Nếu không có cơ chế đặc thù, Thành phố Hồ Chí Minh không thể phát triển và đóng góp nhiều hơn cho cả nước
21:26, ngày 09-01-2018
TCCSĐT - Đó là chia sẻ cũng như sự khẳng định của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh với các cơ quan báo chí vào sáng 09-01-2018 về việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đối Thành phố.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ giữa Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo một số cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đóng chân trên địa bàn về việc triển khai Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố (Nghị quyết số 54), đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho biết: Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Thành phố lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Thành phố đã thảo luận đề xuất Trung ương ban hành Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố với mục vừa giúp địa phương phát triển nhanh hơn và vừa thể hiện được trách nhiệm của mình với cả nước nhưng không làm ảnh hưởng đến việc phân bố ngân sách chung của cả nước đã được Quốc hội thông qua.
Tiếp đó, các đại biểu đã có nhiều câu hỏi mong muốn lãnh đạo Thành phố làm rõ phương hướng và lộ trình, cũng như giải pháp thực hiện chủ trương trên. Theo đồng chí Trần Trọng Dũng, Tổng Biên tập báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh thì, người dân không quan tâm đến các vấn đề vĩ mô, mà chỉ muốn biết cơ chế này có hay không làm cho thành phố bớt kẹt xe, ngập nước. Đồng quan điểm này, đồng chí Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị lãnh đạo Thành phố cho biết cụ thể giải pháp chống kẹt xe, ngập nước khi áp dụng cơ chế đặc thù. Ngoài ra, vấn đề tăng lương, tăng lệ phí và mức phạt giao thông cũng là những việc người dân muốn biết.
Trưởng đại diện báo VietNamNet tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Đức Liên cho rằng, vấn đề người dân muốn biết là họ được lợi ích gì khi Thành phố có cơ chế mới, nhất là về giáo dục, y tế, giải pháp về an ninh trật tự. Chia sẻ với lãnh đạo Thành phố, Tổng Biên tập báo Phụ nữ Thành phố Lê Huyền Ái Mỹ cho biết, báo chí đang chờ Thành phố xác định 18 đầu việc trong các lĩnh vực: chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên; tự quyết một số loại thuế, phí; tăng lương cán bộ gấp 1,8 lần quy định... sẽ được thực hiện như thế nào trong những năm tới đây.
Trả lời trước các cơ quan báo chí, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố cho biết, Thành phố đã lập hai tổ công tác để triển khai cơ chế đặc thù. Và, bản thân Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Phong đứng đầu tổ nghiên cứu về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên; tăng lương cán bộ… và tổ còn lại do Phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến phụ trách về các thủ tục đầu tư, tài chính, ngân sách.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho rằng để triển khai tốt Nghị quyết 54, cần phải trả lời 3 vấn đề lớn: Thành phố Hồ Chí Minh có đặc thù gì, trước giờ vì sao không có cơ chế đặc thù vẫn phát triển và vì sao bây giờ cần cơ chế đặc thù? Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước, dân số đông và tăng liên tục, hạ tầng quá tải; quy mô kinh tế lớn. Do vậy, muốn vận hành tốt thì đầu tư đòi hỏi rất lớn, đầu tư không đảm bảo thì kinh tế không phát triển. Từ những đặc điểm đó kết hợp với thách thức cạnh tranh cùng biến đổi khí hậu, Thành phố đối mặt với nhiều khó khăn... Nên, nếu không có cơ chế đặc thù, thành phố không thể phát triển và đóng góp nhiều hơn cho cả nước.
Cùng với việc nhận định sự tích cực của báo chí đóng vai trò tích cực trong quá trình Quốc hội xem xét thông qua nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho Thành phố, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh mong rằng thời gian tới báo chí cần tích cực hơn nữa giới thiệu những chủ trương, chính sách liên quan đến Nghị quyết số 54 đến với người dân. Qua đó, làm rõ vấn đề là cơ chế này có vai trò rất quan trọng tạo điều kiện để Thành phố phát triển, đóng góp nhiều hơn cho cả nước mà không làm thay đổi tất cả điều kiện tài chính của đất nước đã được Quốc hội thông qua trong giai đoạn 5 năm và có hiệu lực từ ngày 15-01-2018./.
Tiếp đó, các đại biểu đã có nhiều câu hỏi mong muốn lãnh đạo Thành phố làm rõ phương hướng và lộ trình, cũng như giải pháp thực hiện chủ trương trên. Theo đồng chí Trần Trọng Dũng, Tổng Biên tập báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh thì, người dân không quan tâm đến các vấn đề vĩ mô, mà chỉ muốn biết cơ chế này có hay không làm cho thành phố bớt kẹt xe, ngập nước. Đồng quan điểm này, đồng chí Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị lãnh đạo Thành phố cho biết cụ thể giải pháp chống kẹt xe, ngập nước khi áp dụng cơ chế đặc thù. Ngoài ra, vấn đề tăng lương, tăng lệ phí và mức phạt giao thông cũng là những việc người dân muốn biết.
Trưởng đại diện báo VietNamNet tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Đức Liên cho rằng, vấn đề người dân muốn biết là họ được lợi ích gì khi Thành phố có cơ chế mới, nhất là về giáo dục, y tế, giải pháp về an ninh trật tự. Chia sẻ với lãnh đạo Thành phố, Tổng Biên tập báo Phụ nữ Thành phố Lê Huyền Ái Mỹ cho biết, báo chí đang chờ Thành phố xác định 18 đầu việc trong các lĩnh vực: chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên; tự quyết một số loại thuế, phí; tăng lương cán bộ gấp 1,8 lần quy định... sẽ được thực hiện như thế nào trong những năm tới đây.
Trả lời trước các cơ quan báo chí, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố cho biết, Thành phố đã lập hai tổ công tác để triển khai cơ chế đặc thù. Và, bản thân Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Phong đứng đầu tổ nghiên cứu về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên; tăng lương cán bộ… và tổ còn lại do Phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến phụ trách về các thủ tục đầu tư, tài chính, ngân sách.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho rằng để triển khai tốt Nghị quyết 54, cần phải trả lời 3 vấn đề lớn: Thành phố Hồ Chí Minh có đặc thù gì, trước giờ vì sao không có cơ chế đặc thù vẫn phát triển và vì sao bây giờ cần cơ chế đặc thù? Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước, dân số đông và tăng liên tục, hạ tầng quá tải; quy mô kinh tế lớn. Do vậy, muốn vận hành tốt thì đầu tư đòi hỏi rất lớn, đầu tư không đảm bảo thì kinh tế không phát triển. Từ những đặc điểm đó kết hợp với thách thức cạnh tranh cùng biến đổi khí hậu, Thành phố đối mặt với nhiều khó khăn... Nên, nếu không có cơ chế đặc thù, thành phố không thể phát triển và đóng góp nhiều hơn cho cả nước.
Cùng với việc nhận định sự tích cực của báo chí đóng vai trò tích cực trong quá trình Quốc hội xem xét thông qua nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho Thành phố, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh mong rằng thời gian tới báo chí cần tích cực hơn nữa giới thiệu những chủ trương, chính sách liên quan đến Nghị quyết số 54 đến với người dân. Qua đó, làm rõ vấn đề là cơ chế này có vai trò rất quan trọng tạo điều kiện để Thành phố phát triển, đóng góp nhiều hơn cho cả nước mà không làm thay đổi tất cả điều kiện tài chính của đất nước đã được Quốc hội thông qua trong giai đoạn 5 năm và có hiệu lực từ ngày 15-01-2018./.
Phát triển nhà ở xã hội cho người lao động, người thu nhập thấp: Một số kết quả và nhiệm vụ trọng tâm  (09/01/2018)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 01 đến ngày 07-01-2018)  (09/01/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 01 đến 07-01-2018)  (09/01/2018)
Doanh nghiệp cam kết đảm bảo đủ hàng thiết yếu phục vụ Tết Mậu Tuất  (08/01/2018)
Xây dựng lực lượng tác chiến không gian mạng tiến thẳng lên hiện đại  (08/01/2018)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên