Liên minh châu Âu và Việt Nam nỗ lực sớm thống nhất về EVFTA
22:36, ngày 03-12-2017
Trong hai ngày 01 và 02-12-2017, tại Brussels (Bí), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có chuyến thăm và làm việc tại Liên minh châu Âu (EU). Nội dung chuyến thăm tập trung vào mối quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại song phương với EU và xử lý các vấn đề còn tồn tại nhằm thúc đẩy việc sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).
Trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Ủy viên thương mại EU Cecilia Malstrom, hai bên nhất trí tiếp tục các nỗ lực để sớm đạt được thống nhất về những điểm còn tồn tại của hiệp định, nhất là thống nhất cơ cấu lại hiệp định để phù hợp với đề xuất tách nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp (ISDS) trong EVFTA thành một hiệp định riêng biệt, qua đó giải quyết các vấn đề về thủ tục nội bộ của phía EU liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các FTA.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết hai bên đã trao đổi những ý kiến rất cụ thể, căn cứ trên việc rà soát đánh giá các công việc còn tồn tại để hoàn thiện EVFTA, từ đó thống nhất những giải pháp cần triển khai ngay trong thời gian tới để Hiệp định có thể được hoàn tất vào đầu năm 2018.
Cụ thể, Việt Nam và EU đã thống nhất cơ cấu Hiệp định chia tách hai phần thương mại, đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp với mong muốn thúc đẩy việc phê chuẩn sớm các nội dung về thương mại theo lộ trình đã đề ra theo thẩm quyền và cơ chế pháp lý của EU.
Với phương án này, Việt Nam có cơ hội ký kết và thực thi EVFTA về phần thương mại sớm hơn trong những năm 2018, 2019. Các nội dung liên quan đến đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ được tiếp tục hoàn tất và tiến hành các thủ tục phê chuẩn trong những năm tiếp theo.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm EU, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và đại diện EU - ông Stefano Manservisi, Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Hợp tác và Phát triển quốc tế, đã ký kết một hiệp định về tài chính dành cho chương trình “Hỗ trợ chính sách phát triển năng lượng và tăng cường tiếp cận năng lượng bền vững tới khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo” sử dụng vốn ODA không hoàn lại do EU tài trợ.
Theo nội dung hiệp định vừa được ký kết, EU sẽ viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam số tiền 108 triệu euro (129 triệu USD). Số tiền trên sẽ được phân bổ cho 23 dự án nhỏ về cấp điện cho các khu vực nông thôn và miền núi từ lưới điện quốc gia tại 23 tỉnh và sẽ triển khai trong thời gian 3 năm từ 2018-2020.
Tổng Vụ trưởng Stefano Manservisi đánh giá chương trình hỗ trợ này sẽ giúp mở rộng mạng lưới và nguồn điện tái tạo để cấp cho các hộ dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hiện chưa có điện. Sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Việt Nam và EU cũng góp phần giảm khí phát thải nhà kính. Đây được coi là yếu tố chiến lược và cụ thể cho việc triển khai chương trình COP1 Paris. Ông Manservisi bày tỏ hy vọng hiệp định nhanh chóng đi vào hiệu lực vì đó không chỉ là một dự án mà còn liên quan đến mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và EU.
Trong chương trình làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã gặp gỡ với một số doanh nghiệp châu Âu để tìm hiểu nguyện vọng và khuyến khích họ liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ở các vùng miền của Việt Nam./.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết hai bên đã trao đổi những ý kiến rất cụ thể, căn cứ trên việc rà soát đánh giá các công việc còn tồn tại để hoàn thiện EVFTA, từ đó thống nhất những giải pháp cần triển khai ngay trong thời gian tới để Hiệp định có thể được hoàn tất vào đầu năm 2018.
Cụ thể, Việt Nam và EU đã thống nhất cơ cấu Hiệp định chia tách hai phần thương mại, đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp với mong muốn thúc đẩy việc phê chuẩn sớm các nội dung về thương mại theo lộ trình đã đề ra theo thẩm quyền và cơ chế pháp lý của EU.
Với phương án này, Việt Nam có cơ hội ký kết và thực thi EVFTA về phần thương mại sớm hơn trong những năm 2018, 2019. Các nội dung liên quan đến đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ được tiếp tục hoàn tất và tiến hành các thủ tục phê chuẩn trong những năm tiếp theo.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm EU, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và đại diện EU - ông Stefano Manservisi, Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Hợp tác và Phát triển quốc tế, đã ký kết một hiệp định về tài chính dành cho chương trình “Hỗ trợ chính sách phát triển năng lượng và tăng cường tiếp cận năng lượng bền vững tới khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo” sử dụng vốn ODA không hoàn lại do EU tài trợ.
Theo nội dung hiệp định vừa được ký kết, EU sẽ viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam số tiền 108 triệu euro (129 triệu USD). Số tiền trên sẽ được phân bổ cho 23 dự án nhỏ về cấp điện cho các khu vực nông thôn và miền núi từ lưới điện quốc gia tại 23 tỉnh và sẽ triển khai trong thời gian 3 năm từ 2018-2020.
Tổng Vụ trưởng Stefano Manservisi đánh giá chương trình hỗ trợ này sẽ giúp mở rộng mạng lưới và nguồn điện tái tạo để cấp cho các hộ dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hiện chưa có điện. Sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Việt Nam và EU cũng góp phần giảm khí phát thải nhà kính. Đây được coi là yếu tố chiến lược và cụ thể cho việc triển khai chương trình COP1 Paris. Ông Manservisi bày tỏ hy vọng hiệp định nhanh chóng đi vào hiệu lực vì đó không chỉ là một dự án mà còn liên quan đến mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và EU.
Trong chương trình làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã gặp gỡ với một số doanh nghiệp châu Âu để tìm hiểu nguyện vọng và khuyến khích họ liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ở các vùng miền của Việt Nam./.
Năm APEC 2017: Mốc son trong tiến trình hội nhập của Việt Nam  (03/12/2017)
Thủ tướng yêu cầu bảo vệ an toàn tuyệt đối Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (03/12/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh tập trung triển khai ngay các nội dung xây dựng cơ chế đặc thù  (03/12/2017)
Bệnh viện vệ tinh đầu tiên của Bệnh viện Bạch Mai tại Nghệ An  (03/12/2017)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay