"TPP 12-1" tìm kiếm một khuôn khổ mới để đưa TPP vào hiệu lực
23:16, ngày 13-07-2017
Các trưởng đoàn đàm phán của 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa nhất trí đặt mục tiêu đưa TPP vào hiệu lực theo một khuôn khổ mới, sau sự rút lui của Mỹ.
Theo trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản Kazuyoshi Umemoto, TPP ban đầu được 12 nước thành viên ký nên để hiệp định này có hiệu lực khi chỉ còn 11 nước thì cần có một thỏa thuận quốc tế mới.
Các trưởng đoàn đàm phán 11 nước tham gia TPP sẽ tiếp tục nhóm họp trong khoảng thời gian từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9-2017 tại Australia để xúc tiến các cuộc đàm phán về thực hiện thỏa thuận trước tháng 11-2017, khi lãnh đạo các nước TPP sẽ nhóm họp tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Việt Nam.
Sau cuộc họp của Bộ trưởng Thương mại 11 nước tham gia TPP hồi tháng 5-2017 tại Hà Nội, các nhà đàm phán có nhiệm vụ xây dựng phương án để sớm đưa TPP vào hiệu lực và tạo điều kiện cho khả năng Mỹ tham gia trở lại TPP.
Tuy vậy, 11 nước tham gia TPP vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về mức độ điều chỉnh văn bản ban đầu và ông Umemoto cho hay các bên mới chỉ nhất trí về việc không hạ thấp các quy định thương mại tiêu chuẩn cao có trong thỏa thuận ban đầu.
Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trong 11 nước tham gia TPP, hy vọng đạt được một thỏa thuận nhằm thay đổi các quy định đề ra trước đó để đưa TPP vào hiệu lực mà không phải điều chỉnh nội dung của TPP.
Tuy vậy, một số nước có thể kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán mới về nội dung của TPP, trong đó có vấn đề thuế quan và các quy định về thương mại và đầu tư./.
Các trưởng đoàn đàm phán 11 nước tham gia TPP sẽ tiếp tục nhóm họp trong khoảng thời gian từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9-2017 tại Australia để xúc tiến các cuộc đàm phán về thực hiện thỏa thuận trước tháng 11-2017, khi lãnh đạo các nước TPP sẽ nhóm họp tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Việt Nam.
Sau cuộc họp của Bộ trưởng Thương mại 11 nước tham gia TPP hồi tháng 5-2017 tại Hà Nội, các nhà đàm phán có nhiệm vụ xây dựng phương án để sớm đưa TPP vào hiệu lực và tạo điều kiện cho khả năng Mỹ tham gia trở lại TPP.
Tuy vậy, 11 nước tham gia TPP vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về mức độ điều chỉnh văn bản ban đầu và ông Umemoto cho hay các bên mới chỉ nhất trí về việc không hạ thấp các quy định thương mại tiêu chuẩn cao có trong thỏa thuận ban đầu.
Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trong 11 nước tham gia TPP, hy vọng đạt được một thỏa thuận nhằm thay đổi các quy định đề ra trước đó để đưa TPP vào hiệu lực mà không phải điều chỉnh nội dung của TPP.
Tuy vậy, một số nước có thể kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán mới về nội dung của TPP, trong đó có vấn đề thuế quan và các quy định về thương mại và đầu tư./.
Việt Nam tăng 12 vị trí về Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2017  (13/07/2017)
Thủ tướng Đức Angela Merkel mong muốn đẩy mạnh quan hệ với Pháp  (13/07/2017)
Anh công bố dự luật nhằm chính thức chấm dứt quy chế thành viên EU  (13/07/2017)
Chủ tịch nước tiếp các Đại sứ Tây Ban Nha và Yemen trình Quốc thư  (13/07/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Phần Lan, Hy Lạp chào từ biệt  (13/07/2017)
Gặp mặt Trưởng các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài  (13/07/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên