Thủ đô Hà Nội có thêm ba di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bên cạnh đó, trong đợt này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ký quyết định ghi danh 17 di sản khác (thuộc địa bàn các tỉnh/thành phố: Bắc Kạn, Cần Thơ, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cụ thể, 17 di sản này bao gồm:
1/ Lễ Cấp sắc Pụt (Lẩu Pụt) của người Tày (xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, Bắc Kạn).
2/ Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao Đỏ (xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn).
3/ Lễ hội Kỳ yên đình Bình Thủy (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ).
4/ Dân ca của người Bố Y (xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, Hà Giang).
5/ Lễ Ra đồng (Pặt Oong) của người Pu Péo (xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang).
6/ Lễ hội Lồng tồng của người Tày (huyện Văn Bàn, Lào Cai).
7/ Khắp Nôm của người Tày (huyện Văn Bàn, Lào Cai).
8/ Nghề chạm khắc bạc của người Dao Đỏ (huyện Sa Pa, Lào Cai).
9/ Trống trong nghi lễ của người Mông (huyện Mường Khương, Lào Cai).
10/ Lễ Cầu làng (Áy lay) của người Dao Họ (huyện Văn Bàn, Lào Cai).
11/ Lễ hội Phài Lừa (xã Hồng Phong, huyện Bình Gia, Lạng Sơn).
12/ Lễ Cầu an (Pang A) của người La Ha (huyện Mường La, huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu, Sơn La).
13/ Nghệ thuật Khèn của người Mông (huyện Mộc Châu, Sơn La).
14/ Lễ hội Cầu mùa của người Sán Chay (huyện Phú Lương, Thái Nguyên).
15/ Lượn Cọi của người Tày (huyện Định Hóa, Thái Nguyên).
16/ Lễ hội Đình Phương Độ (xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, Thái Nguyên).
17/ Lễ hội Đền Ngự Dội (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
Thông tin trên được nêu rõ tại Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Như vậy, theo thống kê của Cục Di sản Văn hóa, hiện nay, có 248 di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia./.
Không cho phép có “vùng cấm” trong phòng, chống buôn lậu  (12/02/2018)
Cộng đồng người Việt ở nước ngoài gặp mặt mừng Xuân Mậu Tuất  (12/02/2018)
Khánh thành Đài Tưởng niệm Biệt động Thành đánh Đài Phát thanh Sài Gòn  (12/02/2018)
Đầu tư của Trung Quốc tác động nhiều tới kinh tế Việt Nam  (12/02/2018)
Doanh nghiệp mong muốn giảm trung gian để xâm nhập thị trường  (12/02/2018)
Lời cảm ơn về Lễ tang nguyên Chánh án TAND tối cao Phạm Hưng  (12/02/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên