Thủ tướng hoan nghênh Đắk Nông kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi khai thác rừng tự nhiên
TCCSĐT - Chiều 09-02, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Đắk Nông - vùng đất nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên.
Năm 2017, kinh tế - xã hội của Đắk Nông đạt và vượt 17/17 chỉ tiêu, cao nhất trong nhiều năm qua. Trong đó, tăng trưởng kinh tế đạt 9,47%; thu ngân sách trên 2.000 tỷ đồng, vượt 24% kế hoạch. Toàn tỉnh có trên 2.600 doanh nghiệp.
Với xuất phát điểm thấp, tỷ lệ nghèo đói của tỉnh còn cao, đồng thời chịu áp lực bởi dân di cư tự do tăng mạnh, hiện là trên 675.500 người, gần gấp đôi so với lúc thành lập tỉnh năm 2004, đã gây áp lực lớn đến cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, giáo dục, y tế, đồng thời gây khó khăn cho công tác bảo vệ rừng của tỉnh.
Theo thống kê, trong 2 năm 2016 - 2017, Đắk Nông đã tập trung điều tra, xử lý, làm rõ trách nhiệm và xử lý kỷ luật nhiều cán bộ, công chức có liên quan đến các vụ phá rừng bằng các hình thức cách chức, buộc thôi việc, khiển trách, cảnh cáo. Cụ thể, tỉnh đã xử lý kỷ luật 72 lượt cán bộ, công chức; trong đó, công chức thuộc lực lượng kiểm lâm là 45 lượt người, công chức cấp xã là 6 người và chủ rừng là 11 người.
Tình trạng di cư tự do cũng là vấn đề được xem là cấp bách tại Đắk Nông. Trong các kiến nghị gửi đến Thủ tướng tại buổi làm việc, Đắk Nông đề nghị Chính phủ quan tâm, bố trí nguồn lực cho tỉnh bằng các cơ chế, chính sách, nguồn lực riêng đảm bảo tính khả thi nhằm giải quyết khó khăn đặc biệt này.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Đắk Nông là địa phương hết sức thuận lợi về vị trí địa lý, gần các trung tâm kinh tế lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Mê Thuật. Không chỉ có vậy, khí hậu, thời tiết ổn định, ôn hòa cũng là một lợi thế lớn của tỉnh, rất thuận lợi cho phát triển du lịch, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Đắk Nông còn sở hữu một màu xanh điệp trùng của đồi núi và diện tích rừng rất lớn, hệ thống hồ đập dày đặc. Đây còn là vùng đất chứa đựng nhiều loại khoáng sản quý hiếm, giá trị kinh tế cao. Hơn nữa, theo Thủ tướng, bản sắc văn hóa buôn làng Tây Nguyên cũng là một thế mạnh truyền thống của Đắk Nông với 40 dân tộc anh em cùng sinh sống; ngành nghề tiểu thủ công phát triển nhất là dệt thổ cẩm, tạo ra các lợi thế cần khai thác. Đắk Nông là “vùng đất trù phú cho sự phát triển”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Nhìn nhận kết quả sau 15 năm qua của địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tỉnh đã có nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội; hình thành được nhiều vùng cây công nghiệp có giá trị như hồ tiêu, cà phê. Độ che phủ của rừng tự nhiên được cải thiện; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, nhất là xây dựng được một số dự án công nghiệp lớn như Alumin; thu ngân sách trên đà đi lên mạnh mẽ. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân được chú trọng và tiếp tục đầu tư; công tác giảm nghèo hiệu quả khá tốt.
Thủ tướng hoan nghênh Đắk Nông đã kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi khai thác rừng tự nhiên và đánh giá cao hệ thống chính trị của tỉnh duy trì đoàn kết, nhất trí, kêu gọi người dân chung sức, đồng lòng xây dựng, phát triển địa phương, nâng cao đời sống nhân dân. Nhờ đó, chính quyền và nhân dân Đắk Nông đã đạt được một số thành tích tương đối toàn diện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, trở ngại phải vượt qua.
Song Thủ tướng nhìn nhận, dù đạt ở mức khá nhưng tăng trưởng của Đắk Nông vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người, số lượng doanh nghiệp hoạt động còn thấp. Ngoài ra, dù đã có những tiến bộ nhưng độ che phủ rừng của tỉnh vẫn chỉ đạt xấp xỉ kế hoạch đề ra, tình trạng phá rừng vẫn diễn biến phức tạp. Nhiệm vụ giảm nghèo vẫn còn nhiều vấn đề phải cải thiện. Đây cũng là những vấn đề trọng tâm mà Thủ tướng mong muốn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đắk Nông coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng để từng bước tháo gỡ trong thời gian tới.
Lưu ý địa phương về chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh còn thấp, Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính một cách đồng bộ, tăng cường đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động trong giai đoạn phát triển mới.
Góp ý về những nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của Đắk Nông, Thủ tướng đề nghị tỉnh tiếp tục khai thác tốt hơn nữa tiềm năng lợi thế sẵn có, xây dựng và tổ chức thực hiện những giải pháp mang tính đột phá ngay từ đầu năm trên cơ sở bám sát tinh thần Nghị quyết 01 của Chính phủ. Từ đó, chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ được giao, không để tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”, tạo tiền đề vững chắc cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.
Thủ tướng gợi ý Đắk Nông cần tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ kinh tế địa phương nhất là đẩy mạnh công nghiệp tái tạo, dịch vụ hàng hóa; cải cách hành chính một cách đồng bộ để thu hút nhiều hơn nữa các dự án đầu tư. Đi liền với đó là đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, nhất là một số ngành thế mạnh của tỉnh về công nghiệp, du lịch; khuyến khích khởi nghiệp, nâng cao số lượng doanh nghiệp để có nguồn lực phát triển.
Đáng chú ý, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý Đắk Nông về nhiệm vụ đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao hiệu quả họat động chăm sóc, bảo vệ rừng, nghiêm cấm khai thác rừng tự nhiên; đi liền với đó là phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò các công ty, nông lâm trường trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, giữ gìn màu xanh Tây Nguyên.
Thủ tướng căn dặn tỉnh có giải pháp cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, vì tỷ lệ người dân sinh sống ở nông thôn còn rất lớn. Cùng với đó là tiếp tục công tác phòng, chống tham nhũng; chủ động nắm vững tình hình an ninh, chính trị tư tưởng và làm tốt nhiệm vụ đối ngoại, bảo vệ an ninh, biên giới, gìn giữ và không ngừng vun đắp tình hữu nghị với nước bạn Campuchia anh em.
Về kiến nghị của tỉnh trong việc dành nguồn lực để giải quyết tình trạng di dân tự do, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp cùng địa phương tổ chức hội nghị để bàn bạc các giải pháp cụ thể. Tinh thần là “quản lý tốt đầu đi, điểm đến”. Nhà nước không khuyến khích nhưng cũng cần quan tâm, có chế độ, chính sách phù hợp để ổn định dân cư trên địa bàn.
*Trước buổi làm việc, Thủ tướng đã tới thăm hỏi, động viên cán bộ, kỹ sư và kiểm tra tình hình sản xuất của Nhà máy Alumin Nhân Cơ và tiến độ thi công Nhà máy điện nhôm Đắk Nông.
Nhà máy Alumin Nhân Cơ có công suất thiết kế 650 nghìn tấn, bắt đầu hoạt động từ tháng 7 năm 2017, sản lượng đạt trên 500 nghìn tấn và chủ yếu là xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapo… Doanh thu xuất khẩu đạt gần 4.000 tỷ đồng, nộp ngân sách địa phương 236 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hơn 1.000 người. Trong khi đó, hạ tầng khu công nghiệp và nhà máy luyện nhôm cũng đã cơ bản hoàn thành và dự kiến bàn giao cho nhà đầu tư vào tháng 6 năm 2018.
Kiểm tra thị sát phân xưởng đóng gói, quy trình vận chuyển alumin của Nhà máy, Thủ tướng lưu ý chính quyền địa phương và nhà máy cần bảo đảm các trang thiết bị an toàn lao động, chống ồn, bụi cho công nhân, người lao động, đồng thời có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cũng như độ bền kết cấu hạ tầng đường xá phục vụ hoạt động chuyên chở alumin.
Về dự án trọng điểm của tỉnh là nhà máy điện nhôm ĐắK Nông có công suất 450 nghìn tấn/năm, tổng vốn đầu tư 690 triệu USD, được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhân Cơ, đến nay hạ tầng và nhà xưởng đã hoàn thành. Dự kiến từ tháng 5/2018, các nhà thầu nước ngoài sẽ triển khai công tác chế tạo, lắp đặt thiết bị và dự kiến từ quý IV/2019 sẽ đi vào sản xuất và cho ra đời sản phẩm nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của Bộ đội Biên phòng và Công an tỉnh Đắk Nông  (09/02/2018)
Bảo đảm người dân được đón Tết an toàn, vui tươi, hạnh phúc  (09/02/2018)
Lực lượng Công an tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018  (09/02/2018)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm và chúc Tết tỉnh Bình Thuận  (09/02/2018)
Đồng chí Võ Văn Thưởng thăm và chúc Tết tại Thành phố Hồ Chí Minh  (09/02/2018)
Việt Nam - Lào tiếp tục củng cố quan hệ đối tác toàn diện  (09/02/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển