Tổng thống Mỹ Trump ban hành loạt sắc lệnh cải tổ hệ thống tài chính
22:59, ngày 04-02-2017
Tiếp nối các sắc lệnh được ban hành kể từ khi lên nắm quyền, ngày 03-02, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành 2 sắc lệnh yêu cầu rà soát lại những đạo luật chủ chốt về tài chính có hiệu lực sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Đây được coi là một phần trong kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý tài chính của chính quyền mới.
Đáng chú ý nhất là sắc lệnh rà soát đạo luật Dodd-Frank, hay còn gọi là Đạo luật Cải cách tài chính Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng, do cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua hồi năm 2010 nhằm ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Với sắc lệnh trên, Tổng thống Trump nhiều khả năng sẽ tiếp tục bãi bỏ một di sản khác của người tiền nhiệm sau khi bãi bỏ Đạo luật y tế giá rẻ, hay còn gọi là ObamaCare, ngay sau khi nhậm chức.
Phát biểu sau cuộc gặp với nhóm lãnh đạo các doanh nghiệp và ngân hàng tại phòng Bầu dục của Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump cho hay sẽ điều chỉnh đạo luật Dodd-Frank, bởi các quy định và điều khoản của văn kiện này đã khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.
Đạo luật Dodd-Frank được nhìn nhận là một di sản về tài chính của chính quyền tiền nhiệm Barack Obama. Nội dung chính của đạo luật này là vạch ra những cách thức mới để giám sát rủi ro trong hệ thống tài chính, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải trải qua các bài kiểm tra "sát hạch" hằng năm.
Bên cạnh đó, đạo luật còn đề ra những quy định mới cho việc kinh doanh các sản phẩm chứng khoán phái sinh phức tạp vốn là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, và thành lập một cơ quan mới bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Đạo luật này cũng áp đặt những hạn chế cho vay đối với các ngân hàng lớn.
Phản ứng trước quyết định trên, lãnh đạo phe thiểu số Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer đã lên tiếng phản đối sắc lệnh rà soát đạo luật Dodd-Frank, cho rằng việc hủy bỏ văn kiện này sẽ mở đường cho giới tài chính "lộng quyền".
Sắc lệnh thứ hai đề ra những chỉ dẫn và quy tắc mới nhằm điều chỉnh hệ thống tài chính nước này.
Trong sắc lệnh này, ông Trump chỉ thị Bộ Tài chính Mỹ làm việc với các nhà chức trách liên quan để rà soát lại quy định pháp lý tài chính hiện nay, qua đó vừa ngăn chặn rủi ro tài chính, song vẫn thúc đẩy tăng trưởng và bảo vệ người tiêu dùng.
Cùng ngày, Tổng thống Trump cũng đã ký quyết định yêu cầu Bộ Lao động Mỹ xem xét lại quy định về quản lý các khoản tiết kiệm của người về hưu vốn được đưa ra dưới thời chính quyền Obama và dự kiến có hiệu lực vào tháng 4 năm nay.
Theo người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spice, quy định này có thể bảo đảm an toàn cho khoản tiết kiệm của người về hưu trước rủi ro tài chính, song thực tế lại hạn chế nhóm người này tiếp cận với nhiều dịch vụ tài chính khác./.
Đáng chú ý nhất là sắc lệnh rà soát đạo luật Dodd-Frank, hay còn gọi là Đạo luật Cải cách tài chính Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng, do cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua hồi năm 2010 nhằm ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Với sắc lệnh trên, Tổng thống Trump nhiều khả năng sẽ tiếp tục bãi bỏ một di sản khác của người tiền nhiệm sau khi bãi bỏ Đạo luật y tế giá rẻ, hay còn gọi là ObamaCare, ngay sau khi nhậm chức.
Phát biểu sau cuộc gặp với nhóm lãnh đạo các doanh nghiệp và ngân hàng tại phòng Bầu dục của Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump cho hay sẽ điều chỉnh đạo luật Dodd-Frank, bởi các quy định và điều khoản của văn kiện này đã khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.
Đạo luật Dodd-Frank được nhìn nhận là một di sản về tài chính của chính quyền tiền nhiệm Barack Obama. Nội dung chính của đạo luật này là vạch ra những cách thức mới để giám sát rủi ro trong hệ thống tài chính, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải trải qua các bài kiểm tra "sát hạch" hằng năm.
Bên cạnh đó, đạo luật còn đề ra những quy định mới cho việc kinh doanh các sản phẩm chứng khoán phái sinh phức tạp vốn là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, và thành lập một cơ quan mới bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Đạo luật này cũng áp đặt những hạn chế cho vay đối với các ngân hàng lớn.
Phản ứng trước quyết định trên, lãnh đạo phe thiểu số Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer đã lên tiếng phản đối sắc lệnh rà soát đạo luật Dodd-Frank, cho rằng việc hủy bỏ văn kiện này sẽ mở đường cho giới tài chính "lộng quyền".
Sắc lệnh thứ hai đề ra những chỉ dẫn và quy tắc mới nhằm điều chỉnh hệ thống tài chính nước này.
Trong sắc lệnh này, ông Trump chỉ thị Bộ Tài chính Mỹ làm việc với các nhà chức trách liên quan để rà soát lại quy định pháp lý tài chính hiện nay, qua đó vừa ngăn chặn rủi ro tài chính, song vẫn thúc đẩy tăng trưởng và bảo vệ người tiêu dùng.
Cùng ngày, Tổng thống Trump cũng đã ký quyết định yêu cầu Bộ Lao động Mỹ xem xét lại quy định về quản lý các khoản tiết kiệm của người về hưu vốn được đưa ra dưới thời chính quyền Obama và dự kiến có hiệu lực vào tháng 4 năm nay.
Theo người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spice, quy định này có thể bảo đảm an toàn cho khoản tiết kiệm của người về hưu trước rủi ro tài chính, song thực tế lại hạn chế nhóm người này tiếp cận với nhiều dịch vụ tài chính khác./.
Bí thư Hà Nội: Việc bảo vệ cây xanh chưa được quan tâm đầy đủ  (04/02/2017)
Ngành giáo dục cần tập trung đào tạo “công dân toàn cầu”  (04/02/2017)
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính: Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng có sức hấp dẫn và lan tỏa lớn  (04/02/2017)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên