Chính phủ tạo điều kiện cho hợp tác doanh nghiệp Việt - Nga
Ngày 13-12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Triển lãm công nghiệp Việt - Nga lần thứ hai “Expo - Russia Viet Nam 2017”.
Phát biểu tại Lễ khai mạc Triển lãm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, sau hơn 3 thập niên thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế năng động, phát triển nhanh và ổn định. Việt Nam cũng là nền kinh tế mở và đang tiếp tục chủ động đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với 12 hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Trong đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu đang mở ra những cơ hội hợp tác rất lớn cho doanh nghiệp hai nước Việt - Nga và các bên ký kết.
Không chỉ thu hút hiệu quả đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng đã đầu tư sang 72 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 21 tỷ USD trong nhiều lĩnh vực như dầu khí, khai khoáng, viễn thông, nông - lâm nghiệp, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, dịch vụ,… với những đối tác chính là những quốc gia có quan hệ hữu nghị lâu đời, trong đó có Liên bang Nga.
Vui mừng khi mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga luôn phát triển tốt đẹp, Phó Thủ tướng cho biết: Về thương mại, Liên bang Nga là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu trong 11 đầu năm 2017 đạt trên 3,2 tỷ USD (tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2016). Tuy nhiên, kết quả này còn rất khiêm tốn so với mục tiêu 10 tỷ USD năm 2020 mà lãnh đạo hai nước đã đề ra. Liên bang Nga là thị trường du lịch lớn nhất trong các nước châu Âu của Việt Nam với các đường bay thương mại kết nối giữa hai nước liên tục được mở rộng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu đã có hiệu lực, Việt Nam mong muốn các sản phẩm dệt may và da giày, nông - lâm - thủy sản, điện tử, hàng tiêu dùng... có chất lượng của Việt Nam có cơ hội tiếp cận thuận lợi hơn với thị trường Nga rộng lớn.
Đồng thời, Việt Nam cũng sẵn sàng đón nhận, nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực mà Nga rất có thế mạnh như năng lượng, khai thác dầu khí, lọc hóa dầu, thiết bị công nghiệp, sản xuất ô tô và linh kiện ô tô; khoáng sản, nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm công nghệ cao từ Liên bang Nga.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam cũng mong muốn Liên bang Nga tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Liên bang Nga trong những lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin, sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ, kinh doanh bất động sản, khai khoáng....
“Tương lai của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga không chỉ phụ thuộc vào mong muốn và nỗ lực của hai nhà nước và nhân dân hai nước, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn, sự năng động và quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp” - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp hai nước cần chủ động nghiên cứu cụ thể các nội dung của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu để tận dụng hiệu quả hơn các cơ hội và hưởng các ưu đãi Hiệp định này mang lại.
Triển lãm công nghiệp Nga - Việt lần thứ hai “Expo - Russia Viet Nam 2017” diễn ra từ ngày 13 đến 15-12-2017 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của khoảng 100 doanh nghiệp Nga trong các lĩnh vực năng lượng, cơ khí, hạ tầng vận tải, viễn thông, truyền thông, khai khoáng, hóa chất, dược phẩm, nông nghiệp và công nghệ cao. Triển lãm trưng bày những sản phẩm và dịch vụ chuyên xuất khẩu, những kết quả nghiên cứu nhiều triển vọng của các doanh nghiệp, trường đại học và cơ quan nghiên cứu, những dự án đầu tư của các khu vực. Những thành tựu mới nhất trong các ngành năng lượng, chế tạo máy, giao thông vận tải và viễn thông, khai thác mỏ, công nghiệp hóa chất, y học, nông nghiệp và các ngành công nghiệp công nghệ cao khác của hai nước sẽ được trưng bày tại Triển lãm.
Triển lãm được tổ chức dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; sự hỗ trợ của Hội đồng Liên bang Nga, Duma Quốc gia Nga, Bộ Ngoại giao Nga, Bộ Phát triển Kinh tế, Bộ Công nghiệp và Thương mại, các cơ quan ngành khác của nước Nga, cũng như Cơ quan Đại diện thương mại của Liên bang Nga tại Việt Nam./.
Phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh  (13/12/2017)
Nên có hệ thống lương chung và dùng phụ cấp để ưu đãi đối tượng đặc thù  (13/12/2017)
Nâng cao năng suất để vượt qua bẫy thu nhập trung bình  (13/12/2017)
Đại hội Cựu chiến binh toàn quốc lần thứ VI: Hơn 500 đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ  (13/12/2017)
Thủ lĩnh thanh niên phải dấn thân đi đầu  (13/12/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên