Hợp tác xây dựng biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, hữu nghị
22:52, ngày 14-07-2017
Ngày 14-7-2017, tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Ban Chỉ đạo cắm mốc biên giới 3 tỉnh Quảng Trị (Việt Nam), Savanakhet và Salavan (Lào) tổ chức hội đàm công tác biên giới và cắm mốc năm 2017. Tỉnh Quảng Trị có chung đường biên giới với hai tỉnh Savannakhet và Salavan (Lào) với chiều dài 179,628 km.
Trong những năm qua, ba tỉnh Quảng Trị, Savanakhet và Salavan đã đoàn kết, hợp tác chặt chẽ để quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc cũng như những tình hình trên tuyến biên giới chung.
Qua đó, nhằm đảm bảo, giữ vững ổn định, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ an ninh trật tự trên tuyến biên giới được hiệu quả góp phần xây dựng biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, hữu nghị.
Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn nổi lên một số hoạt động ảnh hưởng đến tình hình an ninh-trật tự khu vực biên giới như các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép; tội phạm xuyên quốc gia như buôn lậu, buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn bán trái phép chất ma túy có chiều hướng diễn biến phức tạp; vấn đề khai thác thủy sản ở các sông dọc biên giới…
Thực tế đó đòi hỏi ba tỉnh cần có những biện pháp hợp tác quản lý mới để hạn chế tối đa những vấn đề tiêu cực có thể phát sinh.
Tại buổi hội đàm, đại diện lãnh đạo ba tỉnh đã đưa ra nhiều biện pháp, chính sách nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại cũng như đưa ra một số phương hướng mới trong quản lý chung.
Đại diện lãnh đạo ba tỉnh đã thống nhất ký kết biên bản các nội dung hợp tác trong công tác biên giới và cắm mốc năm 2017-2018 với nhiều nội dung quan trọng.
Về công tác biên giới, ba tỉnh thực hiện tốt Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Lào đã được Chính phủ hai nước ký kết.
Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của đường biên giới Việt Nam-Lào, hệ thống mốc quốc giới giữa ba tỉnh, nâng cao ý thức trong việc chấp hành các hiệp ước, hiệp định liên quan đến đường biên giới Việt Nam-Lào; bảo vệ, xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào đoạn qua ba tỉnh để đảm bảo hòa bình, ổn định; thống nhất hơn nữa việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm và phối hợp công tác với các ngành chức năng có liên quan như công an, quân sự, biên phòng và đối ngoại.
Ba tỉnh tiếp tục phát huy mô hình “Kết nghĩa Bản-Bản” đối diện hai bên biên giới và nhân rộng mô hình này đến các đơn vị quản lý biên giới của ba tỉnh nhằm giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, xã hội vùng biên giới; chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả thỏa thuận giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào.
Ba tỉnh đã thống nhất một số nội dung về phát triển thương mại biên giới, trong đó đẩy mạnh xây dựng kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại và Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam-Lào; đẩy mạnh hợp tác trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trồng rừng nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến gỗ rừng trồng phục vụ xuất khẩu; tập trung phát triển thương mại biên giới./.
Qua đó, nhằm đảm bảo, giữ vững ổn định, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ an ninh trật tự trên tuyến biên giới được hiệu quả góp phần xây dựng biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, hữu nghị.
Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn nổi lên một số hoạt động ảnh hưởng đến tình hình an ninh-trật tự khu vực biên giới như các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép; tội phạm xuyên quốc gia như buôn lậu, buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn bán trái phép chất ma túy có chiều hướng diễn biến phức tạp; vấn đề khai thác thủy sản ở các sông dọc biên giới…
Thực tế đó đòi hỏi ba tỉnh cần có những biện pháp hợp tác quản lý mới để hạn chế tối đa những vấn đề tiêu cực có thể phát sinh.
Tại buổi hội đàm, đại diện lãnh đạo ba tỉnh đã đưa ra nhiều biện pháp, chính sách nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại cũng như đưa ra một số phương hướng mới trong quản lý chung.
Đại diện lãnh đạo ba tỉnh đã thống nhất ký kết biên bản các nội dung hợp tác trong công tác biên giới và cắm mốc năm 2017-2018 với nhiều nội dung quan trọng.
Về công tác biên giới, ba tỉnh thực hiện tốt Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Lào đã được Chính phủ hai nước ký kết.
Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của đường biên giới Việt Nam-Lào, hệ thống mốc quốc giới giữa ba tỉnh, nâng cao ý thức trong việc chấp hành các hiệp ước, hiệp định liên quan đến đường biên giới Việt Nam-Lào; bảo vệ, xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào đoạn qua ba tỉnh để đảm bảo hòa bình, ổn định; thống nhất hơn nữa việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm và phối hợp công tác với các ngành chức năng có liên quan như công an, quân sự, biên phòng và đối ngoại.
Ba tỉnh tiếp tục phát huy mô hình “Kết nghĩa Bản-Bản” đối diện hai bên biên giới và nhân rộng mô hình này đến các đơn vị quản lý biên giới của ba tỉnh nhằm giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, xã hội vùng biên giới; chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả thỏa thuận giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào.
Ba tỉnh đã thống nhất một số nội dung về phát triển thương mại biên giới, trong đó đẩy mạnh xây dựng kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại và Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam-Lào; đẩy mạnh hợp tác trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trồng rừng nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến gỗ rừng trồng phục vụ xuất khẩu; tập trung phát triển thương mại biên giới./.
Quân đội Nhân dân Lào luôn vun đắp mối quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam  (14/07/2017)
Thủ tướng gặp các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện ở nước ngoài  (14/07/2017)
Triển lãm tranh của các họa sỹ Việt Nam tại Hà Lan  (14/07/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa (Nhật Bản)  (14/07/2017)
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn  (14/07/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên