Sóc Trăng: Phát huy thế mạnh doanh nghiệp trong liên kết vùng, miền
Sóc Trăng là mảnh đất giàu tiềm năng, lợi thế, một số mặt hàng nông sản, thực phẩm nổi tiếng, tạo nên thương hiệu cho địa phương như hành tím Vĩnh Châu, gạo đặc sản Sóc Trăng, gạo tài nguyên Thạnh Trị, bánh Pía, lạp xưởng, tôm nước lợ… có giá trị kinh tế cao. Lợi thế đó là cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, phát triển kinh tế và phát huy thế mạnh trong liên kết vùng, miền.
Mảnh đất giàu tiềm năng
Sau 25 năm tái lập, tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều nỗ lực “trải thảm đỏ” kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, cải cách thủ tục hành chính và đến nay, Sóc Trăng trở thành nơi các doanh nghiệp trong và ngoài nước lựa chọn đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Sóc Trăng đã bước đầu tận dụng được lợi thế, tiềm năng vùng ven biển để phát triển; trong đó có nhiều doanh nghiệp công nghiệp chế biến thủy, hải sản và hạng mục công trình phục vụ dân sinh quan trọng. Giai đoạn 2017 - 2020, Sóc Trăng xây dựng 89 dự án trên các lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng, giao thông, điện gió, du lịch,… để kêu gọi đầu tư nhằm tạo sự bứt phá phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Đến thời điểm hiện tại, có khoảng 50 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp của Sóc Trăng; giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 của tỉnh đạt gần 7.000 tỷ đồng. Các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Sóc Trăng từng bước được hình thành, đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng về hỗ trợ khởi nghiệp, ngoài việc ươm tạo các doanh nghiệp, Vườn ươm doanh nghiệp Sóc Trăng đã phối hợp Tỉnh Đoàn phát động cuộc thi “Tuyển chọn ý tưởng khởi nghiệp năm 2017” nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và tuyển chọn các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, khả thi để ươm tạo tại vườn ươm trong năm 2017. Qua đó, phát huy vai trò thúc đẩy kinh tế của doanh nghiệp”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng Trần Khắc Tâm nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện, hoạt động đầu tư doanh nghiệp ở Sóc Trăng thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, nhất là chuỗi sản phẩm liên kết vùng chưa thật sự phát huy hiệu quả. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển phải bắt đầu từ thế mạnh nông nghiệp, muốn xoay chuyển tình hình phải bắt đầu từ doanh nghiệp chế biến. Tiến sĩ Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng Tư vấn của Thủ tướng Chính Phủ, cho rằng: “muốn xoay chuyển tình hình phát triển nông nghiệp thì phải bắt đầu từ công nghiệp chế biến. Sóc Trăng có thế mạnh về con tôm, nếu doanh nghiệp thật sự chế biến về tôm, họ sẽ tự tạo ra nguyên liệu và liên kết cùng người nuôi tôm thì mới bảo đảm được chuỗi giá trị và chất lượng. Nếu như chế biến mà đi thu mua như kiểu trôi nổi thì không bao giờ có chất lượng”.
Phát huy vai trò của doanh nghiệp
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quốc hội Nguyễn Đức Kiên chia sẻ các vấn đề xoay quanh việc nâng cao năng lực doanh nghiệp liên kết vùng từ tỉnh nông nghiệp Sóc Trăng: “tuy nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng đóng góp rất lớn trong nền nông nghiệp của cả nước, nhưng kinh tế của tỉnh chưa gắn kết được với các ngành kinh tế trong và ngoài nước. Hai hạn chế lớn nhất mà Sóc Trăng đang đối mặt chính là quy hoạch kinh tế chưa khả thi, nội lực còn nhiều hạn chế so với các tỉnh, chưa thật sự tập trung vào các ngành tạo ra tính lan tỏa đột phá”. Theo ông Kiên, thực hiện liên kết vùng, Sóc Trăng sẽ phải tạo ra 5 môi trường, đó là: môi trường thực hiện công việc theo pháp luật; môi trường làm việc, đầu tư mà có người làm việc thật, có tay nghề; môi trường phục vụ văn minh từ các doanh nghiệp lẫn các cơ quan dịch vụ công; môi trường vệ sinh sạch sẽ và môi trường an ninh, an toàn trật tự.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp trong Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng nói riêng, phải tăng cường liên kết, hợp tác tạo ra sức mạnh tổng hợp. Sự nỗ lực của các doanh nghiệp, Hiệp hội, sự vào cuộc quyết liệt, sự đồng hành của cấp ủy và chính quyền, đoàn thể các cấp là hết sức quan trọng”./.
Phó Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone thăm và làm việc tại Bình Dương  (25/10/2017)
Lãnh đạo Đảng gửi Điện mừng lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc  (25/10/2017)
Saigon Co.op ưu tiên phân phối hàng Việt  (25/10/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 16 đến 22-10-2017)  (25/10/2017)
Xây dựng lực lượng công an nhân dân vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng nòng cốt giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội  (25/10/2017)
Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối với Đông Nam Á  (25/10/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên