Tạo môi trường bình đẳng và minh bạch cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
23:12, ngày 03-12-2016
Tại Đại hội toàn quốc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam lần thứ 3 vào sáng 03-12-2016, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Lao động Hạng Ba cho Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Với những kết quả Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đạt được sau hơn 10 năm kể từ khi thành lập vào năm 2005, Thủ tướng đánh giá, Hiệp hội đã ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong việc tập hợp, kết nối, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp; là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cấp chính quyền.
Với số lượng trên 97% tổng số doanh nghiệp cả nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập; đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản xuất công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu và thu hút khoảng 50% lực lượng lao động của cả nước.
Khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt đến xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ, thời gian vừa qua, Chính phủ đã tập trung xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động quyết liệt, nói đi đôi với làm, phục vụ người dân và doanh nghiệp; đồng thời thúc đẩy khởi nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và thành công.
Với một tinh thần mới, cách tư duy mới, Chính phủ đã trực tiếp đối thoại, lắng nghe doanh nghiệp, ban hành các Nghị quyết số 19 về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh; Nghị quyết số 35 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Hoàn thiện Dự thảo Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp vừa qua.
“Chính phủ xác định trọng tâm trách nhiệm là cải cách thể chế, xây dựng chính sách, thực hiện Chiến lược và quy hoạch. Trong chỉ đạo và điều hành phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng, xóa bỏ cơ chế 'xin-cho,' 'duyệt-cấp,' lợi ích nhóm, sân sau, tham nhũng, trục lợi... Cần có sự thay đổi nhận thức một cách căn bản và sâu sắc, phải thực sự lấy kinh tế như là một động lực hết sức quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phải tạo ra một môi trường bình đẳng và minh bạch, doanh nghiệp nhỏ và vừa mới có đầy đủ cơ hội để phát triển và thành công,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Đưa ra một thông điệp mạnh mẽ với đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp tại Đại hội, Thủ tướng yêu cầu cần xóa bỏ ngay tình trạng quan hệ thân hữu đang bóp chết việc làm ăn chân chính, xóa bỏ tư tưởng quan hệ tốt với chính quyền để có cơ hội tiếp cận tốt hơn các tài nguyên, đất đai, thể chế và các ưu đãi ngầm.
Thủ tướng chỉ rõ, bộ máy hành chính Nhà nước trong nỗ lực đổi mới phương thức hoạt động với tinh thần cộng đồng và từng doanh nhân, doanh nghiệp và người dân là đối tượng được phục vụ, được thụ hưởng những thành tựu, kết quả do công cuộc đổi mới, cải cách mang lại.
Cũng nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân hãy nói không với tiêu cực, thực hiện kinh doanh với tinh thần liêm chính, không tiếp tay cho tiêu cực, nhũng nhiễu.
Căn dặn Hiệp hội và các doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị Hiệp hội phải xác định luôn mang lại lợi ích chính đáng và thiết thực cho các thành viên chứ không đơn thuần thu hội phí với các hoạt động nghèo nàn và bộ máy tổ chức năng về hành chính xơ cứng; tham gia sâu rộng cùng các cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng cơ chế, chính sách cũng như bảo vệ quyền lợi cho các thành viên.
Về định hướng phát triển thời gian tới, Thủ tướng lưu ý hiệp hội và các doanh nghiệp cần chiếm lĩnh thị trường trong nước, xây dựng thương hiệu vươn ra biển lớn; tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng và phân phối toàn cầu; góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta.
Trước xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng cho rằng, Hiệp hội và các thành viên phải trả lời cho được câu hỏi, doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để nâng cao năng lực của mình, để tận dụng mọi cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Tại Đại hội, đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp đã bày tỏ sự ủng hộ các thông điệp của Thủ tướng về xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động và phục vụ doanh nghiệp, phục vụ người dân.
Cộng đồng doanh nghiệp bày tỏ ấn tượng về những hành động mạnh mẽ, quyết liệt của Thủ tướng trong việc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc; ban hành nhiều Nghị quyết thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp../.
Với số lượng trên 97% tổng số doanh nghiệp cả nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập; đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản xuất công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu và thu hút khoảng 50% lực lượng lao động của cả nước.
Khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt đến xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ, thời gian vừa qua, Chính phủ đã tập trung xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động quyết liệt, nói đi đôi với làm, phục vụ người dân và doanh nghiệp; đồng thời thúc đẩy khởi nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và thành công.
Với một tinh thần mới, cách tư duy mới, Chính phủ đã trực tiếp đối thoại, lắng nghe doanh nghiệp, ban hành các Nghị quyết số 19 về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh; Nghị quyết số 35 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Hoàn thiện Dự thảo Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp vừa qua.
“Chính phủ xác định trọng tâm trách nhiệm là cải cách thể chế, xây dựng chính sách, thực hiện Chiến lược và quy hoạch. Trong chỉ đạo và điều hành phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng, xóa bỏ cơ chế 'xin-cho,' 'duyệt-cấp,' lợi ích nhóm, sân sau, tham nhũng, trục lợi... Cần có sự thay đổi nhận thức một cách căn bản và sâu sắc, phải thực sự lấy kinh tế như là một động lực hết sức quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phải tạo ra một môi trường bình đẳng và minh bạch, doanh nghiệp nhỏ và vừa mới có đầy đủ cơ hội để phát triển và thành công,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Đưa ra một thông điệp mạnh mẽ với đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp tại Đại hội, Thủ tướng yêu cầu cần xóa bỏ ngay tình trạng quan hệ thân hữu đang bóp chết việc làm ăn chân chính, xóa bỏ tư tưởng quan hệ tốt với chính quyền để có cơ hội tiếp cận tốt hơn các tài nguyên, đất đai, thể chế và các ưu đãi ngầm.
Thủ tướng chỉ rõ, bộ máy hành chính Nhà nước trong nỗ lực đổi mới phương thức hoạt động với tinh thần cộng đồng và từng doanh nhân, doanh nghiệp và người dân là đối tượng được phục vụ, được thụ hưởng những thành tựu, kết quả do công cuộc đổi mới, cải cách mang lại.
Cũng nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân hãy nói không với tiêu cực, thực hiện kinh doanh với tinh thần liêm chính, không tiếp tay cho tiêu cực, nhũng nhiễu.
Căn dặn Hiệp hội và các doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị Hiệp hội phải xác định luôn mang lại lợi ích chính đáng và thiết thực cho các thành viên chứ không đơn thuần thu hội phí với các hoạt động nghèo nàn và bộ máy tổ chức năng về hành chính xơ cứng; tham gia sâu rộng cùng các cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng cơ chế, chính sách cũng như bảo vệ quyền lợi cho các thành viên.
Về định hướng phát triển thời gian tới, Thủ tướng lưu ý hiệp hội và các doanh nghiệp cần chiếm lĩnh thị trường trong nước, xây dựng thương hiệu vươn ra biển lớn; tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng và phân phối toàn cầu; góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta.
Trước xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng cho rằng, Hiệp hội và các thành viên phải trả lời cho được câu hỏi, doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để nâng cao năng lực của mình, để tận dụng mọi cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Tại Đại hội, đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp đã bày tỏ sự ủng hộ các thông điệp của Thủ tướng về xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động và phục vụ doanh nghiệp, phục vụ người dân.
Cộng đồng doanh nghiệp bày tỏ ấn tượng về những hành động mạnh mẽ, quyết liệt của Thủ tướng trong việc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc; ban hành nhiều Nghị quyết thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp../.
Quốc hội Việt Nam và Mexico tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác  (03/12/2016)
Việt Nam và Ecuador thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư  (03/12/2016)
Chủ tịch Quốc hội sẽ thăm và làm việc tại Ấn Độ và UAE  (03/12/2016)
Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030  (03/12/2016)
Việt Nam coi trọng xây dựng quan hệ gắn bó, hiệu quả với ADB  (03/12/2016)
Lãnh đạo Quốc hội Nhật Bản tiếp đồng chí Phạm Minh Chính  (03/12/2016)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên