Chủ tịch Quốc hội Lào gặp mặt lưu học sinh Lào tại Sơn La
21:07, ngày 05-07-2017
Ngày 05-7, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou đã có buổi gặp mặt các lưu học sinh Lào đang theo học tại tỉnh Sơn La.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam và dự các chương trình chào mừng kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, 40 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào của Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào do Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou dẫn đầu.
Tại buổi gặp mặt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Đắc Quỳnh đã thông tin về tình hình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lưu học sinh giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, trên cơ sở kết quả ký kết hợp tác, tỉnh Sơn La đã khảo sát nhu cầu đào tạo, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm phù hợp với nhu cầu của các tỉnh phía Bắc Lào.
Để hỗ trợ, góp phần ổn định cuộc sống sinh hoạt, học tập của lưu học sinh, từ năm 2008 đến nay, tỉnh Sơn La đã ban hành 4 nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ đào tạo đối với học viên Lào.
Trong công tác đào tạo lưu học sinh, đến nay, Sơn La đã tiếp nhận và đào tạo cho hơn 1.700 người, theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Hiện nay, đã công nhận tốt nghiệp cho trên 650 lưu học sinh; còn gần 1.100 lưu học sinh đang theo học.
Ngoài ra, từ năm 2008 đến nay, tỉnh Sơn La đã mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, chuyên môn kỹ thuật cho gần 150 cán bộ của các tỉnh phía Bắc Lào. Cùng với đó, Sơn La đã cử 49 cán bộ, học sinh sang học tập tại Lào.
Để công tác đào tạo, bồi dưỡng lưu học sinh Lào ngày càng hiệu quả, tỉnh Sơn La tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin, nắm rõ nhu cầu của các tỉnh phía bạn để hợp tác đào tạo theo thực tế và khả năng mỗi bên.
Đồng thời, tỉnh Sơn La đề nghị các bộ, ngành Trung ương Việt Nam, Lào tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Sơn La tăng chỉ tiêu đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo lưu học sinh.
Tại buổi gặp mặt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Đắc Quỳnh đã thông tin về tình hình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lưu học sinh giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, trên cơ sở kết quả ký kết hợp tác, tỉnh Sơn La đã khảo sát nhu cầu đào tạo, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm phù hợp với nhu cầu của các tỉnh phía Bắc Lào.
Để hỗ trợ, góp phần ổn định cuộc sống sinh hoạt, học tập của lưu học sinh, từ năm 2008 đến nay, tỉnh Sơn La đã ban hành 4 nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ đào tạo đối với học viên Lào.
Trong công tác đào tạo lưu học sinh, đến nay, Sơn La đã tiếp nhận và đào tạo cho hơn 1.700 người, theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Hiện nay, đã công nhận tốt nghiệp cho trên 650 lưu học sinh; còn gần 1.100 lưu học sinh đang theo học.
Ngoài ra, từ năm 2008 đến nay, tỉnh Sơn La đã mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, chuyên môn kỹ thuật cho gần 150 cán bộ của các tỉnh phía Bắc Lào. Cùng với đó, Sơn La đã cử 49 cán bộ, học sinh sang học tập tại Lào.
Để công tác đào tạo, bồi dưỡng lưu học sinh Lào ngày càng hiệu quả, tỉnh Sơn La tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin, nắm rõ nhu cầu của các tỉnh phía bạn để hợp tác đào tạo theo thực tế và khả năng mỗi bên.
Đồng thời, tỉnh Sơn La đề nghị các bộ, ngành Trung ương Việt Nam, Lào tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Sơn La tăng chỉ tiêu đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo lưu học sinh.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou đánh giá cao sự giúp đỡ của Việt Nam, nhất là sự hỗ trợ của tỉnh Sơn La, dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng đã có sự giúp đỡ “chí tình, chí nghĩa” trong hoạt động đào tạo lưu học sinh thời gian qua.
Chủ tịch Quốc hội Lào chia sẻ, Đảng, Nhà nước Lào rất quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, vì vậy đã có các chính sách, chiến lược và thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
Đặc biệt, Đảng, Nhà nước Lào luôn coi thế hệ trẻ là nguồn lực quan trọng, quyết định vận mệnh đất nước. Vì vậy, chất lượng học tập của các em hiện nay là tiền đề để xây dựng đất nước sau này.
Chủ tịch Quốc hội Lào cho biết, hiện nay có khoảng 12.000 học sinh, sinh viên Lào đang theo học tại Việt Nam. Trong đó, nhiều lưu học sinh khi trở về nước đã trở thành lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước cũng như trong các cơ quan của Chính phủ. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội Lào căn dặn lưu học sinh đang theo học tại Việt Nam, cần tiếp bước cha anh để xây dựng đất nước.
Các lưu học sinh phải tích cực học tập để đạt được kết quả cao nhất, coi đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Đồng thời, các em phải luôn nâng cao nhận thức về sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới, từ đó xây dựng cho mình kiến thức vững chắc, làm hành trang để đưa đất nước phát triển.
Các lưu học sinh chính là thế hệ tương lai của đất nước, là lực lượng chính để đưa Lào thoát nghèo vào năm 2020 và trở thành nước phát triển vào năm 2030.
Chủ tịch Quốc hội Lào nhấn mạnh, sự giúp đỡ của Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng là “không giới hạn, không biên giới”.
Trong thời gian tới, đề nghị tỉnh Sơn La chú trọng hơn nữa chất lượng lưu học sinh, việc cấp học bổng cần tổ chức thi để tuyển chọn nhằm bảo đảm công bằng; công tác đào tạo phải đáp ứng được sự phát triển hiện nay, gắn với đặc thù, thế mạnh của từng địa phương ở Lào./.
Chủ tịch Quốc hội Lào chia sẻ, Đảng, Nhà nước Lào rất quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, vì vậy đã có các chính sách, chiến lược và thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
Đặc biệt, Đảng, Nhà nước Lào luôn coi thế hệ trẻ là nguồn lực quan trọng, quyết định vận mệnh đất nước. Vì vậy, chất lượng học tập của các em hiện nay là tiền đề để xây dựng đất nước sau này.
Chủ tịch Quốc hội Lào cho biết, hiện nay có khoảng 12.000 học sinh, sinh viên Lào đang theo học tại Việt Nam. Trong đó, nhiều lưu học sinh khi trở về nước đã trở thành lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước cũng như trong các cơ quan của Chính phủ. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội Lào căn dặn lưu học sinh đang theo học tại Việt Nam, cần tiếp bước cha anh để xây dựng đất nước.
Các lưu học sinh phải tích cực học tập để đạt được kết quả cao nhất, coi đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Đồng thời, các em phải luôn nâng cao nhận thức về sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới, từ đó xây dựng cho mình kiến thức vững chắc, làm hành trang để đưa đất nước phát triển.
Các lưu học sinh chính là thế hệ tương lai của đất nước, là lực lượng chính để đưa Lào thoát nghèo vào năm 2020 và trở thành nước phát triển vào năm 2030.
Chủ tịch Quốc hội Lào nhấn mạnh, sự giúp đỡ của Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng là “không giới hạn, không biên giới”.
Trong thời gian tới, đề nghị tỉnh Sơn La chú trọng hơn nữa chất lượng lưu học sinh, việc cấp học bổng cần tổ chức thi để tuyển chọn nhằm bảo đảm công bằng; công tác đào tạo phải đáp ứng được sự phát triển hiện nay, gắn với đặc thù, thế mạnh của từng địa phương ở Lào./.
Việt Nam tham dự cuộc Đối thoại Delhi lần thứ 9 tại Ấn Độ  (05/07/2017)
Trưng bày “Thép nơi ngục lửa”  (05/07/2017)
Tổng thống D. Trump chọn mô hình phát triển mới nào cho Nước Mỹ  (05/07/2017)
Tuổi trẻ Agribank “về nguồn”, tự tin tiếp bước  (05/07/2017)
Tuổi trẻ Agribank “về nguồn”, tự tin tiếp bước  (05/07/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên