Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Trung Quốc đến chào từ biệt; tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan
22:39, ngày 06-02-2018
TCCSĐT - Ngày 06-02-2018, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam và tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan Sigrid Kaag đang có chuyến thăm Việt Nam.
Tại buối tiếp, Thủ tướng đánh giá cao và chúc mừng Đại sứ Hồng Tiểu Dũng đã hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt-Trung.
Bày tỏ vui mừng trước những tiến triển đạt được trong quan hệ hai nước, Thủ tướng nhấn mạnh, kết quả đạt được trong hợp tác kinh tế-thương mại tiếp tục là một trong những điểm sáng của quan hệ Việt-Trung thời gian qua. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Trong nhiệm kỳ công tác của Đại sứ, kim ngạch thương mại Việt-Trung tăng gần gấp đôi, từ mức 58,78 tỷ USD năm 2014 lên 93,69 tỷ USD năm 2017; nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc có xu hướng giảm.
Trung Quốc hiện đứng thứ 8/125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, là thị trường nguồn khách du lịch lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam cũng đứng đầu trong các nước ASEAN về lượng khách du lịch đi Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Đảng, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, đề nghị hai bên tiếp tục thực hiện nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, tăng cường tin cậy chính trị thông qua duy trì tiếp xúc, gặp gỡ thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao và các cấp của hai nước: tích cực triển khai 3 nhóm công tác về cơ sở hạ tầng, tài chính tiền tệ và bàn bạc hợp tác cùng phát triển trên biển, mở rộng và nâng cao hiệu quả các lĩnh vực hợp tác; kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định trên biển, đưa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển, ổn định, lành mạnh và bền vững.
Đại sứ Hồng Tiểu Dũng chân thành cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương đã tạo điều kiện để Đại sứ hoàn nhiệm vụ trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Chia sẻ vui mừng và ấn tượng sâu sắc trước những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế-xã hội của Việt Nam cũng như những tiến triển quan trọng của quan hệ Việt-Trung thời gian qua, Đại sứ Hồng Tiểu Dũng khẳng định, sau khi kết thúc nhiệm kỳ, dù ở cương vị nào cũng sẽ luôn quan tâm và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển lên tầm cao mới.
** Chiều cùng ngày, tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan Sigrid Kaag, Thủ tướng hoan nghênh bà Bộ trưởng sang thăm và làm việc tại Việt Nam; đồng thời bày tỏ hy vọng chuyến thăm sẽ tạo dấu ấn mạnh mẽ trong thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng hiệu quả và thực chất hơn, tương xứng với quan hệ Đối tác Chiến lược về Thích ứng với biến đổi khí hậu và Quản lý nước; Đối tác Chiến lược về Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực.
Vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trên các lĩnh vực hợp tác, Thủ tướng cũng cho rằng, Việt Nam và Hà Lan có quan hệ rất thân thiết; hai bên thường xuyên duy trì trao đổi đoàn Cấp cao và các hoạt động giao lưu giữa doanh nghiệp và nhân dân hai nước.
Nhắc lại những ấn tượng mạnh mẽ trong chuyến thăm Hà Lan tháng 7-2017, Thủ tướng cho biết, Việt Nam rất ấn tượng về những thành tựu của đất nước Hà Lan trong xây dựng công trình thủy, cảng biển, nông nghiệp công nghệ cao và đặc biệt là trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ kinh nghiệm của Hà Lan, Việt Nam đã tổ chức một hội nghị lớn về ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, có sự tham dự của Phó Cao ủy đồng bằng Hà Lan và nhiều chuyên gia lớn trong lĩnh vực này.
Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan Sigrid Kaag chân thành cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp; gửi đến Thủ tướng và Chính phủ, nhân dân Việt Nam lời cảm ơn về lòng mến khách đã dành cho Bà Bộ trưởng và Đoàn. Vui mừng vì hai nước đang tích cực chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 45 năm năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Bà Bộ trưởng tin tưởng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước sẽ cũng thắt chặt quan hệ hợp tác, cùng đồng hành và cùng sáng tạo trong quá trình phát triển để hướng đến một giai đoạn 45 năm nữa vì sự thịnh vượng chung của nhân dân hai nước.
Bà Bộ trưởng cho biết, trong thành phần đoàn Hà Lan sang Việt Nam lần này có nhiều đại diện doanh nghiệp lớn với mong muốn tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam không chỉ trong những lĩnh vực truyền thống như biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao mà còn cả trong các vấn đề về quản lý cảng, phát triển công nghệ, khởi nghiệp...
Theo Bà Bộ trưởng, với thế mạnh của mình, Hà Lan sẵn sang hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển cảng biển, logistic, qua đó thúc đẩy tạo việc làm, kích thích tăng trưởng kinh tế Việt Nam và cải thiện đời sống người dân. Phía Hà Lan cũng sẵn sàng hợp tác với Việt Nam phát triển vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu. Qua các hoạt động hợp tác đó, hai bên cùng hướng đến nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Hà Lan sẵn sàng chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, đồng hành cùng quá trình phát triển của Việt Nam, Bà Bộ trưởng nói.
Tán thành những đề xuất thiết thực và hiệu quả của Bà Bộ trưởng trong thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ giao các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất và xúc tiến các hoạt động hợp tác này; trong đó có lĩnh vực quản lý tài nguyên nước - một nhu cầu cấp thiết của Việt Nam và cũng là thế mạnh của Hà Lan.
Đánh giá cao Hà Lan với vị thế là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của châu Á; doanh nghiệp Hà Lan cũng đầu tư vào Việt Nam ở mức gần 8 tỷ USD, Thủ tướng đề nghị Chính phủ Hà Lan tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp Hà Lan mở rộng đầu tư vào Việt Nam với nhiều lĩnh vực, toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa, nhất là trong ứng phó với biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo. Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam hiện là quốc gia đang trên đà đổi mới mạnh mẽ, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và cũng là quốc gia hội nhập sâu vào kinh tế thế giới với nhiều sự kiện quốc tế quy mô lớn đã tổ chức thành công mà nổi bật nhất là Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn hai bên tiếp tục triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược đi vào chiều sâu với các hoạt động cụ thể như: Cập nhật Kế hoạch hành động Đồng bằng Sông Cửu Long bằng cách xây dựng Quy hoạch cụ thể khu vực này; đề ra các phương hướng tái cơ cấu sinh kế các tiểu vùng, xây dựng liên kết vùng...; hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và thành phố Rotterdam; hợp tác đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực tài nguyên môi trường của Việt Nam. Đồng thời, Thủ tướng cũng mong muốn Hà Lan tiếp tục ủng hộ, hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong các nhóm vấn đề liên quan đến chăn nuôi, trồng trọt, an toàn thực phẩm, mạng lưới sau thu hoạch và phát triển thị trường.../.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam |
Bày tỏ vui mừng trước những tiến triển đạt được trong quan hệ hai nước, Thủ tướng nhấn mạnh, kết quả đạt được trong hợp tác kinh tế-thương mại tiếp tục là một trong những điểm sáng của quan hệ Việt-Trung thời gian qua. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Trong nhiệm kỳ công tác của Đại sứ, kim ngạch thương mại Việt-Trung tăng gần gấp đôi, từ mức 58,78 tỷ USD năm 2014 lên 93,69 tỷ USD năm 2017; nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc có xu hướng giảm.
Trung Quốc hiện đứng thứ 8/125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, là thị trường nguồn khách du lịch lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam cũng đứng đầu trong các nước ASEAN về lượng khách du lịch đi Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Đảng, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, đề nghị hai bên tiếp tục thực hiện nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, tăng cường tin cậy chính trị thông qua duy trì tiếp xúc, gặp gỡ thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao và các cấp của hai nước: tích cực triển khai 3 nhóm công tác về cơ sở hạ tầng, tài chính tiền tệ và bàn bạc hợp tác cùng phát triển trên biển, mở rộng và nâng cao hiệu quả các lĩnh vực hợp tác; kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định trên biển, đưa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển, ổn định, lành mạnh và bền vững.
Đại sứ Hồng Tiểu Dũng chân thành cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương đã tạo điều kiện để Đại sứ hoàn nhiệm vụ trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Chia sẻ vui mừng và ấn tượng sâu sắc trước những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế-xã hội của Việt Nam cũng như những tiến triển quan trọng của quan hệ Việt-Trung thời gian qua, Đại sứ Hồng Tiểu Dũng khẳng định, sau khi kết thúc nhiệm kỳ, dù ở cương vị nào cũng sẽ luôn quan tâm và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển lên tầm cao mới.
** Chiều cùng ngày, tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan Sigrid Kaag, Thủ tướng hoan nghênh bà Bộ trưởng sang thăm và làm việc tại Việt Nam; đồng thời bày tỏ hy vọng chuyến thăm sẽ tạo dấu ấn mạnh mẽ trong thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng hiệu quả và thực chất hơn, tương xứng với quan hệ Đối tác Chiến lược về Thích ứng với biến đổi khí hậu và Quản lý nước; Đối tác Chiến lược về Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan Sigrid Kaag |
Vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trên các lĩnh vực hợp tác, Thủ tướng cũng cho rằng, Việt Nam và Hà Lan có quan hệ rất thân thiết; hai bên thường xuyên duy trì trao đổi đoàn Cấp cao và các hoạt động giao lưu giữa doanh nghiệp và nhân dân hai nước.
Nhắc lại những ấn tượng mạnh mẽ trong chuyến thăm Hà Lan tháng 7-2017, Thủ tướng cho biết, Việt Nam rất ấn tượng về những thành tựu của đất nước Hà Lan trong xây dựng công trình thủy, cảng biển, nông nghiệp công nghệ cao và đặc biệt là trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ kinh nghiệm của Hà Lan, Việt Nam đã tổ chức một hội nghị lớn về ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, có sự tham dự của Phó Cao ủy đồng bằng Hà Lan và nhiều chuyên gia lớn trong lĩnh vực này.
Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan Sigrid Kaag chân thành cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp; gửi đến Thủ tướng và Chính phủ, nhân dân Việt Nam lời cảm ơn về lòng mến khách đã dành cho Bà Bộ trưởng và Đoàn. Vui mừng vì hai nước đang tích cực chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 45 năm năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Bà Bộ trưởng tin tưởng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước sẽ cũng thắt chặt quan hệ hợp tác, cùng đồng hành và cùng sáng tạo trong quá trình phát triển để hướng đến một giai đoạn 45 năm nữa vì sự thịnh vượng chung của nhân dân hai nước.
Bà Bộ trưởng cho biết, trong thành phần đoàn Hà Lan sang Việt Nam lần này có nhiều đại diện doanh nghiệp lớn với mong muốn tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam không chỉ trong những lĩnh vực truyền thống như biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao mà còn cả trong các vấn đề về quản lý cảng, phát triển công nghệ, khởi nghiệp...
Theo Bà Bộ trưởng, với thế mạnh của mình, Hà Lan sẵn sang hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển cảng biển, logistic, qua đó thúc đẩy tạo việc làm, kích thích tăng trưởng kinh tế Việt Nam và cải thiện đời sống người dân. Phía Hà Lan cũng sẵn sàng hợp tác với Việt Nam phát triển vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu. Qua các hoạt động hợp tác đó, hai bên cùng hướng đến nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Hà Lan sẵn sàng chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, đồng hành cùng quá trình phát triển của Việt Nam, Bà Bộ trưởng nói.
Tán thành những đề xuất thiết thực và hiệu quả của Bà Bộ trưởng trong thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ giao các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất và xúc tiến các hoạt động hợp tác này; trong đó có lĩnh vực quản lý tài nguyên nước - một nhu cầu cấp thiết của Việt Nam và cũng là thế mạnh của Hà Lan.
Đánh giá cao Hà Lan với vị thế là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của châu Á; doanh nghiệp Hà Lan cũng đầu tư vào Việt Nam ở mức gần 8 tỷ USD, Thủ tướng đề nghị Chính phủ Hà Lan tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp Hà Lan mở rộng đầu tư vào Việt Nam với nhiều lĩnh vực, toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa, nhất là trong ứng phó với biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo. Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam hiện là quốc gia đang trên đà đổi mới mạnh mẽ, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và cũng là quốc gia hội nhập sâu vào kinh tế thế giới với nhiều sự kiện quốc tế quy mô lớn đã tổ chức thành công mà nổi bật nhất là Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn hai bên tiếp tục triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược đi vào chiều sâu với các hoạt động cụ thể như: Cập nhật Kế hoạch hành động Đồng bằng Sông Cửu Long bằng cách xây dựng Quy hoạch cụ thể khu vực này; đề ra các phương hướng tái cơ cấu sinh kế các tiểu vùng, xây dựng liên kết vùng...; hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và thành phố Rotterdam; hợp tác đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực tài nguyên môi trường của Việt Nam. Đồng thời, Thủ tướng cũng mong muốn Hà Lan tiếp tục ủng hộ, hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong các nhóm vấn đề liên quan đến chăn nuôi, trồng trọt, an toàn thực phẩm, mạng lưới sau thu hoạch và phát triển thị trường.../.
Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục mở rộng các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi  (06/02/2018)
Thủ tướng gặp mặt cựu chiến binh Điện Biên Phủ thành phố Hải Phòng và Ban liên lạc cựu chuyên gia giúp cách mạng Campuchia  (06/02/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 29-01 đến ngày 04-02-2018)  (06/02/2018)
Chủ tịch Quốc hội dự Lễ phát động Tết trồng cây và tham dự Chương trình “Tết Sum vầy” tại Hải Dương  (06/02/2018)
Chủ tịch nước dự kỷ niệm 65 năm Lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân  (06/02/2018)
“Nhất thể hóa” để tinh giản bộ máy  (06/02/2018)
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay