Việt Nam tự tin cùng ASEAN hướng tới phát triển thịnh vượng, bao trùm
09:48, ngày 25-01-2018
Chiều 23-01 và sáng 24-01-2018 (theo giờ địa phương), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp tục tham dự các hoạt động tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 48 tại Davos, Thụy Sĩ.
Phát biểu khai mạc tiệc tối ASEAN ngày 23-01 với chủ đề “ASEAN: Thịnh vượng trong biến chuyển dưới tác động của Cách mạng Cộng nghiệp 4.0,” Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá ASEAN có thị trường đủ lớn cho các mô hình kinh doanh mới, có cơ hội phát triển nhanh hơn bởi Cách mạng Cộng nghiệp 4.0 không chỉ là cách mạng về công nghệ mà còn là cách mạng về phát hiện nhu cầu để tạo lợi thế phát triển.
Phó Thủ tướng cho rằng Cách mạng Cộng nghiệp 4.0 với tự động hóa sâu rộng sẽ đẩy mạnh chuyển dịch và thay thế lao động, nhất là trong các ngành sử dụng nhiều lao động, do đó đặt ra yêu cầu cấp bách đối với giáo dục, đào tạo ở nhiều nước ASEAN, đồng thời đòi hỏi đổi mới về tư duy, thể chế và phương thức quản lý.
Theo Phó Thủ tướng, các nước ASEAN cần phát huy tự cường, có tầm nhìn, hướng đi và giải pháp mới, khuyến khích mạnh mẽ đổi mới sáng tạo để thích ứng và phát triển trong thế giới đang chuyển động nhanh dưới tác động của công nghệ mới.
Phó Thủ tướng cũng chia sẻ trên cương vị chủ nhà Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017, Việt Nam đã cùng các thành viên APEC thông qua nhiều sáng kiến, tầm nhìn và hướng đi chiến lược về phát triển bao trùm, tăng cường liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại điện tử qua biên giới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số…
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam là nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng, năm 2017 đã tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh cải thiện rõ rệt, cùng cộng đồng ASEAN tự tin hướng tới phát triển thịnh vượng và bao trùm.
Phát biểu với tư cách diễn giả chính tại Phiên thảo luận về Triển vọng chiến lược ASEAN sáng 24-01, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá các biến chuyển lớn về chính trị, kinh tế, tiến bộ công nghệ trên thế giới và khu vực đang và sẽ tác động nhiều mặt đến ASEAN và các thành viên, đòi hỏi ASEAN và từng nước thành viên cần tìm cách điều chỉnh, đổi mới để thích ứng.
Phó Thủ tướng cho rằng ASEAN cần tiếp tục đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế hợp tác khu vực, tập trung triển khai Kế hoạch xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN để đẩy mạnh hơn hợp tác và liên kết kinh tế nội khối, ưu tiên thúc đẩy hợp tác thực chất về khoa học- công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, giảm rào cản đối với thương mại điện tử, hiện đại hóa giáo dục-đào tạo, thúc đẩy di chuyển lao động có kỹ năng, khai thác tốt hơn các thỏa thuận hợp tác kinh tế với các đối tác trong và ngoài khu vực…
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam tiếp tục hợp tác với các nước ASEAN và các đối tác trong các lĩnh vực nói trên, đóng góp có trách nhiệm vào thúc đẩy đối thoại, hợp tác, củng cố đoàn kết, thống nhất và tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN.
Bên lề Hội nghị WEF Davos, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã hội kiến Thủ tướng Peru Mercedes Aráoz, tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan Sigrid Kaag, Chủ tịch điều hành và Giám đốc khu vực WEF, lãnh đạo toàn cầu các tập đoàn HSBC, Google, BAE System, Marsh&Mc Lennan, SK, Carlsberg…
Tại buổi hội kiến với Thủ tướng Peru Mercedes Aráoz, hai bên đánh giá hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Peru đang phát triển tích cực, nhất là trong lĩnh vực viễn thông, dầu khí, du lịch; nhất trí thúc đẩy hợp tác thương mại để tranh thủ cơ hội của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - thỏa thuận thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định này hồi tháng 1/2017; tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị hai nước tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các bộ, ngành; duy trì thường xuyên cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư, sớm tái khởi động cơ chế Tham khảo chính trị; đề nghị Chính phủ Peru quan tâm tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nâm tại Peru; đề nghị ủng hộ Việt Nam ứng cử Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam…
Tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác Hà Lan Sigrid Kaag, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao Hà Lan đã hỗ trợ và hợp tác quản lý nước, chống biến đổi khí hậu, nông nghiệp bền vững.
Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác Hà Lan nhấn mạnh Việt Nam là đối tác quan trọng của Hà Lan cả về chính trị, kinh tế; mong muốn tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực nước và nông nghiệp; ủng hộ sớm ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU).
Bà Sigrid Kaag cho biết sẽ sớm tổ chức đoàn doanh nghiệp Hà Lan sang Việt Nam để tìm cơ hội thúc đẩy hợp tác về nước và nông nghiệp.
Tại buổi tiếp Chủ tịch điều hành WEF, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Việt Nam coi trọng hợp tác với WEF; đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp triển khai Thỏa thuận hợp tác theo đúng kế hoạch, mang lại kết quả thiết thực và cụ thể.
Phó Thủ tướng đề nghị WEF phối hợp sớm xác định chủ đề, nội dung và thành phần của Hội nghị WEF ASEAN 2018 tại Hà Nội nhằm đáp ứng quan tâm và lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp các nước ASEAN, thể hiện rõ vai trò quan trọng của Việt Nam trong ASEAN…
Chủ tịch điều hành WEF cho biết cộng đồng doanh nghiệp đang rất quan tâm đến phát triển kinh tế Việt Nam; cam kết triển khai hiệu quả Thỏa thuận hợp tác Việt Nam-WEF đã ký; mong muốn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp tác với WEF; khẳng định phối hợp chặt chẽ chuẩn bị và tổ chức thành công Hội nghị WEF-ASEAN 2018 tại Hà Nội.
Giám đốc khu vực WEF và các chuyên gia WEF cho biết phía WEF đang tích cực triển khai Thỏa thuận hợp tác, nhất là lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đầu tư PPP, thương mại, công nghiệp chế tạo…
Tại các buổi tiếp và gặp gỡ lãnh đạo các tập đoàn lớn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giới thiệu các thành tựu kinh tế- xã hội nổi bật của Việt Nam trong năm 2017; khẳng định quyết tâm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế và cam kết của Chính phủ về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ luôn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc tế đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam cũng như tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Phó Thủ tướng mong muốn các tập đoàn hàng đầu tích cực ủng hộ và hưởng ứng tham dự Hội nghị WEF ASEAN vào tháng 9-2018 tại Hà Nội.
Tập đoàn Google khẳng định tiếp tục hợp tác đào tạo công nghệ thông tin, thương mại điện tử, gỡ bỏ thông tin xấu trên Google, xem xét lập một số cơ sở R&D ở Việt Nam. Tập đoàn HSBC nhấn mạnh Việt Nam là thị trường quan trọng của HSBC, khẳng định làm ăn lâu dài ở Việt Nam.
Tập đoàn SK cho biết đã hỗ trợ lập Quỹ doanh nghiệp vừa và nhỏ, mong muốn tham gia tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thông qua đầu tư, chuyển giao công nghệ. Tập đoàn Carlsberg mong muốn tăng đầu tư vào thị trường nước giải khát của Việt Nam, tham gia cổ phần hóa các doanh nghiệp rượu bia, nước giải khát. Tập đoàn Marsh&Mc Lennan mong muốn mở rộng đầu tư vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, hợp tác quản lý rủi ro, quản trị doanh nghiệp. Tập đoàn BAE bày tỏ quan tâm đến hợp tác an ninh mạng, đóng tàu tuần tra…
Chiều 24-01, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ dự và tham gia thảo luận tại Phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo toàn cầu (IGWEL) về huy động các nguồn lực tài chính cho phát triển bền vững, tiếp xúc và gặp gỡ nhiều lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và tập đoàn lớn./.
Phó Thủ tướng cho rằng Cách mạng Cộng nghiệp 4.0 với tự động hóa sâu rộng sẽ đẩy mạnh chuyển dịch và thay thế lao động, nhất là trong các ngành sử dụng nhiều lao động, do đó đặt ra yêu cầu cấp bách đối với giáo dục, đào tạo ở nhiều nước ASEAN, đồng thời đòi hỏi đổi mới về tư duy, thể chế và phương thức quản lý.
Theo Phó Thủ tướng, các nước ASEAN cần phát huy tự cường, có tầm nhìn, hướng đi và giải pháp mới, khuyến khích mạnh mẽ đổi mới sáng tạo để thích ứng và phát triển trong thế giới đang chuyển động nhanh dưới tác động của công nghệ mới.
Phó Thủ tướng cũng chia sẻ trên cương vị chủ nhà Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017, Việt Nam đã cùng các thành viên APEC thông qua nhiều sáng kiến, tầm nhìn và hướng đi chiến lược về phát triển bao trùm, tăng cường liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại điện tử qua biên giới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số…
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam là nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng, năm 2017 đã tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh cải thiện rõ rệt, cùng cộng đồng ASEAN tự tin hướng tới phát triển thịnh vượng và bao trùm.
Phát biểu với tư cách diễn giả chính tại Phiên thảo luận về Triển vọng chiến lược ASEAN sáng 24-01, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá các biến chuyển lớn về chính trị, kinh tế, tiến bộ công nghệ trên thế giới và khu vực đang và sẽ tác động nhiều mặt đến ASEAN và các thành viên, đòi hỏi ASEAN và từng nước thành viên cần tìm cách điều chỉnh, đổi mới để thích ứng.
Phó Thủ tướng cho rằng ASEAN cần tiếp tục đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế hợp tác khu vực, tập trung triển khai Kế hoạch xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN để đẩy mạnh hơn hợp tác và liên kết kinh tế nội khối, ưu tiên thúc đẩy hợp tác thực chất về khoa học- công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, giảm rào cản đối với thương mại điện tử, hiện đại hóa giáo dục-đào tạo, thúc đẩy di chuyển lao động có kỹ năng, khai thác tốt hơn các thỏa thuận hợp tác kinh tế với các đối tác trong và ngoài khu vực…
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam tiếp tục hợp tác với các nước ASEAN và các đối tác trong các lĩnh vực nói trên, đóng góp có trách nhiệm vào thúc đẩy đối thoại, hợp tác, củng cố đoàn kết, thống nhất và tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN.
Bên lề Hội nghị WEF Davos, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã hội kiến Thủ tướng Peru Mercedes Aráoz, tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan Sigrid Kaag, Chủ tịch điều hành và Giám đốc khu vực WEF, lãnh đạo toàn cầu các tập đoàn HSBC, Google, BAE System, Marsh&Mc Lennan, SK, Carlsberg…
Tại buổi hội kiến với Thủ tướng Peru Mercedes Aráoz, hai bên đánh giá hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Peru đang phát triển tích cực, nhất là trong lĩnh vực viễn thông, dầu khí, du lịch; nhất trí thúc đẩy hợp tác thương mại để tranh thủ cơ hội của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - thỏa thuận thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định này hồi tháng 1/2017; tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị hai nước tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các bộ, ngành; duy trì thường xuyên cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư, sớm tái khởi động cơ chế Tham khảo chính trị; đề nghị Chính phủ Peru quan tâm tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nâm tại Peru; đề nghị ủng hộ Việt Nam ứng cử Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam…
Tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác Hà Lan Sigrid Kaag, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao Hà Lan đã hỗ trợ và hợp tác quản lý nước, chống biến đổi khí hậu, nông nghiệp bền vững.
Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác Hà Lan nhấn mạnh Việt Nam là đối tác quan trọng của Hà Lan cả về chính trị, kinh tế; mong muốn tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực nước và nông nghiệp; ủng hộ sớm ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU).
Bà Sigrid Kaag cho biết sẽ sớm tổ chức đoàn doanh nghiệp Hà Lan sang Việt Nam để tìm cơ hội thúc đẩy hợp tác về nước và nông nghiệp.
Tại buổi tiếp Chủ tịch điều hành WEF, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Việt Nam coi trọng hợp tác với WEF; đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp triển khai Thỏa thuận hợp tác theo đúng kế hoạch, mang lại kết quả thiết thực và cụ thể.
Phó Thủ tướng đề nghị WEF phối hợp sớm xác định chủ đề, nội dung và thành phần của Hội nghị WEF ASEAN 2018 tại Hà Nội nhằm đáp ứng quan tâm và lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp các nước ASEAN, thể hiện rõ vai trò quan trọng của Việt Nam trong ASEAN…
Chủ tịch điều hành WEF cho biết cộng đồng doanh nghiệp đang rất quan tâm đến phát triển kinh tế Việt Nam; cam kết triển khai hiệu quả Thỏa thuận hợp tác Việt Nam-WEF đã ký; mong muốn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp tác với WEF; khẳng định phối hợp chặt chẽ chuẩn bị và tổ chức thành công Hội nghị WEF-ASEAN 2018 tại Hà Nội.
Giám đốc khu vực WEF và các chuyên gia WEF cho biết phía WEF đang tích cực triển khai Thỏa thuận hợp tác, nhất là lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đầu tư PPP, thương mại, công nghiệp chế tạo…
Tại các buổi tiếp và gặp gỡ lãnh đạo các tập đoàn lớn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giới thiệu các thành tựu kinh tế- xã hội nổi bật của Việt Nam trong năm 2017; khẳng định quyết tâm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế và cam kết của Chính phủ về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ luôn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc tế đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam cũng như tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Phó Thủ tướng mong muốn các tập đoàn hàng đầu tích cực ủng hộ và hưởng ứng tham dự Hội nghị WEF ASEAN vào tháng 9-2018 tại Hà Nội.
Tập đoàn Google khẳng định tiếp tục hợp tác đào tạo công nghệ thông tin, thương mại điện tử, gỡ bỏ thông tin xấu trên Google, xem xét lập một số cơ sở R&D ở Việt Nam. Tập đoàn HSBC nhấn mạnh Việt Nam là thị trường quan trọng của HSBC, khẳng định làm ăn lâu dài ở Việt Nam.
Tập đoàn SK cho biết đã hỗ trợ lập Quỹ doanh nghiệp vừa và nhỏ, mong muốn tham gia tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thông qua đầu tư, chuyển giao công nghệ. Tập đoàn Carlsberg mong muốn tăng đầu tư vào thị trường nước giải khát của Việt Nam, tham gia cổ phần hóa các doanh nghiệp rượu bia, nước giải khát. Tập đoàn Marsh&Mc Lennan mong muốn mở rộng đầu tư vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, hợp tác quản lý rủi ro, quản trị doanh nghiệp. Tập đoàn BAE bày tỏ quan tâm đến hợp tác an ninh mạng, đóng tàu tuần tra…
Chiều 24-01, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ dự và tham gia thảo luận tại Phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo toàn cầu (IGWEL) về huy động các nguồn lực tài chính cho phát triển bền vững, tiếp xúc và gặp gỡ nhiều lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và tập đoàn lớn./.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc  (25/01/2018)
Tiếp tục chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  (25/01/2018)
Hòa chung với không khí mừng chiến thắng của đội tuyển U23  (25/01/2018)
Việt Nam - Ai Cập còn rất nhiều tiềm năng hợp tác  (24/01/2018)
Phát huy kết quả Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2017 và Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2017  (24/01/2018)
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tiếp tục phải hầu tòa vụ án tại PVP Land  (24/01/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên