Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU
22:40, ngày 16-02-2017
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trưa ngày 16-2, ngay sau khi đến Bonn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nước công nghiệp phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Sigmar Gabriel.
Về quan hệ song phương, hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.
Hiện nay, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Sigmar Gabriel nhất trí sẽ chỉ đạo hai Bộ Ngoại giao tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất hơn nữa, nhất là về thương mại, đầu tư, giáo dục, lao động, dạy nghề, du lịch, công nghệ...
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị phía Đức thúc đẩy EU hoàn tất rà soát pháp lý để sớm ký kết Hiệp định Tự do thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) với Việt Nam (EVFTA) trong năm 2017, công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ cho Việt Nam cùng thời điểm ký EVFTA.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao việc Đức mời Việt Nam với tư cách nước chủ nhà APEC 2017 tham dự các hội nghị Nhóm G20 trong năm nay.
Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng mời Đức với tư cách là Chủ tịch G20 tham gia một số hoạt động trong khuôn khổ năm APEC 2017 tại Việt Nam.
Hai bên nhất trí cho rằng nghị trình và các ưu tiên của G20 và APEC năm nay có nhiều điểm tương đồng, do đó việc tăng cường hợp tác và phối hợp chính sách giữa G20 và APEC là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới và khu vực hiện nay nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy phát triển bền vững, liên kết và tự do hóa thương mại.
Hai bên cũng trao đổi ý kiến về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có việc tăng cường phối hợp tại các diễn đàn, tổ chức khu vực, quốc tế và Liên hợp quốc.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hoan nghênh việc Đức trở thành Đối tác phát triển của ASEAN từ năm 2016 và bày tỏ mong muốn Đức tăng cường hỗ trợ ASEAN trong một số lĩnh vực chủ chốt như công nghệ xanh, nông nghiệp, thu hẹp khoảng cách phát triển, cơ sở hạ tầng, giáo dục, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai...
Phó Thủ tướng đề nghị Đức và EU tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, góp phần tích cực bảo đảm tự do và an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở khu vực./.
Hiện nay, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Sigmar Gabriel nhất trí sẽ chỉ đạo hai Bộ Ngoại giao tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất hơn nữa, nhất là về thương mại, đầu tư, giáo dục, lao động, dạy nghề, du lịch, công nghệ...
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị phía Đức thúc đẩy EU hoàn tất rà soát pháp lý để sớm ký kết Hiệp định Tự do thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) với Việt Nam (EVFTA) trong năm 2017, công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ cho Việt Nam cùng thời điểm ký EVFTA.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao việc Đức mời Việt Nam với tư cách nước chủ nhà APEC 2017 tham dự các hội nghị Nhóm G20 trong năm nay.
Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng mời Đức với tư cách là Chủ tịch G20 tham gia một số hoạt động trong khuôn khổ năm APEC 2017 tại Việt Nam.
Hai bên nhất trí cho rằng nghị trình và các ưu tiên của G20 và APEC năm nay có nhiều điểm tương đồng, do đó việc tăng cường hợp tác và phối hợp chính sách giữa G20 và APEC là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới và khu vực hiện nay nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy phát triển bền vững, liên kết và tự do hóa thương mại.
Hai bên cũng trao đổi ý kiến về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có việc tăng cường phối hợp tại các diễn đàn, tổ chức khu vực, quốc tế và Liên hợp quốc.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hoan nghênh việc Đức trở thành Đối tác phát triển của ASEAN từ năm 2016 và bày tỏ mong muốn Đức tăng cường hỗ trợ ASEAN trong một số lĩnh vực chủ chốt như công nghệ xanh, nông nghiệp, thu hẹp khoảng cách phát triển, cơ sở hạ tầng, giáo dục, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai...
Phó Thủ tướng đề nghị Đức và EU tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, góp phần tích cực bảo đảm tự do và an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở khu vực./.
Thủ tướng giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho 6 cơ quan  (16/02/2017)
Chủ tịch nước: Tiếp tục nâng cao chất lượng dân nguyện  (16/02/2017)
Mở rộng hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Nhật Bản  (16/02/2017)
Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga sắp thăm chính thức Việt Nam  (16/02/2017)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên