Chuyến thăm của Thủ tướng và mong muốn 'kép' của Hoa Kỳ
Thông báo cho thấy Hoa Kỳ không chỉ quan tâm phát triển quan hệ song phương mà còn mong muốn thúc đẩy hợp tác đa phương với Việt Nam.
Nhìn lại những diễn biến trong gần một năm qua, có thể thấy mong muốn trên của Hoa Kỳ là có cơ sở, thể hiện sự coi trọng của Hoa Kỳ đối với mối quan hệ với Việt Nam trên cả bình diện song phương và đa phương.
Cụ thể, trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hồi tháng 4, Cố vấn Hội đồng An ninh quốc gia Herbert Raymond McMaster đã chuyển thư của Tổng thống Donald Trump mời Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm Hoa Kỳ.
Theo một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) từ Hoa Kỳ, việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên thăm Hoa Kỳ sau khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống của Hoa Kỳ sẽ không chỉ làm tăng “uy tín ngoại giao và vai trò” của Việt Nam.
Cũng trong tháng Tư, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence xác nhận Tổng thống Donald Trump sẽ tham dự một loạt các Hội nghị cấp cao ở khu vực, trong đó có Tuần lễ cấp cao APEC tại Việt Nam.
Ông Mike Pence cho rằng Tổng thống Mỹ có mặt tại các hội nghị này "là dấu hiệu cho thấy cam kết mạnh mẽ của chúng tôi nhằm xây dựng những nền tảng vững chắc mà chúng ta cùng chia sẻ”.
Như vậy, Hoa Kỳ có nhu cầu phát triển quan hệ với Việt Nam trong khi Việt Nam cũng có nhu cầu phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, không chỉ vì lợi ích của mỗi nước mà còn vì lợi ích, vì hòa bình, ổn định của khu vực.
Ông Anthony Nelson, Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình dương tại Tập đoàn Tư vấn Albright Stonebridge tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục là một đối tác rất quan trọng của Hoa Kỳ.
Cùng với lịch sử và quan hệ nhân dân giữa hai nước, ông Anthony Nelson cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có cùng quan tâm trong nhiều vấn đề khu vực và có rất nhiều lĩnh vực hợp tác.
Ngoại giao tích cực
Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định sự tích cực, chủ động trong việc triển khai nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Trong khuôn khổ triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XII, chúng ta cần hết sức chú trọng quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn… trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi".
Ngày 14-12-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump nhằm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hoa Kỳ.
Trong thời gian qua, với sự chủ động của Việt Nam, hai bên tiếp tục duy trì các hoạt động trao đổi, tiếp xúc. Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã gửi điện mừng Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence chính thức nhậm chức và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã gửi điện mừng tới tân Ngoại trưởng Rex Tillerson.
Ngày 17-02, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Rex Tillerson bền lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20.
Ngày 23-02-2017, Tổng thống Donald Trump đã gửi thư cảm ơn Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước.
Từ 18 đến 22-3-2017, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cũng đã có chuyến công tác tại Mỹ để trao đổi về tình hình và biện pháp thúc đẩy quan hệ, cũng như các vấn đề khu vực và thế giới cùng quan tâm.
Từ ngày 19 đến 22-4-2017, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thăm chính thức Mỹ theo lời mời của Ngoại trưởng Rex Tillerson; tiến hành hội đàm với Ngoại trưởng Rex Tillerson, gặp Cố vấn An ninh Quốc gia McMaster, Bộ trưởng Tài chính Mnuchin, Quyền Đại diện Thương mại Stephen Vaughn, các trợ lý nghị sĩ, giới doanh nghiệp và học giả Mỹ…
Theo ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Ngoại giao), những động thái đối ngoại chủ động, tích cực như trên đã góp phần cùng cố niềm tin, tạo đà để quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đi vào chiều sâu, thực chất; có lợi cho cả hai bên và có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực.
Đó cũng là cơ sở để Hoa Kỳ đặt mong muốn “kép” vào chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và vào quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trong tương lai./.
Bang Zacatecas của Mexico muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam  (28/05/2017)
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng sẽ tạo đà cho sự hợp tác, phát triển  (28/05/2017)
Những bước đi thận trọng của Tổng thống Donald Trump  (28/05/2017)
Tôn vinh công nhân, người lao động tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2017  (28/05/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên