Chủ tịch nước: Doanh nghiệp phải bám sát giá trị Thương hiệu quốc gia
22:36, ngày 30-11-2016
Chiều 30-11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp Đoàn đại biểu các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia năm 2016.
Chương trình thương hiệu quốc gia do Hội đồng thương hiệu quốc gia, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức 2 năm/lần. Năm 2016, có 88 doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia.
Phát biểu với các doanh nghiệp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, mỗi quốc gia trên thế giới đều mong muốn khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh, qua đó thu hút tối đa các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai Chương trình thương hiệu quốc gia nhằm mục tiêu xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao việc các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia đã nỗ lực vươn lên, phát huy tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội, từng bước nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp.
Cùng với việc tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao, giá thành hợp lý, cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài, các doanh nghiệp cũng tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, duy trì tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận, giữ vững được thị trường nội địa và phát triển xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế.
Các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chỉ rõ, quá trình hội nhập quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ở mức độ tự do hóa sâu rộng với các đối tác thương mại hàng đầu thế giới đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam.
Quá trình này đồng thời đặt ra không ít khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch nước đề nghị các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia cần tiếp tục tích cực triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, bám sát các mục tiêu và giá trị mà Chương trình thương hiệu quốc gia đang hướng tới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia chú trọng bảo đảm uy tín, chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống sản xuất, kinh doanh tiên tiến và năng lực tài chính lành mạnh; không ngừng đổi mới, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; nỗ lực nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước.
Chủ tịch nước lưu ý các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia năm nay cần tăng cường liên kết, hợp tác với các nhà khoa học, cũng như liên kết trong sản xuất, kinh doanh, giữ vững thương hiệu quốc gia, hình thành chuỗi cung ứng/chuỗi sản xuất/chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu.
Chia sẻ với những kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia năm 2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Hội đồng thương hiệu quốc gia, Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan nghiêm túc nghiên cứu các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, chủ động tháo gỡ khó khăn, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia nói riêng.
Qua đó, các doanh nghiệp có tiền đề tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng hình ảnh Việt Nam với các giá trị “Chất lượng-Đổi mới-Sáng tạo-Năng lực tiên phong”, tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước, con người Việt Nam./.
Phát biểu với các doanh nghiệp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, mỗi quốc gia trên thế giới đều mong muốn khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh, qua đó thu hút tối đa các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai Chương trình thương hiệu quốc gia nhằm mục tiêu xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao việc các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia đã nỗ lực vươn lên, phát huy tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội, từng bước nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp.
Cùng với việc tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao, giá thành hợp lý, cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài, các doanh nghiệp cũng tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, duy trì tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận, giữ vững được thị trường nội địa và phát triển xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế.
Các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chỉ rõ, quá trình hội nhập quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ở mức độ tự do hóa sâu rộng với các đối tác thương mại hàng đầu thế giới đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam.
Quá trình này đồng thời đặt ra không ít khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch nước đề nghị các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia cần tiếp tục tích cực triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, bám sát các mục tiêu và giá trị mà Chương trình thương hiệu quốc gia đang hướng tới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia chú trọng bảo đảm uy tín, chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống sản xuất, kinh doanh tiên tiến và năng lực tài chính lành mạnh; không ngừng đổi mới, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; nỗ lực nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước.
Chủ tịch nước lưu ý các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia năm nay cần tăng cường liên kết, hợp tác với các nhà khoa học, cũng như liên kết trong sản xuất, kinh doanh, giữ vững thương hiệu quốc gia, hình thành chuỗi cung ứng/chuỗi sản xuất/chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu.
Chia sẻ với những kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia năm 2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Hội đồng thương hiệu quốc gia, Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan nghiêm túc nghiên cứu các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, chủ động tháo gỡ khó khăn, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia nói riêng.
Qua đó, các doanh nghiệp có tiền đề tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng hình ảnh Việt Nam với các giá trị “Chất lượng-Đổi mới-Sáng tạo-Năng lực tiên phong”, tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước, con người Việt Nam./.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam  (30/11/2016)
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội tại lễ tưởng niệm Fidel Castro  (30/11/2016)
Công bố Quyết định đặc xá cho 4.180 phạm nhân năm 2016  (30/11/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cuba  (30/11/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay