Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Tổng Giám đốc UNESCO
Sáng 25-8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO không ngừng phát triển thời gian qua. Việt Nam ngày càng có nhiều điều kiện để hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với UNESCO và các quốc gia thành viên.
Nhiều dự án về giáo dục, văn hóa, khoa học, thông tin của UNESCO đã và đang phát huy tác dụng, cả về chính sách lẫn thực tiễn ở Việt Nam; những hỗ trợ về mặt tri thức, kỹ thuật, quản lý, tài chính… của UNESCO đã đóng góp lớn cho sự phát triển hài hòa, bền vững tại Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Việt Nam ngày càng tham gia chủ động, đóng góp tích cực vào các công việc chung của UNESCO, đang đảm nhiệm tốt vai trò thành viên của Hội đồng chấp hành UNESCO, của Ủy ban Di sản thế giới - hai cơ quan quan trọng của UNESCO và đang có Ứng cử viên vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO.
Chủ tịch Quốc hội chúc mừng thành công của bà Irina Bokova trong hai nhiệm kỳ trên cương vị Tổng Giám đốc UNESCO; đồng thời giá cao những đóng góp của bà Irina Bokova với vai trò người đứng đầu UNESCO, đã đưa tổ chức này vượt qua nhiều khó khăn tiến hành nhiều biện pháp đổi mới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy ảnh hưởng của tổ chức trên phạm vi toàn cầu.
Điểm lại những đóng góp cho thành công của mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và UNESCO, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự đóng góp của cá nhân bà Irina Bokova, với tư cách Tổng Giám đốc của tổ chức này.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định với phương châm là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia chủ động, tích cực và mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho tổ chức UNESCO.
Bà Irina Bokova cảm ơn Chủ tịch Quốc hội đã dành thời gian cho cuộc tiếp và cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam lần này đã hội đàm với đại diện cơ quan chức năng Việt Nam nhằm thảo luận về việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO, cũng như thảo luận các biện pháp triển khai Bản ghi nhớ giữa Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2016 - 2020; thay mặt UNESCO ký Thỏa thuận thành lập hai Trung tâm dạng II của UNESCO về Toán và Vật lý dưới sự bảo trợ của UNESCO.
Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá cao những chia sẻ của Chủ tịch Quốc hội về những kết quả mà Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội; việc phát huy giá trị những công trình văn hóa được UNESCO vinh danh... Vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện nay ở Việt Nam, phụ nữ đang giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước cũng như trong các tổ chức, cơ quan đoàn thể.
Quốc hội Việt Nam phát huy vai trò lập pháp và giám sát, xem xét sửa đổi một số văn bản pháp luật phù hợp nhằm bảo đảm thực hiện bình đẳng giới vì các mục tiêu phát triển bền vững. Trong công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, vai trò của phụ nữ đã được phát huy...
Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Tổng Giám đốc Irina Bokova đã có những chia sẻ, đánh giá về vai trò của UNESCO hiện nay - một tổ chức có đông đảo thành viên và có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử cho hòa bình, hợp tác và phát triển; cùng nhất trí cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, trước tình hình thế giới phức tạp với nhiều thách thức mới, do đó chỉ có thể giải quyết các vấn đề bằng đối thoại, chung sống hòa bình và sự khoan dung, thông qua giáo dục, khoa học, văn hóa, thông tin./.
Đoàn công tác liên ngành Việt Nam làm việc tại Tòa Thánh Vatican  (25/08/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm xã Đức Trạch của tỉnh Quảng Bình  (25/08/2017)
Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam làm việc tại Nam Phi  (25/08/2017)
Di sản văn minh chung Việt Nam - Ấn Độ  (25/08/2017)
Tổng Bí thư hội kiến với Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi  (25/08/2017)
Thủ tướng ký phát hành Bộ tem đặc biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (25/08/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên