Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tiếp tục phải hầu tòa vụ án tại PVP Land
21:59, ngày 24-01-2018
Sáng 24-01-2018, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC) và bảy đồng phạm bị truy tố về tội “Tham ô tài sản” trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land).
Hội đồng xét xử gồm năm người: hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Đặng Thị Thanh Huyền làm chủ tọa phiên tòa. Ngoài ra, Tòa án còn bố trí một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân dự khuyết tham gia phiên tòa.
Hai kiểm sát viên Phạm Đức Long và Nghiêm Ngọc Hương (Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa. Ngoài ra, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội còn bố trí thêm 1 kiểm sát viên dự khuyết tham dự phiên tòa.
Tại phiên khai mạc sáng 24-01, có mặt đại diện nguyên đơn dân sự PVP Land và hai điều tra viên là những người tham gia điều tra trong vụ án. Ba trong số năm người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được Tòa triệu tập có mặt tại phiên tòa.
Tòa đã triệu tập 12 người làm chứng, 11 người trong số này có mặt. Riêng người làm chứng là Nguyễn Tiến Cường (ở phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) có đơn xin vắng mặt. Trong phiên khai mạc, có mặt một phiên dịch trong số hai phiên dịch tham gia phiên tòa.
Cả tám bị cáo trong vụ án này đều bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Tám bị cáo gồm Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC), Đào Duy Phong (sinh năm 1958, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam - PVP Land), Nguyễn Ngọc Sinh (sinh năm 1972, nguyên Tổng Giám đốc PVP Land), Đinh Mạnh Thắng (sinh năm 1962, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà), Thái Kiều Hương (sinh năm 1973, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Vietsan), Lê Hòa Bình (sinh năm 1954, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty cổ phần Minh Ngân), Nguyễn Thị Kim Thoa (sinh năm 1965, nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty cổ phần Minh Ngân) và Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (sinh năm 1972, trú tại phường 10, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, làm nghề kinh doanh tự do).
Trong số tám bị cáo, bị cáo Lê Hòa Bình có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe đã được Hội đồng xét xử chấp thuận.
Có tổng cộng 16 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, trong đó có sáu luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh, hai luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh Mạnh Thắng...
Tại phiên khai mạc, vắng mặt một luật sư là Huỳnh Phương Nam (bào chữa cho bị cáo Đinh Mạnh Thắng) do đang tham gia tranh tụng tại một phiên tòa khác.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao công bố tại phiên tòa, đầu năm 2010, bị cáo Lê Hòa Bình có ý định muốn mua toàn bộ diện tích 9.584m2 đất tại xã Mỹ Đình (nay là đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) thuộc dự án xây dựng Tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp Nam Đàn Plaza (viết tắt là dự án Nam Đàn Plaza) của Công ty cổ phần Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương, dưới hình thức mua toàn bộ 24 triệu cổ phần (100%) của năm cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương (viết tắt là Công ty Xuyên Thái Bình Dương). Trong số năm cổ đông sáng lập, PVP Land sở hữu 12,12 triệu cổ phần (chiếm 50,5%).
Ngày 27-3-2010, năm cổ đông sáng lập của Công ty Xuyên Thái Bình Dương đã ký Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng toàn bộ 24 triệu cổ phần sở hữu cho bị cáo Lê Hòa Bình với giá là 20.756,34 đồng/cổ phần tương đương 52 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza.
Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, Lê Hòa Bình đã tiến hành ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với từng cổ đông sáng lập của Công ty Xuyên Thái Bình Dương. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với ba cổ đông công ty và một cổ đông cá nhân là ông Nguyễn Minh Quý được ký theo giá như thỏa thuận tại Hợp đồng đặt cọc (52 triệu đồng/m2).
Riêng Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 66/2010/PVPL-MN ngày 02-4-2010 của PVP Land do Nguyễn Ngọc Sinh ký chuyển nhượng 12,12 triệu cổ phần thể hiện giá chuyển nhượng chỉ là 13.578 đồng/cổ phần (tương đương 34 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza); tổng giá trị hợp đồng là hơn 191 tỷ đồng. Như vậy, so với giá đã được thỏa thuận trong Hợp đồng đặt cọc thì tổng giá trị hợp đồng giảm hơn 87 tỷ đồng.
Với số tiền hơn 87 tỷ đồng chênh lệch này, các bị cáo đã chia nhau chiếm đoạt tổng số 49 tỷ đồng. Trong đó, Trịnh Xuân Thanh đã chiếm đoạt được 14 tỷ đồng, Đinh Mạnh Thắng đã chiếm đoạt 5 tỷ đồng, Đào Duy Phong đã chiếm đoạt 8 tỷ đồng, Nguyễn Ngọc Sinh chiếm đoạt 2 tỷ đồng, Đặng Sỹ Hùng (nguyên Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch PVP Land, đã mất) chiếm đoạt 20 tỷ đồng.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong hai tuần./.
Hai kiểm sát viên Phạm Đức Long và Nghiêm Ngọc Hương (Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa. Ngoài ra, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội còn bố trí thêm 1 kiểm sát viên dự khuyết tham dự phiên tòa.
Tại phiên khai mạc sáng 24-01, có mặt đại diện nguyên đơn dân sự PVP Land và hai điều tra viên là những người tham gia điều tra trong vụ án. Ba trong số năm người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được Tòa triệu tập có mặt tại phiên tòa.
Tòa đã triệu tập 12 người làm chứng, 11 người trong số này có mặt. Riêng người làm chứng là Nguyễn Tiến Cường (ở phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) có đơn xin vắng mặt. Trong phiên khai mạc, có mặt một phiên dịch trong số hai phiên dịch tham gia phiên tòa.
Cả tám bị cáo trong vụ án này đều bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Tám bị cáo gồm Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC), Đào Duy Phong (sinh năm 1958, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam - PVP Land), Nguyễn Ngọc Sinh (sinh năm 1972, nguyên Tổng Giám đốc PVP Land), Đinh Mạnh Thắng (sinh năm 1962, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà), Thái Kiều Hương (sinh năm 1973, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Vietsan), Lê Hòa Bình (sinh năm 1954, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty cổ phần Minh Ngân), Nguyễn Thị Kim Thoa (sinh năm 1965, nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty cổ phần Minh Ngân) và Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (sinh năm 1972, trú tại phường 10, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, làm nghề kinh doanh tự do).
Trong số tám bị cáo, bị cáo Lê Hòa Bình có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe đã được Hội đồng xét xử chấp thuận.
Có tổng cộng 16 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, trong đó có sáu luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh, hai luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh Mạnh Thắng...
Tại phiên khai mạc, vắng mặt một luật sư là Huỳnh Phương Nam (bào chữa cho bị cáo Đinh Mạnh Thắng) do đang tham gia tranh tụng tại một phiên tòa khác.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao công bố tại phiên tòa, đầu năm 2010, bị cáo Lê Hòa Bình có ý định muốn mua toàn bộ diện tích 9.584m2 đất tại xã Mỹ Đình (nay là đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) thuộc dự án xây dựng Tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp Nam Đàn Plaza (viết tắt là dự án Nam Đàn Plaza) của Công ty cổ phần Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương, dưới hình thức mua toàn bộ 24 triệu cổ phần (100%) của năm cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương (viết tắt là Công ty Xuyên Thái Bình Dương). Trong số năm cổ đông sáng lập, PVP Land sở hữu 12,12 triệu cổ phần (chiếm 50,5%).
Ngày 27-3-2010, năm cổ đông sáng lập của Công ty Xuyên Thái Bình Dương đã ký Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng toàn bộ 24 triệu cổ phần sở hữu cho bị cáo Lê Hòa Bình với giá là 20.756,34 đồng/cổ phần tương đương 52 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza.
Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, Lê Hòa Bình đã tiến hành ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với từng cổ đông sáng lập của Công ty Xuyên Thái Bình Dương. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với ba cổ đông công ty và một cổ đông cá nhân là ông Nguyễn Minh Quý được ký theo giá như thỏa thuận tại Hợp đồng đặt cọc (52 triệu đồng/m2).
Riêng Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 66/2010/PVPL-MN ngày 02-4-2010 của PVP Land do Nguyễn Ngọc Sinh ký chuyển nhượng 12,12 triệu cổ phần thể hiện giá chuyển nhượng chỉ là 13.578 đồng/cổ phần (tương đương 34 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza); tổng giá trị hợp đồng là hơn 191 tỷ đồng. Như vậy, so với giá đã được thỏa thuận trong Hợp đồng đặt cọc thì tổng giá trị hợp đồng giảm hơn 87 tỷ đồng.
Với số tiền hơn 87 tỷ đồng chênh lệch này, các bị cáo đã chia nhau chiếm đoạt tổng số 49 tỷ đồng. Trong đó, Trịnh Xuân Thanh đã chiếm đoạt được 14 tỷ đồng, Đinh Mạnh Thắng đã chiếm đoạt 5 tỷ đồng, Đào Duy Phong đã chiếm đoạt 8 tỷ đồng, Nguyễn Ngọc Sinh chiếm đoạt 2 tỷ đồng, Đặng Sỹ Hùng (nguyên Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch PVP Land, đã mất) chiếm đoạt 20 tỷ đồng.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong hai tuần./.
Gắn kết xây dựng Đảng về đạo đức với tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa  (24/01/2018)
Các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long quan tâm chăm lo Tết cho đối tượng chính sách, người nghèo  (24/01/2018)
Những nền tảng vững chắc của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ  (24/01/2018)
Chúc mừng Ngày truyền thống Quân đội Hoàng gia Thái Lan  (24/01/2018)
Quan hệ Việt Nam-Singapore đang bước sang giai đoạn phát triển mới  (24/01/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên