Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Xử lý quyết liệt án oan sai
21:29, ngày 07-11-2017
Trong 1,5 ngày thảo luận các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2017; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017, đã có 50 đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, thảo luận và tranh luận.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phát biểu tiếp thu và làm rõ thêm một số vấn đề mà các đại biểu quan tâm.
Khó tránh được án oan sai, nhưng sai phải dũng cảm sửa
Tại phiên thảo luận sáng 07-11-2017, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã giải trình trước Quốc hội về những vấn đề đại biểu đã nêu liên quan đến án oan sai, án tạm đình chỉ.
Viện trưởng Lê Minh Trí khẳng định án oan sai là vấn đề hết sức nghiêm trọng vì hậu quả không dễ và thậm chí là không thể khắc phục. Án oan sai không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, cuộc sống của cá nhân đó mà còn ảnh hưởng tới cả dòng họ, quê hương, nên cần xử lý quyết liệt.
Thông tin được Viện trưởng Lê Minh Trí đưa ra là năm 2016 có 70 trường hợp oan sai, năm 2017 phấn đấu còn 32 trường hợp. Đây là nỗ lực lớn. Tuy nhiên, so với yêu cầu và bức xúc của cử tri, công tác này chưa đạt yêu cầu, phải tiếp tục làm và rất mong các đại biểu Quốc hội chia sẻ.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng khó có thể tránh được hết các án oan sai, nhưng cái chính là thấy sai phải dũng cảm sửa, xử lý, khắc phục, không để oan sai nữa. Hiện nay, Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện chức năng xử lý các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, trong đó có vấn đề để oan sai, vấn đề hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế; hành chính các quan hệ hình sự để lọt tội phạm... Đây là công cụ góp phần làm trong sạch, trả lời câu hỏi mà đại biểu Quốc hội đặt ra là trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, thanh tra, kiểm toán... có tiêu cực, tham nhũng hay không?.
Viện trưởng Lê Minh Trí cũng cho rằng đây là nhiệm vụ khó khăn vì về mặt tình cảm, đối tượng điều tra là đồng chí, đồng đội của mình, mà trong cơ quan khối tư pháp, nếu những con người này sai phạm, việc thu thập chứng cứ cũng không dễ. Tuy nhiên, “sẽ cố gắng làm hết sức để kiểm soát và hạn chế để đảm bảo nền tư pháp ngày càng minh bạch, đáp ứng được yêu cầu lớn nhất là lòng tin của người dân với các cơ quan tư pháp,” Viện trưởng Lê Minh Trí khẳng định.
Đối với những án tạm đình chỉ, Viện trưởng Lê Minh Trí thông tin Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo 63 viện trưởng của 63 tỉnh, thành rà soát và có báo cáo. Ngành Kiểm sát cũng đã ra chỉ thị nhằm chủ động rà soát, xử lý số án tạm đình chỉ này.
Đảm bảo an ninh trật tự tại bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh
Giải trình về các vụ việc truy sát nạn nhân và hành hung bác sỹ, cán bộ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước không nằm trong danh mục được bố trí vũ trang, được canh gác bảo vệ của lực lượng cảnh sát. Tuy nhiên, trước nhiều vụ việc xảy ra gây rối tài sản, hành hung bác sỹ, nhân viên y tế, bắt cóc trẻ em gây hoang mang, lo lắng cho bác sỹ, nhân viên y tế, cử tri, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các địa phương, phối hợp với ngành Y tế tăng cường lực lượng, phương tiện, biện pháp để đảm bảo an ninh trật tự tại các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh; đồng thời ngăn chặn hành vi gây rối, hành hung bác sỹ, nhân viên y tế, bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người dân.
Bộ Công an đã hướng dẫn ngành Y tế tiến hành một số biện pháp như: đánh giá thực trạng công tác bảo vệ và năng lực bảo vệ tại các cơ sở khám chữa bệnh; củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng này, nhất là tập huấn kỹ năng xử lý phản ứng nhanh; trang bị công cụ hỗ trợ cho bảo vệ theo quy định pháp luật tại các khu vực tiềm ẩn nguy cơ cao, nảy sinh vấn đề phức tạp về an ninh trật tự như cổng ra vào, khu cấp cứu…
Về giải pháp để ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, ảnh hưởng đến giá trị đạo đức xã hội, Bộ trưởng Tô Lâm chỉ rõ, Bộ đã chỉ đạo công an các địa phương, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm ở nhà văn hóa, nơi công cộng, thông báo về phương thức, thủ đoạn hoạt động tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em.
Lực lượng Công an hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa nhằm nâng cao ý thức tự bảo vệ, nhất là các cháu gái trước tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; phối hợp thực hiện có hiệu quả mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực; đưa vào cộng đồng quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục...
Cũng tại phiên thảo luận sáng 07-11, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã giải trình một số vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm như: tình trạng xử lý các vụ án nợ bảo hiểm xã hội, việc bổ nhiệm, quản lý đội ngũ thẩm phán...
Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng
Giải trình về công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ với sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng; kiên quyết thanh tra, điều tra, phát hiện, đưa ra truy tố, xét xử để xử lý nghiêm minh trước pháp luật các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng theo đúng tinh thần “không có vùng cấm,” không loại trừ bất kỳ ai, nếu có vi phạm điều phải bị xử lý nghiêm minh đúng pháp luật.
Thời gian qua đã đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn, xử lý kể cả hình sự, xử lý kỷ luật nhiều cán bộ, công chức nhà nước vi phạm, có cả cán bộ công chức cấp cao, qua đó đã nhận diện được những sơ hở, bất cập cả trong cơ chế chính sách và nhất là trong công tác tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát để có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục có hiệu quả.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, thực tiễn cho thấy đấu tranh phòng, chống tham nhũng là lĩnh vực rất khó khăn, phức tạp; tình hình tham nhũng vẫn còn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp. Công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế như một số văn bản, đề án quan trọng phục vụ cho công tác phòng chống tham nhũng chậm được ban hành.
Việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở bất cập của chính sách pháp luật vẫn còn chậm. Vụ việc tham nhũng phát hiện chưa phản ánh đúng thực tế. Công tác giám định tư pháp còn nhiều khó khăn, bất cập, kể cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, kinh phí. Việc thu hồi tài sản do phạm tội tham nhũng còn ít, kể cả tiền, đất đai, các loại tài sản khác.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế, xã hội, nhất là các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng; hoàn chỉnh dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Tố cáo (sửa đổi) để trình Quốc hội.
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện các quy định, xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ; nhất là công khai, minh bạch trong đấu thầu, sửa đổi quy định về tặng quà, nhận quà, về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Các đơn vị, địa phương tăng cường tập trung thanh tra, kiểm toán lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng như đất đai, tài nguyên, khoáng sản, các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT; cổ phần hóa doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Kết luận toàn bộ phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận và tranh luận sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm về các báo cáo của Chính phủ. Các đại biểu kiến nghị, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có giải pháp chủ động, triển khai thi hành luật, nghị quyết về tư pháp và kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.
Quốc hội, Chính phủ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị cho cơ quan tư pháp; ưu tiên phân bổ và cấp kinh phí trong nguồn kinh phí dự phòng vốn đầu tư công trung hạn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở cho Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và Chi cục thi hành án cấp huyện./.
Khó tránh được án oan sai, nhưng sai phải dũng cảm sửa
Tại phiên thảo luận sáng 07-11-2017, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã giải trình trước Quốc hội về những vấn đề đại biểu đã nêu liên quan đến án oan sai, án tạm đình chỉ.
Viện trưởng Lê Minh Trí khẳng định án oan sai là vấn đề hết sức nghiêm trọng vì hậu quả không dễ và thậm chí là không thể khắc phục. Án oan sai không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, cuộc sống của cá nhân đó mà còn ảnh hưởng tới cả dòng họ, quê hương, nên cần xử lý quyết liệt.
Thông tin được Viện trưởng Lê Minh Trí đưa ra là năm 2016 có 70 trường hợp oan sai, năm 2017 phấn đấu còn 32 trường hợp. Đây là nỗ lực lớn. Tuy nhiên, so với yêu cầu và bức xúc của cử tri, công tác này chưa đạt yêu cầu, phải tiếp tục làm và rất mong các đại biểu Quốc hội chia sẻ.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng khó có thể tránh được hết các án oan sai, nhưng cái chính là thấy sai phải dũng cảm sửa, xử lý, khắc phục, không để oan sai nữa. Hiện nay, Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện chức năng xử lý các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, trong đó có vấn đề để oan sai, vấn đề hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế; hành chính các quan hệ hình sự để lọt tội phạm... Đây là công cụ góp phần làm trong sạch, trả lời câu hỏi mà đại biểu Quốc hội đặt ra là trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, thanh tra, kiểm toán... có tiêu cực, tham nhũng hay không?.
Viện trưởng Lê Minh Trí cũng cho rằng đây là nhiệm vụ khó khăn vì về mặt tình cảm, đối tượng điều tra là đồng chí, đồng đội của mình, mà trong cơ quan khối tư pháp, nếu những con người này sai phạm, việc thu thập chứng cứ cũng không dễ. Tuy nhiên, “sẽ cố gắng làm hết sức để kiểm soát và hạn chế để đảm bảo nền tư pháp ngày càng minh bạch, đáp ứng được yêu cầu lớn nhất là lòng tin của người dân với các cơ quan tư pháp,” Viện trưởng Lê Minh Trí khẳng định.
Đối với những án tạm đình chỉ, Viện trưởng Lê Minh Trí thông tin Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo 63 viện trưởng của 63 tỉnh, thành rà soát và có báo cáo. Ngành Kiểm sát cũng đã ra chỉ thị nhằm chủ động rà soát, xử lý số án tạm đình chỉ này.
Đảm bảo an ninh trật tự tại bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh
Giải trình về các vụ việc truy sát nạn nhân và hành hung bác sỹ, cán bộ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước không nằm trong danh mục được bố trí vũ trang, được canh gác bảo vệ của lực lượng cảnh sát. Tuy nhiên, trước nhiều vụ việc xảy ra gây rối tài sản, hành hung bác sỹ, nhân viên y tế, bắt cóc trẻ em gây hoang mang, lo lắng cho bác sỹ, nhân viên y tế, cử tri, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các địa phương, phối hợp với ngành Y tế tăng cường lực lượng, phương tiện, biện pháp để đảm bảo an ninh trật tự tại các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh; đồng thời ngăn chặn hành vi gây rối, hành hung bác sỹ, nhân viên y tế, bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người dân.
Bộ Công an đã hướng dẫn ngành Y tế tiến hành một số biện pháp như: đánh giá thực trạng công tác bảo vệ và năng lực bảo vệ tại các cơ sở khám chữa bệnh; củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng này, nhất là tập huấn kỹ năng xử lý phản ứng nhanh; trang bị công cụ hỗ trợ cho bảo vệ theo quy định pháp luật tại các khu vực tiềm ẩn nguy cơ cao, nảy sinh vấn đề phức tạp về an ninh trật tự như cổng ra vào, khu cấp cứu…
Về giải pháp để ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, ảnh hưởng đến giá trị đạo đức xã hội, Bộ trưởng Tô Lâm chỉ rõ, Bộ đã chỉ đạo công an các địa phương, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm ở nhà văn hóa, nơi công cộng, thông báo về phương thức, thủ đoạn hoạt động tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em.
Lực lượng Công an hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa nhằm nâng cao ý thức tự bảo vệ, nhất là các cháu gái trước tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; phối hợp thực hiện có hiệu quả mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực; đưa vào cộng đồng quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục...
Cũng tại phiên thảo luận sáng 07-11, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã giải trình một số vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm như: tình trạng xử lý các vụ án nợ bảo hiểm xã hội, việc bổ nhiệm, quản lý đội ngũ thẩm phán...
Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng
Giải trình về công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ với sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng; kiên quyết thanh tra, điều tra, phát hiện, đưa ra truy tố, xét xử để xử lý nghiêm minh trước pháp luật các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng theo đúng tinh thần “không có vùng cấm,” không loại trừ bất kỳ ai, nếu có vi phạm điều phải bị xử lý nghiêm minh đúng pháp luật.
Thời gian qua đã đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn, xử lý kể cả hình sự, xử lý kỷ luật nhiều cán bộ, công chức nhà nước vi phạm, có cả cán bộ công chức cấp cao, qua đó đã nhận diện được những sơ hở, bất cập cả trong cơ chế chính sách và nhất là trong công tác tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát để có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục có hiệu quả.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, thực tiễn cho thấy đấu tranh phòng, chống tham nhũng là lĩnh vực rất khó khăn, phức tạp; tình hình tham nhũng vẫn còn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp. Công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế như một số văn bản, đề án quan trọng phục vụ cho công tác phòng chống tham nhũng chậm được ban hành.
Việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở bất cập của chính sách pháp luật vẫn còn chậm. Vụ việc tham nhũng phát hiện chưa phản ánh đúng thực tế. Công tác giám định tư pháp còn nhiều khó khăn, bất cập, kể cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, kinh phí. Việc thu hồi tài sản do phạm tội tham nhũng còn ít, kể cả tiền, đất đai, các loại tài sản khác.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế, xã hội, nhất là các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng; hoàn chỉnh dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Tố cáo (sửa đổi) để trình Quốc hội.
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện các quy định, xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ; nhất là công khai, minh bạch trong đấu thầu, sửa đổi quy định về tặng quà, nhận quà, về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Các đơn vị, địa phương tăng cường tập trung thanh tra, kiểm toán lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng như đất đai, tài nguyên, khoáng sản, các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT; cổ phần hóa doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Kết luận toàn bộ phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận và tranh luận sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm về các báo cáo của Chính phủ. Các đại biểu kiến nghị, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có giải pháp chủ động, triển khai thi hành luật, nghị quyết về tư pháp và kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.
Quốc hội, Chính phủ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị cho cơ quan tư pháp; ưu tiên phân bổ và cấp kinh phí trong nguồn kinh phí dự phòng vốn đầu tư công trung hạn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở cho Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và Chi cục thi hành án cấp huyện./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Chủ tịch WB khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Giám đốc Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới  (07/11/2017)
Nước Nga với ngành Dầu khí Việt Nam  (07/11/2017)
Nước Nga với ngành Dầu khí Việt Nam  (07/11/2017)
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng thăm, làm việc ở Cuba  (07/11/2017)
An ninh phi truyền thống: Quan niệm và đặc điểm chủ yếu*  (07/11/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên