Củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Ăng-gô-la Hô-xê Ê-đu-ác-đô Đốt San-tốt và Tổng thống Cộng hòa Mô-dăm-bích Ác-man-đô Ê-mi-li-ô Ghê-bu-da, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sẽ thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Ăng-gô-la và Cộng hòa Mô-dăm-bích từ ngày 2 đến 6-4.
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đến Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la lần này nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam với hai nước Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la, trong đó, có quan hệ về kinh tế - thương mại.
Việt Nam vốn có quan hệ hữu nghị truyền thống với hai nước Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la, từng ủng hộ nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế ở mỗi nước. Việt Nam, Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la có nhiều điểm tương đồng, cùng trải qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, hiện nay, đều là những nước đang phát triển và có nhiều tiềm năng hợp tác, hỗ trợ nhau trong xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam và Mô-dăm-bích lập quan hệ ngoại giao từ ngày 25-6-1975, đúng vào ngày Mô-dăm-bích tuyên bố độc lập. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Trong các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, Mô-dăm-bích luôn bày tỏ đánh giá cao vai trò, vị trí của Việt Nam trong khu vực và mong muốn tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.
Đến nay, hai nước đã ký kết các Hiệp định hợp tác về: Khuyến khích và bảo hộ đầu tư; hợp tác về nông nghiệp, giáo dục và y tế. Hai bên nhất trí sẽ nối lại việc cử chuyên gia nông nghiệp, y tế, giáo dục sang Mô-dăm-bích.
Việt Nam và Ăng-gô-la lập quan hệ ngoại giao ngày 12-11-1975. Hai nước đã ký kết một số Hiệp định hợp tác giữa Đảng cộng sản Việt Nam và MPLA-Đảng lao động (5-1983); Hiệp định Thương mại (5-1978). Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật (1979); Hiệp định đặc biệt về cử chuyên gia Việt Nam sang Ăng-gô-la (8-1984), ký lại Hiệp định về cử chuyên gia Việt Nam sang Ăng-gô-la hợp tác trong lĩnh vực giáo dục (1995) và Y tế (1996); Thỏa thuận hợp tác nông nghiệp, Nghị định thư hợp tác hai Bộ Ngoại giao (2002), Thủy sản (2004). Ngoài ra, dầu khí cũng là một lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng mà hai nước sẽ mở rộng hợp tác.
Thời gian qua, những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ăng-gô-la chủ yếu là gạo, hàng dệt may, đồ gỗ, sản phẩm chất dẻo. Ăng-gô-la xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là kính an toàn và thức ăn gia súc.
Từ năm 1986, Việt Nam đã cử nhiều chuyên gia sang công tác tại Ăng-gô-la. Hiện có khoảng 300 chuyên gia y tế và giáo dục Việt Nam làm việc tại Ăng-gô-la và khoảng trên 2.000 người Việt đang làm ăn, buôn bán tại đây.
Ai sẽ thắng ?  (02/04/2008)
Việt Nam - Ăng-gô-la, mối quan hệ hợp tác hữu nghị  (02/04/2008)
Ngân hàng Thế giới: Việt Nam sẽ tăng trưởng 8% năm 2008  (02/04/2008)
Thủ tướng I-xra-en cam kết theo đuổi đàm phán hòa bình với Pa-le-xtin  (02/04/2008)
Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Ca-ta  (02/04/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên