Hoàn thiện Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
21:24, ngày 17-07-2017
Ngày 17-7-2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến để hoàn thiện Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước quốc tế các quyền dân sự, chính trị (Công ước ICCPR).
Mục đích hội thảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan để hoàn thiện Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước quốc tế các quyền dân sự, chính trị trước khi nộp lên Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc.
Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 7 điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Theo bà Nguyễn Linh Kha, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp), Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước ICCPR lần thứ 3 tập trung đánh giá thực trạng thực thi các điều khoản cụ thể của Công ước tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh rằng các quyền dân sự, chính trị được thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp 2013 và được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện cơ chế rà soát định kỳ phổ quát, tích cực tham gia và nhiều cơ chế quan trọng của Liên hợp quốc về quyền con người như Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016, Hội đồng Kinh tế - Xã hội nhiệm kỳ 2016 - 2018; chủ động đối thoại về quyền con người với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Các đại biểu điều đánh giá cao những nỗ lực của quốc gia trong việc thực hiện Công ước ICCPR, kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước này năm 1982. Tuy nhiên, Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức đối với việc thực thi Công ước tại Việt Nam như khuôn khổ pháp luật, mức độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các vùng miền, phong tục tập quán, biến động tình hình quốc tế…Theo đồng chí Lê Khắc Quang, chuyên gia của Hội Luật gia Việt Nam, Báo cáo cần chỉ rõ thêm những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi Công ước như tác động của kinh tế, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo…
Đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, Việt Nam cam kết tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Công ước ICCPR có tầm quan trọng và mức độ phổ quát lớn, Việt Nam hết sức nỗ lực thực hiện nghĩa vụ quốc gia thành viên của Công ước này. Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước ICCPR được xây dựng, tiếp cận một cách đa chiều nhằm phản ánh khách quan tình hình thực thi Công ước ICCPR tại Việt Nam. Báo cáo sau khi hoàn thiện sẽ được trình Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc.
Công ước ICCPR được Liên hợp quốc thông qua vào ngày 16-02-1996 và có hiệu lực ngày 23-3-1976. Hiện Công ước ICCPR có khoảng 170 nước tham gia./.
Các đại biểu điều đánh giá cao những nỗ lực của quốc gia trong việc thực hiện Công ước ICCPR, kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước này năm 1982. Tuy nhiên, Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức đối với việc thực thi Công ước tại Việt Nam như khuôn khổ pháp luật, mức độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các vùng miền, phong tục tập quán, biến động tình hình quốc tế…Theo đồng chí Lê Khắc Quang, chuyên gia của Hội Luật gia Việt Nam, Báo cáo cần chỉ rõ thêm những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi Công ước như tác động của kinh tế, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo…
Đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, Việt Nam cam kết tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Công ước ICCPR có tầm quan trọng và mức độ phổ quát lớn, Việt Nam hết sức nỗ lực thực hiện nghĩa vụ quốc gia thành viên của Công ước này. Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước ICCPR được xây dựng, tiếp cận một cách đa chiều nhằm phản ánh khách quan tình hình thực thi Công ước ICCPR tại Việt Nam. Báo cáo sau khi hoàn thiện sẽ được trình Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc.
Công ước ICCPR được Liên hợp quốc thông qua vào ngày 16-02-1996 và có hiệu lực ngày 23-3-1976. Hiện Công ước ICCPR có khoảng 170 nước tham gia./.
Thăm, tặng quà các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ  (17/07/2017)
Huy động mọi lực lượng khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ  (17/07/2017)
Hội thảo quốc tế: Thích ứng với già hóa dân số  (17/07/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 10 đến ngày 16-7-2017  (17/07/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 10 đến 16-7-2017)  (17/07/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên