Báo cáo đánh giá sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc lĩnh vực kế toán và kiểm toán
TCCSĐT - Ngày 14-12-2017, Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố Báo cáo “Đánh giá sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc lĩnh vực kế toán và kiểm toán”. Mục tiêu của Báo cáo nhằm giúp xây dựng một hệ thống kế toán, kiểm toán vững chắc thông qua việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tồn tại một hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp và kiểm toán chất lượng cao.
Báo cáo tập trung vào Báo cáo tài chính doanh nghiệp và kiểm toán theo luật định của các đơn vị có lợi ích công chúng bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước; các khuyến nghị chính nhằm hỗ trợ cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính, ngân hàng.
Báo cáo nêu rõ tình hình hiện tại của công tác kiểm toán của các đơn vị, như chất lượng báo cáo tài chính của các đơn vị có lợi ích công chúng tại Việt Nam hiện chưa nhất quán với các thông lệ quốc tế tốt nhất; Nhiều đơn vị có lợi ích công chúng hiện đang được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán trong nước có năng lực và nguồn lực hạn chế; Nhu cầu đối với báo cáo tài chính doanh nghiệp còn thấp do người sử dụng báo cáo tài chính chưa đánh giá được đầy đủ lợi ích của báo cáo này; Các hiệp định thương mại khu vực và quốc tế sẽ làm gia tăng nhu cầu về báo cáo tài chính chất lượng cao; Chính phủ cũng đã nhận thấy cần thiết và có những cải cách trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và đã thông qua Chiến lược kế toán và kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030”, tạo nền tảng cho việc thực hiện các cải cách về kế toán, kiểm toán đang diễn ra ở Việt Nam.
Báo cáo đề xuất các khuyến nghị, như Luật Kế toán và Luật Kiểm toán độc lập cần ngắn gọn hơn, tập trung vào nguyên tắc và bỏ bớt các yêu cầu chi tiết; Việt Nam cần áp dụng đầy đủ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) cho các đơn vị có lợi ích công chúng; Luật Kế toán sửa đổi nên có quy định rõ ràng hơn nữa về việc lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung phải tuân thủ hoàn toàn với quy định của Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam/Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các hướng dẫn chi tiết đi kèm được soạn lập tuân thủ với IFRS thay vì các quy định đặc thù; Cần có một cơ chế để bảo đảm chuẩn mực kế toán Việt Nam, bao gồm cả chuẩn mực kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán luôn được cập nhật với các chuẩn mực quốc tế; Vấn đề cạnh tranh làm giảm mức phí kiểm toán cần được giải quyết thấu đáo. Các đơn vị có lợi ích công chúng nên thành lập Ủy ban Kiểm toán với các thành viên có đầy đủ năng lực. Trong kỳ sửa đổi sắp tới của Luật Kế toán, Bộ Tài chính cần đưa ra khung quy định về báo cáo tài chính toàn diện và đa dạng; Trong khung quy định này các đơn vị có lợi ích công chúng cần phải lập và nộp báo cáo tài chính tuân thủ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được Việt Nam áp dụng. Công tác kiểm tra và giám sát cần được hiện đại hóa. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng cần được nâng cao quy trình về rà soát chất lượng kiểm toán; Việc áp dụng quy trình xử phạt có thể giúp nâng cao tính nhất quán và minh bạch trong việc báo cáo, giải quyết vi phạm và xử phạt; Các cơ quan quản lý nhà nước nên công bố báo cáo về công tác kiểm tra giám sát; Việt Nam cần hướng tới xây dựng, phát triển một tổ chức phù hợp để thực hiện nhiệm vụ giám sát nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; Đào tạo kế toán là lĩnh vực quan trọng nhất cần được tập trung trong quá trình xây dựng ngành kế toán và kiểm toán tại Việt Nam trong trung hạn; Trọng tâm của chương trình đào tạo nên chuyển dần từ việc giảng dạy các quy định kế toán trong nước sang hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế để theo kịp lộ trình áp dụng của Chính phủ.
Với mong muốn trở thành một quốc gia thịnh vượng có cơ chế thị trường mạnh mẽ và khu vực tài chính hiện đại vào năm 2035, việc xây dựng khuôn khổ thể chế báo cáo tài chính lành mạnh là rất cần thiết và sẽ giúp Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính doanh nghiệp và tiếp cận thông tin tài chính./.
Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm công tác tham mưu chiến lược về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng  (14/12/2017)
Bế mạc và trao giải Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ V năm 2017  (14/12/2017)
Cựu chiến binh cần tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng  (14/12/2017)
Cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội  (13/12/2017)
Công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay  (13/12/2017)
Chính phủ tạo điều kiện cho hợp tác doanh nghiệp Việt - Nga  (13/12/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên