Liên kết, ứng dụng công nghệ phát triển các nguồn tài nguyên bản địa “Dừa, Gạo, Cá, Sen - Du lịch” vùng đồng bằng sông Cửu Long
14:22, ngày 27-10-2017
TCCSĐT - Ngày 26-10-2017, Diễn đàn kinh tế - kinh doanh thường niên lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 3 - năm 2017 (Mekong Connect 2017) đã diễn ra tại thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, với chủ đề: “Phát triển tài nguyên bản địa kết hợp sức mạnh công nghệ”.
Mekong Connect 2017 do mạng lưới liên kết 4 tỉnh, thành ABCD Mekong (An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp) cùng Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham VN), Liên minh thuận lợi hóa thương mại Việt Nam (VTFA) đồng phối hợp tổ chức. Diễn đàn năm nay thu hút khoảng 500 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long; các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nét mới của Diễn đàn năm nay là lần đầu tiên Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với các tổ chức quốc tế là Amcham VN, VTFA và một số tổ chức đến từ Hoa Kỳ, I-xra-en, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản, Phần Lan, Hà Lan… bàn nhiều nội dung chuyên sâu về phát triển các nguồn tài nguyên bản địa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tác động của biến đổi khí hậu. Gần 30 diễn giả đã tọa đàm cùng các doanh nghiệp, chính quyền, các nhà hoạch định chính sách để bàn về 25 đề tài quan trọng, xoay quanh nội dung: Làm thế nào để phát triển các nguồn tài nguyên bản địa của đồng bằng sông Cửu Long là: dừa, gạo, cá, sen - du lịch, đặc biệt là ứng dụng công nghệ trong việc phát triển các tài nguyên này.
Trong các phiên thảo luận chung, Diễn đàn tập trung trao đổi các nội dung về: Xu thế phát triển của đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ góc độ nông nghiệp và khoa học - công nghệ, công nghệ 4.0 và nông nghiệp thông minh ứng dụng ở đồng bằng sông Cửu Long; Suy nghĩ từ những câu chuyện người I-xra-en đem công nghệ vào nông nghiệp; Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở I-xra-en; Kinh nghiệm từ Nhật Bản và khả năng ứng dụng ở Việt Nam; Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ở Việt Nam; Liên kết vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Ứng dụng công nghệ để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; Giới thiệu Bộ tiêu chí Hàng Việt Nam chất lượng cao Chuẩn Hội nhập;… Ngoài ra, còn có 4 phiên thảo luận chuyên đề với các chủ đề: Dừa, Gạo, Cá, Sen - Du lịch.
Phiên thảo luận chủ đề “Dừa” do lãnh đạo tỉnh Bến Tre chủ trì, với các nội dung: “Định hướng và nhu cầu phát triển của tỉnh Bến Tre”; “Các kết quả nghiên cứu chuyên sâu về dừa và khai thác các tiềm năng kinh tế từ dừa”; “Chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ ngành dừa”; “Nâng cao giá trị sản phẩm từ cây dừa với công nghệ mới và phương thức canh tác hữu cơ”.
Phiên thảo luận chủ đề “Gạo” do lãnh đạo thành phố Cần Thơ chủ trì, với các nội dung: “Các kết quả nghiên cứu chuyên sâu về gạo và khai thác các tiềm năng kinh tế từ gạo”; “Hạt gạo Việt Nam trước yêu cầu chất lượng, thương hiệu trong cạnh tranh hội nhập”; “Từ tài nguyên bản địa Việt Nam đến Giải Công nghiệp thực phẩm toàn cầu”; “Giải pháp nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam và phân phối gạo tại thị trường nội địa”.
Phiên thảo luận chủ đề “Cá” do lãnh đạo tỉnh An Giang chủ trì, tập trung vào các nội dung: “Các kết quả nghiên cứu chuyên sâu về cá và khai thác các tiềm năng kinh tế từ cá”; “Phát triển sản phẩm từ con cá theo nhu cầu thị trường thế giới”; “Phát triển thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long và công nghệ 4.0”; “Xuất khẩu cá tra trước những vấn đề mới về tiêu chuẩn của Hoa Kỳ”.
Phiên thảo luận chủ đề “Sen - Du lịch” do lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp chủ trì, hướng vào các nội dung: “Các kết quả nghiên cứu chuyên sâu về sen và khai thác các tiềm năng kinh tế từ sen”; “Sáng kiến thực hiện tua du lịch qua 4 tỉnh ABCD Mekong”; “Du lịch trải nghiệm, xu hướng thế giới và giá trị kinh tế từ tài nguyên bản địa”; “Nâng cao giá trị sứ Minh Long từ cảm hứng Sen”.
Qua các phiên thảo luận, Diễn đàn đi đến thống nhất quan điểm: Trong thời gian tới, muốn kết hợp tốt sức mạnh công nghệ để phát triển tài nguyên bản địa của vùng, thông qua đó, phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long cần phải đổi mới tư duy theo hướng:
- Chuyển từ tư duy ứng phó, chống chọi với biến đổi khí hậu sang tư duy “thuận thiên”, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
- Chuyển từ tư duy quy hoạch riêng lẻ, chồng chéo sang tư duy xây dựng quy hoạch vùng có tính tích hợp để cùng nhau xây dựng chiến lược hành động chung, tạo ra chuỗi liên kết phát triển toàn vùng trên cơ sở phân công hợp lý, dựa trên lợi thế và tiềm năng của từng địa phương, từng tiểu vùng.
- Chuyển từ tư duy hành động riêng lẻ, cục bộ sang thúc đẩy và tăng cường liên kết vùng và liên kết tiểu vùng, như: tiểu vùng Đồng Tháp Mười (Long An - Tiền Giang - Đồng Tháp), tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên (An Giang - Kiên Giang - Hậu Giang - Cần Thơ), tiểu vùng Duyên Hải phía Đông (Bến Tre - Trà Vinh - Vĩnh Long - Tiền Giang), Tiểu vùng ABCD Mekong,…
Tại Diễn đàn, đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học - công nghệ và lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã trao Giấy chứng nhận cho 14 doanh nghiệp đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao Chuẩn Hội nhập” - đợt 2. Tính chung, đến nay cả nước có 58 doanh nghiệp đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao Chuẩn Hội nhập”.
Quang cảnh phiên thảo luận chung tại Mekong Connect 2017 |
Nét mới của Diễn đàn năm nay là lần đầu tiên Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với các tổ chức quốc tế là Amcham VN, VTFA và một số tổ chức đến từ Hoa Kỳ, I-xra-en, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản, Phần Lan, Hà Lan… bàn nhiều nội dung chuyên sâu về phát triển các nguồn tài nguyên bản địa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tác động của biến đổi khí hậu. Gần 30 diễn giả đã tọa đàm cùng các doanh nghiệp, chính quyền, các nhà hoạch định chính sách để bàn về 25 đề tài quan trọng, xoay quanh nội dung: Làm thế nào để phát triển các nguồn tài nguyên bản địa của đồng bằng sông Cửu Long là: dừa, gạo, cá, sen - du lịch, đặc biệt là ứng dụng công nghệ trong việc phát triển các tài nguyên này.
Trong các phiên thảo luận chung, Diễn đàn tập trung trao đổi các nội dung về: Xu thế phát triển của đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ góc độ nông nghiệp và khoa học - công nghệ, công nghệ 4.0 và nông nghiệp thông minh ứng dụng ở đồng bằng sông Cửu Long; Suy nghĩ từ những câu chuyện người I-xra-en đem công nghệ vào nông nghiệp; Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở I-xra-en; Kinh nghiệm từ Nhật Bản và khả năng ứng dụng ở Việt Nam; Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ở Việt Nam; Liên kết vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Ứng dụng công nghệ để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; Giới thiệu Bộ tiêu chí Hàng Việt Nam chất lượng cao Chuẩn Hội nhập;… Ngoài ra, còn có 4 phiên thảo luận chuyên đề với các chủ đề: Dừa, Gạo, Cá, Sen - Du lịch.
Phiên thảo luận chủ đề “Dừa” do lãnh đạo tỉnh Bến Tre chủ trì, với các nội dung: “Định hướng và nhu cầu phát triển của tỉnh Bến Tre”; “Các kết quả nghiên cứu chuyên sâu về dừa và khai thác các tiềm năng kinh tế từ dừa”; “Chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ ngành dừa”; “Nâng cao giá trị sản phẩm từ cây dừa với công nghệ mới và phương thức canh tác hữu cơ”.
Phiên thảo luận chủ đề “Gạo” do lãnh đạo thành phố Cần Thơ chủ trì, với các nội dung: “Các kết quả nghiên cứu chuyên sâu về gạo và khai thác các tiềm năng kinh tế từ gạo”; “Hạt gạo Việt Nam trước yêu cầu chất lượng, thương hiệu trong cạnh tranh hội nhập”; “Từ tài nguyên bản địa Việt Nam đến Giải Công nghiệp thực phẩm toàn cầu”; “Giải pháp nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam và phân phối gạo tại thị trường nội địa”.
Phiên thảo luận chủ đề “Cá” do lãnh đạo tỉnh An Giang chủ trì, tập trung vào các nội dung: “Các kết quả nghiên cứu chuyên sâu về cá và khai thác các tiềm năng kinh tế từ cá”; “Phát triển sản phẩm từ con cá theo nhu cầu thị trường thế giới”; “Phát triển thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long và công nghệ 4.0”; “Xuất khẩu cá tra trước những vấn đề mới về tiêu chuẩn của Hoa Kỳ”.
Gian hàng triển lãm giới thiệu các sản phẩm từ sen của tỉnh Đồng Tháp |
Phiên thảo luận chủ đề “Sen - Du lịch” do lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp chủ trì, hướng vào các nội dung: “Các kết quả nghiên cứu chuyên sâu về sen và khai thác các tiềm năng kinh tế từ sen”; “Sáng kiến thực hiện tua du lịch qua 4 tỉnh ABCD Mekong”; “Du lịch trải nghiệm, xu hướng thế giới và giá trị kinh tế từ tài nguyên bản địa”; “Nâng cao giá trị sứ Minh Long từ cảm hứng Sen”.
Qua các phiên thảo luận, Diễn đàn đi đến thống nhất quan điểm: Trong thời gian tới, muốn kết hợp tốt sức mạnh công nghệ để phát triển tài nguyên bản địa của vùng, thông qua đó, phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long cần phải đổi mới tư duy theo hướng:
- Chuyển từ tư duy ứng phó, chống chọi với biến đổi khí hậu sang tư duy “thuận thiên”, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
- Chuyển từ tư duy quy hoạch riêng lẻ, chồng chéo sang tư duy xây dựng quy hoạch vùng có tính tích hợp để cùng nhau xây dựng chiến lược hành động chung, tạo ra chuỗi liên kết phát triển toàn vùng trên cơ sở phân công hợp lý, dựa trên lợi thế và tiềm năng của từng địa phương, từng tiểu vùng.
- Chuyển từ tư duy hành động riêng lẻ, cục bộ sang thúc đẩy và tăng cường liên kết vùng và liên kết tiểu vùng, như: tiểu vùng Đồng Tháp Mười (Long An - Tiền Giang - Đồng Tháp), tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên (An Giang - Kiên Giang - Hậu Giang - Cần Thơ), tiểu vùng Duyên Hải phía Đông (Bến Tre - Trà Vinh - Vĩnh Long - Tiền Giang), Tiểu vùng ABCD Mekong,…
Tại Diễn đàn, đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học - công nghệ và lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã trao Giấy chứng nhận cho 14 doanh nghiệp đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao Chuẩn Hội nhập” - đợt 2. Tính chung, đến nay cả nước có 58 doanh nghiệp đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao Chuẩn Hội nhập”.
Bên cạnh đó, tại Mekong Connect 2017, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao còn tổ chức các gian hàng triển lãm những sản phẩm tài nguyên bản địa ở đồng bằng sông Cửu Long và tổ chức nhiều hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, các nhà bán lẻ trong và ngoài nước.
Trao giấy chứng nhận cho 14 doanh nghiệp đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao Chuẩn Hội nhập”- đợt 2 |
Trước đó, ngày 25-10-2017, tại thành phố Bến Tre, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã ra mắt “Nhóm chuyên gia nghiên cứu về đồng bằng sông Cửu Long”. Nhóm chuyên gia nghiên cứu này tập hợp nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp từng quan tâm và dành nhiều tâm huyết để giúp các địa phương tìm ra các giải pháp giải quyết những vấn đề có tính sống còn của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có phát triển các tài nguyên bản địa. Thời gian tới, Nhóm chuyên gia tiếp tục là bạn đồng hành với các nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân, đặc biệt là tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khả thi về liên kết vùng - liên kết tiểu vùng ở đồng bằng sông Cửu Long và 4 tỉnh ABCD Mekong./.
Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa xã hội hiện thực - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại  (26/10/2017)
Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa xã hội hiện thực - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại  (26/10/2017)
Tiếp tục huy động các lực lượng hỗ trợ, khắc phục hậu quả mưa lũ  (26/10/2017)
Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài  (26/10/2017)
Việt Nam - Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác trong phòng, chống tội phạm  (26/10/2017)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay