD.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Thư ký OECD José Ángel Gurría Treviño, đề cao vai trò quan trọng của SMEs trong các nền kinh tế và xã hội, đặc biệt tại các quốc gia thành viên của khối.
Ông nhấn mạnh SMEs đại diện cho 90% các doanh nghiệp và là những công ty tạo ra nhiều việc làm nhất cho xã hội, theo đó cần phải tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để SMEs và các doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng phát triển, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi nền kinh tế OECD.
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo Villarreal khẳng định trách nhiệm của chính phủ các nước thành viên trong việc đưa ra các chính sách công phù hợp để giúp đỡ các SMEs phát triển.
Đồng thời, ông Ildefonso Guajardo cho rằng hội nghị cần tăng cường phân tích và đối thoại để đưa ra các biện pháp góp phần làm giảm những bất lợi về cơ cấu mà các SMEs phải đối mặt.
Theo Bộ trưởng Ildefonso Guajardo, hội nghị lần này là một cơ hội để các quốc gia thành viên trao đổi kinh nghiệm, chính sách về SMEs, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Diễn ra trong hai ngày 22 và 23-02, các phiên thảo luận của hội nghị tập trung vào 3 chủ đề chính gồm nhân rộng SMEs; tăng cường sự tiếp cận của SMEs với các công cụ tài chính đa dạng và thúc đẩy sự tham gia của SMEs trong một nền kinh tế hội nhập toàn cầu./.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Thư ký OECD José Ángel Gurría Treviño, đề cao vai trò quan trọng của SMEs trong các nền kinh tế và xã hội, đặc biệt tại các quốc gia thành viên của khối.
Ông nhấn mạnh SMEs đại diện cho 90% các doanh nghiệp và là những công ty tạo ra nhiều việc làm nhất cho xã hội, theo đó cần phải tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để SMEs và các doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng phát triển, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi nền kinh tế OECD.
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo Villarreal khẳng định trách nhiệm của chính phủ các nước thành viên trong việc đưa ra các chính sách công phù hợp để giúp đỡ các SMEs phát triển.
Đồng thời, ông Ildefonso Guajardo cho rằng hội nghị cần tăng cường phân tích và đối thoại để đưa ra các biện pháp góp phần làm giảm những bất lợi về cơ cấu mà các SMEs phải đối mặt.
Theo Bộ trưởng Ildefonso Guajardo, hội nghị lần này là một cơ hội để các quốc gia thành viên trao đổi kinh nghiệm, chính sách về SMEs, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Diễn ra trong hai ngày 22 và 23-02, các phiên thảo luận của hội nghị tập trung vào 3 chủ đề chính gồm nhân rộng SMEs; tăng cường sự tiếp cận của SMEs với các công cụ tài chính đa dạng và thúc đẩy sự tham gia của SMEs trong một nền kinh tế hội nhập toàn cầu./.
Guinea Xích đạo mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam  (23/02/2018)
Ban Bí thư họp đánh giá thực hiện Chỉ thị 16 về tổ chức Tết Mậu Tuất  (23/02/2018)
Cả nước tập trung sản xuất vụ Đông Xuân và rau màu vụ Xuân  (23/02/2018)
Cả nước tập trung sản xuất vụ Đông Xuân và rau màu vụ Xuân  (23/02/2018)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên