Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi ủng hộ Triều Tiên tham dự Olympic
Đồng thời, ông gọi đây là một cơ hội hiếm hoi để bắt đầu lại các cuộc đối thoại quốc tế nhằm chấm dứt các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Phát biểu tại cuộc họp hàng tuần với các thư ký cấp cao của mình tại Nhà Xanh, nhà lãnh đạo Hàn Quốc nhấn mạnh: "Ngay bây giờ, chúng ta đang có một cơ hội rất quý giá để giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân Triều Tiên và kiến tạo hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên."
"Chính nhờ Olympic và Paralympic mùa Đông mà Hàn Quốc và Triều Tiên có thể ngồi lại với nhau. Cuộc đối thoại diễn ra trong bối cảnh xuất hiện nguy cơ chiến tranh. Tuy nhiên, tình hình hiện nay là mong manh tới mức không ai có thể lạc quan nói đối thoại sẽ kéo dài trong bao lâu," ông Moon nói.
Ông Moon còn cho rằng bản thân việc Triều Tiên tham gia sẽ góp phần đảm bảo thành công cho sự kiện thể thao toàn cầu sắp tới và khẳng định: “Tuy nhiên, nếu việc này chỉ có vậy thì chúng ta sẽ không có cách nào biết những vấn đề mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong quan hệ ngoại giao và an ninh sẽ khó đến nhường nào, và tạo ra một cơ hội đối thoại khác sẽ không hề dễ dàng. Chúng ta cần khôn ngoan và nỗ lực để tiếp tục cơ hội đối thoại quý giá này ngay cả sau khi Olympic PyeongChang kết thúc."
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng kêu gọi người dân ủng hộ thỏa thuận của hai miền Triều Tiên về việc lập một đội khúc côn cầu trên băng nữ chung cho sự kiện thể thao sắp tới, khi xét đến khả năng việc này góp phần nối lại đối thoại giữa bên và có thể dẫn tới nối lại đàm phán về phi hạt nhân hóa.
Những phát biểu trên được ông đưa ra trong bối cảnh đang có nhiều người ở Hàn Quốc phê phán cách ứng xử của chính phủ trong vấn đề Triều Tiên tham dự Thế vận hội./.
Phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng  (22/01/2018)
Thủ tướng Campuchia đánh giá cao sự hỗ trợ quý báu của Việt Nam đối với "Ngày Chiến thắng 07-01-1979"  (22/01/2018)
Tiếp nhận gần 96 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn  (22/01/2018)
Thượng viện Mỹ không đạt được thỏa thuận về "mở cửa lại" chính phủ  (22/01/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên