Ngân hàng Thế giới: Việt Nam sẽ tăng trưởng 8% năm 2008
Ngày 1-4, tại buổi công bố Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á, Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức từ 7,5-8% năm 2008, thấp hơn so với mức 8.5% năm ngoái.
Ông Rama Martin Rama, Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam cho biết Việt Nam đang duy trì được mức tăng trưởng xuất khẩu ổn định, tốc độ đạt 20-21% trong 3 năm gần đây. Mặc dù nhập siêu của Việt Nam trong3 tháng đầu 2008 đã lên tới 7,3 tỉ USD nhưng “xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng xấu, thậm chí còn hưởng lợi từ tình hình hiện nay của nền kinh tế thế giới”, ông Ramanhận định.
Một yếu tố nữa khiến ông Rama tin tưởng mức dự báo 8% cho Việt Nam là việc Chính phủ Việt Nam “dù chưa sẵn sàng cho việc thả nổi tỷ giá hối đoái nhưng đã có một chính sách ngoại hối linh hoạt hơn, nới rộng biên độ dao động lên 1% so với 0,5% một năm trước đây”.
Bản báo cáo cũng đề cập đến tình trạng lạm phát của Việt Nam hiện nay. Theo đó, WB đưa ra các khuyến nghị nhằm kiềm chế lạm phát như tiếp tục cắt giảm tín dụng, chấm dứt tình trạng bong bóng trên thị trường nhà đất bằng các chính sách thuế tài sản phù hợp, vừa hạn chế được nạn đầu cơ vừa tăng thu ngân sách cho đầu tư vào các kết cấu hạ tầng xã hội thiết yếu khác.
Bên cạnh đó, WB cho rằng cần tiếp tục điều chỉnh linh hoạt tỷ giá đồng Việt Nam, tách rời ảnh hưởng của đồng đôla Mỹ lên tiền đồng. Siết chặt hoạt động vay vốn của khu vực công và quản lý chặt hơn dòng vốn theo hướng khuyến khích dòng vốn dài hạn, hạn chế nguồn vốn ngắn hạn cũng là những giải pháp để giảm lạm phát trong thời điểm này.
WB cũng đưa ra dự báo khu vực Đông Á sẽ chỉ tăng trưởng ở mức khoảng 8,5% trong năm 2008, giảm từ 1-2% so với tốc độ trung bình 10,2% hiện nay. Sự suy giảm này do tác động từ nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái và cuộc khủng hoảng bất động sản ở nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang lan rộng ra các quốc gia khác cũng như các loại tài sản khác và giá nhiên liệu, lương thực tăng vọt.
Theo bản báo cáo, chỉ số giá của những mặt hàng cơ bản như dầu lửa, nông sản và kim loại trên thế giới đã liên tục tăng từ năm 2000 cho tới nay, từ 100-400%. Điều này kéo tụt dự báo tăng trưởng GDP của không chỉ các nước Đông Á, trong đó có Việt Nam, mà cả những nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới
Dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á
|
Thủ tướng I-xra-en cam kết theo đuổi đàm phán hòa bình với Pa-le-xtin  (02/04/2008)
Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Ca-ta  (02/04/2008)
Giải pháp ngăn chặn mặt bằng giá tăng quá nhanh của Chính phủ Trung Quốc trong năm 2008  (02/04/2008)
Việt Nam phê chuẩn Hiến chương ASEAN - Bước tiến mới trong quá trình Việt Nam tham gia ASEAN  (02/04/2008)
Thủ tướng phát lệnh cho doanh nghiệp  (02/04/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên