Sự kiện thế giới tuần qua (24-6 đến 1-7)
1. Tân Thủ tướng Anh nhậm chức
Thứ tư, ngày 27-6-2007, nước Anh đã chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng. Bộ trưởng Tài chính Anh – Gordon Brown chính thức trở thành tân Thủ tướng nước Anh, thay thế ông Tony Blair, người đã giữ cương vị này trong vòng một thập kỷ qua. Sinh năm 1951, trong một gia đình mục sư ở Glasgow - ngoại ô Scotland, năm 1979, ông G.Brown bắt đầu tham gia chính trường bằng cách tranh cử nghị viện nhưng thất bại. Bốn năm sau, ông tiếp tục tranh cử và thành công, trở thành nghị sĩ Công đảng khi 32 tuổi. Dưới thời đảng cầm quyền do bà Margaret Hilda Thatcher lãnh đạo, ông G.Brown đã cùng ông Blair thực hiện một cuộc cách tân Công đảng, giúp đảng này giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 1997, chấm dứt 15 năm cầm quyền của Đảng Bảo thủ. Ông Blair lên làm Thủ tướng đã giao cho ông Brown làm người nắm giữ ngân khố quốc gia. Mười năm trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông G.Brown đã trở thành người giữ cương vị này lâu nhất trong 200 năm qua ở nước Anh; dẫn dắt nước Anh trải qua thời kỳ phát triển kinh tế liên tục ở tỷ lệ lạm phát thấp và số người thất nghiệp giảm xuống còn 5,5%. Báo chí Anh luôn dùng từ “thâm trầm” để nói về ông G.Brown. Báo The Times của Anh đã mô tả ông là người có tư duy nhanh nhạy nhưng không giỏi ăn nói, ông chú trọng tư tưởng thay vì sức hút cá nhân, có những lúc ông sa vào suy nghĩ lớn mà xem nhẹ những chi tiết đời sống. Đi nhiều, nghe nhiều và đã học hỏi nhiều từ người dân nước Anh, nay trở thành là Thủ tướng, ông Brown khẳng định ông sẽ vẫn tiếp tục lắng nghe và học hỏi từ những người dân của mình.
Việc ông Gordon Brown trở thành tân Thủ tướng hứa hẹn sẽ thổi một luồng gió mới vào chính trường nước Anh. Trong những ngày làm việc đầu tiên trên cương vị Thủ tướng mới, ông G.Brown đã tiến hành cuộc cải tổ nội các lớn nhất kể từ khi công đảng lên cầm quyền năm 1997. Đáng chú ý là trong thành phần nội các mới, ông Brown đã bổ nhiệm ông David Miliband - 41 tuổi, một chính trị gia trẻ nhất của Anh và là người kịch liệt chỉ trích cuộc chiến ở I-rắc làm ngoại trưởng. Với việc bổ nhiệm này, ông Brown hy vọng sẽ giúp công đảng lấy lại uy tín đã bị suy giảm do việc can dự của Anh trong cuộc chiến chống I-rắc – một cuộc chiến có thể coi là một thách thức lớn đối với chính phủ của ông G.Brown. Ông G.Brown cho rằng để có thể đánh bại chủ nghĩa cực đoan sẽ không chỉ có sức mạnh về quan sự mà còn có cả cuộc chiến về tư tưởng. Đó là bài học ông rút ra từ cuộc chiến I-rắc. Vị Thủ tướng thứ 52 của nước Anh cũng khẳng định ông sẽ trao cho các nghị sĩ quốc hội quyền bỏ phiếu quyết định việc gửi quân ra nước ngoài trong tương lai. Cho đến giờ, trách nhiệm và quyền hạn ấy vẫn do một mình Thủ tướng quyết định. Ông G.Brown mong muốn chính phủ mới sẽ có trách nhiệm nhiều hơn để Quốc hội và người dân có tiếng nói mạnh hơn. Ông Brown cam kết giáo dục, y tế và nhà ở sẽ là những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong chính phủ mới. Bởi theo ông, giáo dục không chỉ là vấn đề đạo đức, kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa chiến lược. Ông Brown đang tỏ rõ quyết tâm thực hiện những cải cách và người dân Anh cũng đang chờ đợi những cải cách mới từ tân Thủ tướng của mình.
2. Hồng Kông kỷ niệm 10 năm trở về với Đại lục
Ngày 1-7-2007 là ngày tròn 10 năm Hồng Kông trở về với Trung Quốc. 10 năm qua, bất chấp những khó khăn, khủng hoảng tài chính tiền tệ, dịch SART, Hồng Kông đã vươn lên đạt tốc độ phát triển kinh tế ngoạn mục. Hòn đảo này đã có tới 270 nghìn triệu phú nhờ có mối giao thương thuận lợi với thị trường hơn 1 tỉ dân của Trung Quốc. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Hồng Kông trở về với Trung Quốc, hai bên đã nhất trí thỏa thuận đối tác kinh tế nhằm mở rộng các cơ hội trong ngân hàng, kinh doanh mang lại cho họ lợi thế lớn khi tiến vào thị trường Đại lục đầy tiềm năng. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại mà 10 năm qua, Hồng Kông chưa giải quyết đó là sự bùng nổ kinh tế, kéo theo sự ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu – nghèo ở Hồng Kông chưa được thu hẹp. Cũng nhân dịp này, các nhà chức trách Hồng Kông đã cam kết sẽ giải quyết những khó khăn còn tồn tại. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hiện đang có mặt tại Hồng Kông cũng cam kết, Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ Hồng Kông nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng và sự ổn định lâu dài ở Hồng Kông.
3. Những tín hiệu tích cực xung quanh chương trình hạt nhân của Triều Tiên
Trong tuần qua, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên đã có những bước chuyển biến tích cực. Sau khi khoản tiền của Triều Tiên tại ngân hàng Banco Delta Asia ở Ma Cao được giải tỏa, lần đầu tiên sau 5 năm, Triều Tiên đã đồng ý cho các thanh sát viên của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA trở lại Bình Nhưỡng thanh sát nhà máy hạt nhân Dông-piên (Yongbyon). Đây là cơ sở hạt nhân quan trọng của Bình Nhưỡng và cũng là mục tiêu chính yếu của các cuộc đàm phán 6 bên. Sự có mặt của ông Ô-li Hây-nô-nen (Olli Heinonen) – phó Tổng giám đốc IAEA tới cơ sở hạt nhân quan trọng của Triều Tiên vốn là cánh cửa bí mật đã cho thấy thiện chí của Bình Nhưỡng trong việc quay trở lại quỹ đạo giám sát hạt nhân của cộng đồng quốc tế. Ông Hây-nô-nen đã kết thúc chuyến thăm Triều Tiên với một thỏa thuận về việc đóng cửa, giám sát lò phản ứng hạt nhân Dông-piên. Hiện chưa khẳng định thời điểm Bình Nhưỡng sẽ đóng cửa lò phản ứng hạt nhân Dông-piên bởi nó còn phụ thuộc vào 6 bên tham gia vòng đàm phán về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
4. I-xra-en và Pa-lét-xtin xích lại gần nhau
Trong tuần qua đã có nhiều tiến triển trong quan hệ giữa các nước Trung Đông. Tổng thống Pa-lét-xtin Mác-mút Áp-bát (Mahmoud Abbas) và Thủ tướng I-xra-en En-hút Ôn-mớt (Ehud Olmert) đã có cuộc hội đàm lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Áp-bát giải tán chính phủ đoàn kết dân tộc do phái Ha-mát đứng đầu. Hai nhà lãnh đạo đã nối lại các cuộc đàm phán hòa bình. Để bày tỏ thiện chí của Tổng thống Áp-bát và chính phủ khẩn cấp mới thành lập ở Pa-lét-xtin, I-xra-en đã hoàn trả ½ trong tổng số gần 700 triệu đô-la Mỹ, tiền thuế mà họ đã thu giữ của Pa-lét-xtin trong vòng 15 tháng qua và tuyên bố sẵn sàng trả tự do cho 250 tù nhân Pa-lét-xtin. Hội nghị thượng đỉnh 4 bên gồm Pa-lét-xtin, I-xra-en, Ai-cập, Gioóc-đa-ni và nhóm bộ tứ của Trung Đông cũng đã nhóm họp trong tuần này nhằm hỗ trợ những cải cách kinh tế và chính trị của Tổng thống Áp-bát.
5. Cuộc họp hội đồng Nga – NATO chưa giải quyết được bất đồng
Hội đồng Nga – NATO đã nhóm họp vào thứ ba, ngày 26-6-2007, tại thủ đô Mát-xcơ-va (Nga) để thảo luận những bất đồng từ kế hoạch của Mỹ về triển khai hệ thống phòng thủ tiên lửa tại châu Âu cho tới việc phương Tây ủng hộ quy chế độc lập hoàn toàn tỉnh Cô-xô-vô của Cộng hòa Séc-bi. Tuy nhiên, khi kết thúc cuộc họp, lập trường của hai bên vẫn còn cách xa nhau. Tổng thư ký NATO ông Hốp Sép-phơ (Hoop Scheffer) đã bày tỏ thái độ ủng hộ Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu và cho rằng việc Nga và Mỹ cùng phối hợp sử dụng trạm ra-đa ở A-déc-bai-gian theo như đề nghị của Tổng thống Nga Pu-tin là không khả thi. Còn Nga cho rằng việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu là một mối đe dọa đối với nước Nga và Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa liên lục địa tiên tiến. Thứ năm, ngày 28-6-2007 vừa qua, Nga đã thử thành công loại tên lửa đạn đạo mới có tầm bắn 10 km mang theo 6 đầu đạn hạt nhân và có thể chọc thủng bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào nếu vi phạm lãnh thổ của Nga. Vụ thử tên lửa này diễn ra trước khi Tổng thống Nga Pu-tin lên đường thăm Mỹ vào chủ nhật, ngày 1-7-2007 vừa qua.
NỔI BẬT TUẦN TỚI
1. Ngày 4-7 đến 6-7-2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Ấn Độ.
2. Ngày 3-7-2007, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm tiếp Thượng Nghị sỹ Hoa Kỳ.
3. Ngày 4-7-2007, Bộ Quốc phòng kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7.
4. Ngày 3-7 đến 5-7-2007, diễn ra kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng đợt 1 toàn quốc.
5. Ngày 5-7 đến 7-7-2007, tại Hà Nội sẽ diễn ra Liên hoan thiếu nhi các dân tộc toàn quốc.
6. Ngày 5-7-2007, tại Đili (Đông Timo), công bố kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội.
7. Ngày 7-7-2007 tại Riga (Lát-vi-a), Tổng thống Vaira Vike – Freiberga từ chức sau hai nhiệm kỳ tái nhiệm
8. Ngày 7-7-2007, tại Lixbon (Bồ Đào Nha), công bố 7 kỳ quan mới của thế giới
Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2007  (02/07/2007)
Phát triển văn hóa con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (29/06/2007)
Xuất bản tổng tập về văn hóa Thăng Long - Hà Nội  (29/06/2007)
Tây Nguyên những chặng đường lịch sử văn hóa  (29/06/2007)
Sự kiện 7 ngày qua  (28/06/2007)
Xuất khẩu 6 tháng đầu năm  (28/06/2007)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên