Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 29 tiếp tục khẳng định quyết tâm duy trì đà hợp tác và liên kết APEC
21:42, ngày 09-11-2017
TCCSĐT - Chiều 09-11-2017, tại Trung tâm Báo chí quốc tế APEC, thành phố Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đồng chủ trì cuộc họp báo, thông báo về kết quả Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 29.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, sau 03 phiên họp toàn thể với nhiều đánh giá sâu sắc và toàn diện, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 29 đã kết thúc tốt đẹp.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt về kinh tế, đã có nhiều thay đổi. Trong bối cảnh đó, APEC đã tiếp tục phát huy vai trò có chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực, khẳng định tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao trong tình hình mới.
Năm qua, Việt Nam đã nỗ lực cùng các nền kinh tế thành viên APEC hiện thực hóa chủ đề “Tạo động lực, cùng vun đắp tương lai chung” và bốn ưu tiên hợp tác. Nhiều sáng kiến, ý tưởng và dự án hợp tác đã được đề xuất và triển khai. Hội nghị này là dịp để nhìn lại những thành quả hợp tác APEC trong năm qua, và thảo luận hướng tháo gỡ những nút thắt về tăng trưởng và liên kết còn tồn tại. Quan trọng hơn, Hội nghị có nhiệm vụ hoàn thành các văn bản để trình các nhà lãnh đạo kinh tế APEC trong những ngày tới.
Về kết quả của Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, qua 02 ngày làm việc, Hội nghị đã đạt những kết quả nổi bật sau:
Thứ nhất, các Bộ trưởng tiếp tục khẳng định quyết tâm duy trì đà hợp tác và liên kết của APEC. Trên cơ sở đó, thảo luận nhiều biện pháp cụ thể thúc đẩy thương mại tự do và thuận lợi hóa đầu tư khu vực, hoàn tất thực hiện các Mục tiêu Bô-go; đẩy mạnh tăng trưởng chất lượng; tăng cường kết nối, đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng; cải cách cơ cấu; giảm thiểu rủi ro, thiên tai và tăng cường tính tự cường của các cộng đồng; chú trọng nâng cao năng lực liên kết kinh tế quốc tế cho các thành viên;...
Thứ hai, các Bộ trưởng nhất trí với việc trước xu thế mới về công nghệ và toàn cầu hóa, kết nối sâu rộng hiện nay, APEC cần tạo những động lực mới để tiếp tục đóng góp vào việc duy trì châu Á - Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu.
Thứ ba, các Bộ trưởng đã thông qua nhiều sáng kiến quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, đáng chú ý như: Khuôn khổ thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới; chiến lược APEC về các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa xanh, bền vững và sáng tạo; kế hoạch hành động nhiều năm về an ninh lương thực và biến đổi giai đoạn 2018-2020; chương trình hành động về phát triển nông thôn - đô thị nhằm tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng.
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng thống nhất các văn kiện mang tính định hướng chiến lược cho hợp tác APEC để trình lên các nhà lãnh đạo kinh tế trong những ngày tới. Trong đó có nhiều văn kiện liên quan đến các nội dung hợp tác rất thiết thực như: Thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm các nền kinh tế APEC phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội; mở ra những tiềm năng phát triển mới cho khu vực thông qua đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng, hợp tác giáo dục...
Thứ tư, Hội nghị nhất trí sự cần thiết phải tiếp tục duy trì quá trình thảo luận về các định hướng hợp tác mới cho APEC sau năm 2020. Các Bộ trưởng đã hoan nghênh việc thông qua văn kiện về APEC hướng tới năm 2020 và tương lai.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, đảm nhận vai trò chủ nhà APEC lần thứ hai sau đúng 11 năm, Việt Nam đã tập trung cao độ nguồn lực và dành nhiều tâm huyết để đảm bảo sự kiện APEC được tổ chức thành công, gắn với mục tiêu đưa APEC trở thành một cộng đồng phát triển bền vững và sáng tạo, vì người dân, vì doanh nghiệp, và xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, kết nối và thịnh vượng.
Tại cuộc họp báo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh còn trả lời thỏa đáng các câu hỏi do các phóng viên trong và ngoài nước đặt ra./.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt về kinh tế, đã có nhiều thay đổi. Trong bối cảnh đó, APEC đã tiếp tục phát huy vai trò có chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực, khẳng định tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao trong tình hình mới.
Năm qua, Việt Nam đã nỗ lực cùng các nền kinh tế thành viên APEC hiện thực hóa chủ đề “Tạo động lực, cùng vun đắp tương lai chung” và bốn ưu tiên hợp tác. Nhiều sáng kiến, ý tưởng và dự án hợp tác đã được đề xuất và triển khai. Hội nghị này là dịp để nhìn lại những thành quả hợp tác APEC trong năm qua, và thảo luận hướng tháo gỡ những nút thắt về tăng trưởng và liên kết còn tồn tại. Quan trọng hơn, Hội nghị có nhiệm vụ hoàn thành các văn bản để trình các nhà lãnh đạo kinh tế APEC trong những ngày tới.
Về kết quả của Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, qua 02 ngày làm việc, Hội nghị đã đạt những kết quả nổi bật sau:
Thứ nhất, các Bộ trưởng tiếp tục khẳng định quyết tâm duy trì đà hợp tác và liên kết của APEC. Trên cơ sở đó, thảo luận nhiều biện pháp cụ thể thúc đẩy thương mại tự do và thuận lợi hóa đầu tư khu vực, hoàn tất thực hiện các Mục tiêu Bô-go; đẩy mạnh tăng trưởng chất lượng; tăng cường kết nối, đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng; cải cách cơ cấu; giảm thiểu rủi ro, thiên tai và tăng cường tính tự cường của các cộng đồng; chú trọng nâng cao năng lực liên kết kinh tế quốc tế cho các thành viên;...
Thứ hai, các Bộ trưởng nhất trí với việc trước xu thế mới về công nghệ và toàn cầu hóa, kết nối sâu rộng hiện nay, APEC cần tạo những động lực mới để tiếp tục đóng góp vào việc duy trì châu Á - Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu.
Thứ ba, các Bộ trưởng đã thông qua nhiều sáng kiến quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, đáng chú ý như: Khuôn khổ thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới; chiến lược APEC về các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa xanh, bền vững và sáng tạo; kế hoạch hành động nhiều năm về an ninh lương thực và biến đổi giai đoạn 2018-2020; chương trình hành động về phát triển nông thôn - đô thị nhằm tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng.
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng thống nhất các văn kiện mang tính định hướng chiến lược cho hợp tác APEC để trình lên các nhà lãnh đạo kinh tế trong những ngày tới. Trong đó có nhiều văn kiện liên quan đến các nội dung hợp tác rất thiết thực như: Thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm các nền kinh tế APEC phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội; mở ra những tiềm năng phát triển mới cho khu vực thông qua đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng, hợp tác giáo dục...
Thứ tư, Hội nghị nhất trí sự cần thiết phải tiếp tục duy trì quá trình thảo luận về các định hướng hợp tác mới cho APEC sau năm 2020. Các Bộ trưởng đã hoan nghênh việc thông qua văn kiện về APEC hướng tới năm 2020 và tương lai.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, đảm nhận vai trò chủ nhà APEC lần thứ hai sau đúng 11 năm, Việt Nam đã tập trung cao độ nguồn lực và dành nhiều tâm huyết để đảm bảo sự kiện APEC được tổ chức thành công, gắn với mục tiêu đưa APEC trở thành một cộng đồng phát triển bền vững và sáng tạo, vì người dân, vì doanh nghiệp, và xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, kết nối và thịnh vượng.
Tại cuộc họp báo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh còn trả lời thỏa đáng các câu hỏi do các phóng viên trong và ngoài nước đặt ra./.
Châu Phi và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0  (09/11/2017)
Vai trò ngành dầu khí trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia  (09/11/2017)
Vai trò ngành dầu khí trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia  (09/11/2017)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay