Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 6
Ngày 01-8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã họp phiên toàn thể lần thứ 6 để thẩm tra các tờ trình của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật lý lịch tư pháp.
Trong ngày đầu tiên, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã cho ý kiến và tán thành Tờ trình của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc thành lập Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa và Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc thành lập Tòa án nhân dân thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa; đề nghị chuyển Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua các tờ trình này. Theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Sầm Sơn và Tòa án nhân dân thành phố Sầm Sơn được thành lập trên cơ sở kế thừa cơ cấu tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất… của Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Sầm Sơn và Tòa án nhân dân thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Thảo luận về Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị ban hành Nghị quyết về thực hiện thống nhất trang phục xét xử của Thẩm phán các Tòa án nhân dân, các thành viên Ủy ban Tư pháp cơ bản ủng hộ chủ trương về trang phục xét xử riêng của Thẩm phán, đồng thời góp thêm ý kiến về một số vấn đề chất liệu, kiểu dáng; trong đó, nhấn mạnh đường viền theo mẫu thí điểm chưa phân biệt rõ được ngạch Thẩm phán cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
Bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, với vị trí của Thẩm phán trong xã hội cũng như vai trò của Thẩm phán trong cải cách tư pháp, việc thay đổi trang phục xét xử của thẩm phán so với hiện hành là điều rất cần thiết. Điều này thể hiện sự trang nghiêm khi Thẩm phán xét xử là nhân danh Nhà nước để bảo vệ công lý nên việc Thẩm phán có trang phục riêng là phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp và thông lệ quốc tế.
Trước đó, ngày 13-6-2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 1214 về việc thí điểm trang phục xét xử của Thẩm phán tòa án các cấp là áo choàng dài tay màu đen phù hợp cho từng ngạch thẩm phán. Tòa án nhân dân tối cao đã thực hiện thí điểm tại một số đơn vị tòa án ở các cấp như Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân hai cấp một số tỉnh, thành phố. Qua thực hiện thí điểm tại một số địa phương đại diện cho các vùng, miền trên cả nước cho thấy có sự đồng thuận của đa số thẩm phán, dư luận, các cơ quan và tổ chức liên quan cũng như những người tham dự phiên tòa.
Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thống nhất, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng thống nhất trang phục xét xử của Thẩm phán các Tòa án nhân dân là áo choàng dài tay màu đen; dự kiến thời điểm bắt đầu thực hiện trên phạm vi cả nước từ ngày 01-01-2018. Niên hạn sử dụng là 5 năm/2 chiếc/Thẩm phán.
Cùng ngày, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã thẩm tra Tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về Đề án vị trí việc làm của ngành Kiểm sát. Theo nội dung Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân, hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân hiện có Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, 3 Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, 63 Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và 710 Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện. Đề án xác định có tổng số 226 vị trí việc làm ở tất cả các cấp, với tổng biên chế tối thiểu cần bố trí theo vị trí việc làm là 17.516 người (biên chế được giao hiện nay là 15.860).
Theo Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp, Đề án có xác định nhu cầu bổ sung tối thiểu 1.656 biên chế (trong trường hợp không thực hiện chủ trương tinh giản), tăng thêm 10,4% số lượng biên chế hiện nay. Nhu cầu cần tăng biên chế hay không, tăng cụ thể bao nhiêu cần được tính toán kỹ trên cơ sở vị trí việc làm, khung năng lực của từng vị trí việc làm, khối lượng công việc thực tế, các điều kiện ảnh hưởng… Nhóm nghiên cứu đề nghị, trước mắt chỉ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Đề án.
Đại biểu Nguyễn Văn Luật - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, các nội dung này cần phải xem xét thận trọng trong các lần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định biên chế của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp sau này, để bảo đảm đủ số biên chế cho các Viện Kiểm sát nhân dân hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ; đồng thời, vẫn bảo đảm bộ máy, biên chế tinh gọn theo chủ trương của Đảng.
Phiên họp toàn thể lần thứ 6 Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sẽ diễn ra trong hai ngày 01 đến 02-8./.
Rà soát, đánh giá kỹ lưỡng các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a  (01/08/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đôn đốc việc giải ngân vốn ODA  (01/08/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Cộng hòa Mozambique  (01/08/2017)
Tổng Bí thư tiếp đoàn đại biểu Đảng Nhân dân Cách mạng Lào  (01/08/2017)
Việt Nam quan ngại trước việc Triều Tiên tiếp tục tiến hành thử ICBM  (01/08/2017)
Đồng chí Trần Quốc Vượng được phân công tham gia Thường trực Ban Bí thư  (01/08/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên