Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Cấp Nhà nước tới Việt Nam
Cùng đi với Tổng Bí thư Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có: Đồng chí Đinh Tiết Tường, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; đồng chí Lưu Hạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Tài chính và Kinh tế; đồng chí Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Quốc vụ Viện; đồng chí Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; đồng chí Tống Đào, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương; đồng chí Hà Lập Phong, Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước; đồng chí Chung Sơn, Bộ trưởng Bộ Thương mại; đồng chí Bành Thanh Hoa, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây; đồng chí Tôn Chí Cương, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quý Châu; đồng chí Trần Hào, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam; đồng chí Hồng Tiểu Dũng, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam; đồng chí Vương Thiếu Quân, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương, Cục trưởng Cục Cảnh vệ Trung ương; đồng chí Khổng Huyễn Hựu, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Cấp Nhà nước tới Việt Nam 11-2015.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung tiếp tục xu thế phát triển tích cực. Lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp xúc, gặp gỡ thường xuyên. Trong các chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (01-2017), Chủ tịch nước Trần Đại Quang (5-2017), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (9-2016), Lãnh đạo Cấp cao hai Đảng, hai nước đạt nhận thức chung quan trọng về việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh. Quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các bộ, ngành và địa phương hai nước tiếp tục được đẩy mạnh; hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch đạt tiến triển mới...
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sinh tháng 6-1953, quê quán: Phú Bình, Thiểm Tây; gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc 01-1974.
Đồng chí Tập Cận Bình là Ủy viên dự khuyết Trung ương khoá 15; Ủy viên Trung ương các khóa 16, 17, 18 và 19; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị các khoá 17, 18 và 19.
Quá trình công tác: Từ năm 1969 -1975, đồng chí là thanh niên tri thức, Bí thư Chi bộ tại Đại đội Lương Gia Hà, Công xã Văn An Dịch, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây; từ năm 1975 - 1979, đồng chí theo học chuyên ngành Hóa hữu cơ tổng hợp, khoa Hóa, Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.
Rời mái trường Đại học, từ năm 1979 - 1982, đồng chí đảm nhận vị trí Thư kỳ Văn phòng Quốc Vụ viện, Văn phòng Quân ủy Trung ương; từ năm 1982 - 1983 đồng chí giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Chính Định, tỉnh Hà Bắc; từ 1983-1985 giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, kiêm Chính ủy thứ nhất, Bí thư thứ nhất Đảng ủy Ban Vũ trang, huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc.
Trong giai đoạn, từ năm 1985 đến năm 2002, đồng chí Tập Cận Bình kinh qua các chức vụ: Thường vụ Thành ủy, Phó Thị trưởng (Phó Chủ tịch UBND) thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến; Bí thư Địa ủy Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy Phân quân khu Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến; Bí thư Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Nhân đại (Chủ tịch HĐND) thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng uỷ Phân quân khu Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến; Thường vụ Tỉnh ủy Phúc Kiến; Bí thư Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Nhân đại thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng uỷ Phân quân khu Phúc Châu; Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến; Bí thư Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Nhân đại thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng uỷ Phân quân khu Phúc Châu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, quyền Tỉnh trưởng (Chủ tịch UBND) tỉnh Phúc Kiến; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Động viên quốc phòng Quân khu Nam Kinh kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Động viên quốc phòng tỉnh Phúc Kiến; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Động viên quốc phòng Quân khu Nam Kinh kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Động viên quốc phòng tỉnh Phúc Kiến.
Cũng trong giai đoạn này (1998-2002), đồng chí làm nghiên cứu sinh tại chức chuyên ngành Lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin và Giáo dục tư tưởng chính trị tại Học viện Xã hội nhân văn, Đại học Thanh Hoa và giành được học vị Tiến sỹ Luật.
Từ năm 2002 - 2007 đồng chí giữ các chức vụ: Phó Bí thư Tỉnh ủy, quyền Tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban động viên quốc phòng tỉnh Chiết Giang; Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân khu tỉnh Chiết Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Động viên quốc phòng Quân khu Nam Kinh, Chủ nhiệm Ủy ban Động viên quốc phòng tỉnh Chiết Giang; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Nhân đại tỉnh Chiết Giang, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng uỷ Quân khu tỉnh Chiết Giang.
Năm 2007 đồng chí giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Thành phố Thượng Hải, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy Khu Cảnh bị thành phố Thượng Hải.
Năm 2007 - 2008 đồng chí trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương.
Từ năm 2008 - 2010 đồng chí đảm nhận chức vụ Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương.
Từ năm 2010 - 2012 là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa; Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự trung ương nước CHND Trung Hoa (Ủy ban Quân sự Nhà nước); Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương.
Từ năm 2012 - 2013 đồng chí là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương, Chủ tịch Quân ủy trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa; Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự trung ương nước CHND Trung Hoa.
Từ năm 2013 đến nay đồng chí Tập Cận Bình giữ chức vụ: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương, Chủ tịch Quân ủy trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Chủ tịch Ủy ban Quân sự trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Quan hệ với Việt Nam
Về quan hệ với Việt Nam, trên cương vị Phó Chủ tịch nước Trung Quốc, đồng chí Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam (12-2011). Trong chuyến thăm đồng chí đến chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; hội kiến với Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và hội đàm với Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Nhân dịp một số Lãnh đạo ta sang thăm Trung Quốc, đồng chí Tập Cận Bình đã chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10-2011), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (9/2012), có các cuộc tiếp xúc, hội kiến với Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (5-2010), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (7-2010), Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (4-2010), Trưởng ban dân vận Trung ương Hà Thị Khiết (5/2009), Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân (9-2011), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Văn Dũng (10-2009), Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị Ngô Xuân Lịch (9/2011), Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Khắc Nghiên (12-2008), Tổng Tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ (4-2012).
Trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, đồng chí Tập Cận Bình đã thăm Cấp Nhà nước tới Việt Nam (11-2015), hội đàm, hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, thăm và phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, dự và phát biểu tại Gặp gỡ hữu nghị Thanh niên Việt - Trung lần thứ 16.
Dịp một số Lãnh đạo ta sang thăm Trung Quốc, đồng chí Tập Cận Bình đã có các cuộc hội đàm, hội kiến với: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (4-2015, 01-2017), Chủ tịch nước Trần Đại Quang (11-2016 tại Peru, 5-2017 tại Bắc Kinh), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (9-2016), Thường trực ban Bí thư Đinh Thế Huynh (10/2016), Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân (3-2016); và trước đó là: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (6-2013, 11-2014, 9-2015), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (12-2015), Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh (8-2014), Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (5-2014)…
Đồng chí Tập Cận Bình đã 3 lần điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 3-2013, tháng 01-2014 và tháng 02-2015.
Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và có số lượng khách du lịch đến Việt Nam lớn nhất. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN./.
Toàn văn Tuyên bố Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25  (12/11/2017)
APEC 2017: Nâng tầm hợp tác APEC và vị thế của Việt Nam  (12/11/2017)
Tổng thống Putin đánh giá cao chủ đề mà Việt Nam đưa ra tại APEC 2017  (12/11/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Thái Lan  (12/11/2017)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump: Việt Nam là điều kỳ diệu trên thế giới  (12/11/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên