Văn bản chỉ đạo, điều hành mới của Chính phủ
Hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo Nghị định, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội gồm: Các cơ quan thanh tra nhà nước và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Cơ quan thanh tra nhà nước gồm: Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Thanh tra Bộ); Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thanh tra Sở).
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Cục An toàn lao động.
Theo quy định, Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09-02-2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1- Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục, Cục; 2- Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý với Thanh tra Bộ; 3- Tham gia với Thanh tra Bộ hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục, Cục; 4- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật thuộc phạm quản lý nhà nước theo quy định; 5- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định quy định rõ hoạt động thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở thực hiện theo quy định của pháp luật. Nội dung thanh tra hành chính gồm: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành do các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Nghị định này thực hiện. Hoạt động thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định từ Điều 51 đến Điều 56 Luật thanh tra, từ Điều 14 đến Điều 32 Nghị định số 7/2012/NĐ-CP.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ các nội dung thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao động; nội dung thanh tra chuyên ngành về việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; nội dung thanh tra chuyên ngành về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nội dung thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp; nội dung thanh tra chuyên ngành về người có công; nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực trẻ em và các chính sách xã hội khác.
Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
Nghị định này quy định về chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành; yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong tổ chức đào tạo thực hành khối ngành sức khỏe.
Nguyên tắc trong tổ chức đào tạo thực hành khối ngành sức khỏe là bảo đảm sự an toàn, tôn trọng và giữ bí mật thông tin cho người sử dụng dịch vụ y tế tại cơ sở thực hành; lấy người học thực hành làm trung tâm, được đào tạo để đạt các phẩm chất, năng lực đã được xác định trong chương trình đào tạo thực hành theo chuẩn năng lực nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành trong xây dựng chương trình, kế hoạch, hợp đồng, tổ chức đào tạo thực hành, lượng giá và đánh giá kết quả thực hành; bảo đảm sự thống nhất, tương đồng về quyền và trách nhiệm giữa cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành trong tổ chức đào tạo thực hành.
Nghị định có hiệu lực từ 20-11-2017./.
Hội chợ Cá tra và các sản phẩm thủy sản  (08/10/2017)
Phó Chủ tịch nước dự kỷ niệm 50 năm đăng quang của Quốc vương Brunei  (08/10/2017)
Thế giới hợp tác quản lý đại dương - Việt Nam đẩy mạnh phối hợp đa phương bảo tồn và phát huy nguồn lợi biển  (07/10/2017)
Chuyến thăm tạo bước ngoặt  (07/10/2017)
Bổ sung vào hệ thống điện Quốc gia thêm 1.535 MW công suất  (07/10/2017)
Đoàn cựu giáo viên kiều bào tại Thái Lan về thăm quê Bác  (07/10/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên