25 quốc gia có ưu thế tốt nhất hưởng lợi từ cuộc cách mạng 4.0
Báo cáo của WEF đánh giá mức độ sẵn sàng và ưu thế của các quốc gia trên thế giới khi đón nhận những lợi ích từ sự thay đổi lớn trong hệ thống sản xuất toàn cầu.
Kết luận của WEF dựa trên việc đánh giá hai yếu tố chính là cấu trúc sản xuất và động lực sản xuất, hai yếu tố then chốt giúp xác định một quốc gia có thể hưởng lợi từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong số 100 quốc gia và nền kinh tế được WEF đánh giá, ba quốc gia châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc nằm trong tốp 5 quốc gia đứng đầu về cơ sở sản xuất hiện tại, khi lần lượt đứng vị trí số 1, 2 và 5. Hai quốc gia châu Âu là Đức và Thụy Sĩ lần lượt giữ vị trí thứ 2 và 4, trong khi Mỹ đứng thứ 7.
Về yếu tố các động lực thúc đẩy sản xuất, Mỹ đứng vị trí đầu bảng, tiếp theo là Singapore, Thụy Sĩ, Anh và Hà Lan. Tuy nhiên, không có quốc gia châu Phi, Trung Đông hay Mỹ Latinh nào lọt vào tốp 10 trong cả hai hạng mục trên.
Thực tế này cho thấy dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tương lai của hoạt động sản xuất sẽ ngày càng trở nên phân cực và tạo nên một thế giới tăng trưởng 2 tốc độ.
Trong tuyên bố của mình, WEF cho biết báo cáo trên cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hoạt động sản xuất trên toàn cầu hiện nay cùng với mức độ sẵn sàng của các nước.
Trong đó, báo cáo này cũng thừa nhận về sự tác động lớn lao của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của các công nghệ tiên tiến đối với hệ thống sản xuất và các mô hình kinh doanh.
WEF nhấn mạnh kết luận của báo cáo này cho thấy các lĩnh vực công và tư nhân cần tích cực thảo luận về những điều kiện và nhân tố cần thiết, cũng như xác định những lĩnh vực cụ thể để phối hợp hành động nhằm đón đầu làn sóng công nghiệp 4.0.
Thế giới hiện đang bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đám mây, in 3D, công nghệ cảm biến...
Cuộc cách mạng sản xuất mới này được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi cơ bản về phương thức làm việc và sản xuất./.
Nỗ lực bảo đảm cân đối nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế ngay từ đầu năm  (15/01/2018)
Lực lượng vũ trang Quân khu 7 nâng cao cảnh giác, tích cực, chủ động ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ trước tình hình mới  (15/01/2018)
Lực lượng vũ trang Quân khu 7 nâng cao cảnh giác, tích cực, chủ động ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ trước tình hình mới  (15/01/2018)
Hàn-Triều bắt đầu đàm phán về cử đoàn nghệ thuật dự Thế vận hội  (15/01/2018)
VYSA - Cây cầu kết nối thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản  (15/01/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 08 đến ngày 14-01-2018  (15/01/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên