Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam
22:25, ngày 30-11-2016
Chiều 30-11, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã tiếp Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam (EU), trao đổi về quan hệ hợp tác EU và Việt Nam trong thời gian tới, nhất là các vấn đề liên quan đến Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Bày tỏ vui mừng trước những phát triển tích cực gần đây trong quan hệ hợp tác Việt Nam - EU với việc Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và EU bắt đầu có hiệu lực từ 01-10-2016 và hai bên đang hướng tới ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương có tính chất nhất quán của Việt Nam.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh toàn cầu hóa và tự do thương mại là quá trình tất yếu, không quốc gia nào có thể đứng riêng lẻ mà phải phụ thuộc vào nhau trong phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam có tiêu chuẩn cao, liên quan đến nhiều vấn đề nên Việt Nam đã, đang chuẩn bị tích cực cho việc thực thi và thông qua hiệp định này.
Theo Phó Thủ tướng, Chính phủ Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ chương trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh.
Chính phủ cũng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tái cơ cấu thu chi ngân sách, cơ cấu lại nợ công, các ngành và các đơn vị sự nghiệp công lập; cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, hỗ trợ cho hệ sinh thái khởi nghiệp…
Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam cũng có những lo ngại với tiêu chuẩn cao của Hiệp định Thương mại tự do này nên không còn cách nào khác phải sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan để phù hợp với tiến trình phát triển và các cam kết quốc tế.
Phó Thủ tướng mong muốn Đại sứ Bruno Angelet là cầu nối quan trọng giúp Việt Nam thúc đẩy việc ký kết, phê chuẩn và thực thi EVFTA nhằm bảo đảm mang lại lợi ích cho hai bên; EU tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam và không dừng lại ở nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam; quan chức EU tăng cường thăm, làm việc tại Việt Nam nhiều hơn nữa để hiểu nhiều hơn và thấy được sự đổi mới, phát triển của Việt Nam.
Việt Nam rất lắng nghe ý kiến của các đối tác, mong châu Âu sớm công nhận quy chế thị trường đầy đủ của Việt Nam, Phó Thủ tướng nói.
Cho rằng đây là cơ hội tốt để trao đổi các nội dung hợp tác của hai bên, Đại sứ Bruno Angelet cho biết, năm 2017 là năm có nhiều hoạt động thúc đẩy hợp tác Việt Nam - EU, thỏa thuận các ưu tiên hướng tới trong kế hoạch hoạt động của hai bên. Theo Đại sứ EU tại Việt Nam, EU có tham vọng lớn thúc đẩy và triển khai EVFTA, coi đây như “tiêu chuẩn vàng”.
Đây là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên của EU ở châu Á với một nước có thu nhập trung bình như Việt Nam. FTA có có lợi ích lớn cho cả hai bên.
Đối với Việt Nam, FTA không chỉ nâng cao về lượng mà cả về chất, là cơ hội thúc đẩy quản trị bền vững trong các lĩnh vực, thúc đẩy hơn nữa các tiêu chuẩn, trình độ phát triển kinh tế.
Ông Bruno Angelet nhận định Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu sang EU. EU cũng là khu vực kinh tế đang có giá trị đầu tư đứng thứ 3 ở Việt Nam.
Với việc khủng hoảng tài chính toàn cầu dần trôi qua cũng như khi các bên thực thi EVFTA, EU có nhiều triển vọng nâng hạng vị trí của mình tại Việt Nam.
Với EVFTA, EU sẽ thông qua đề nghị của Việt Nam về lộ trình cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật tương ứng. Hiện có 50 chuyên gia của EU sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam các giải pháp kỹ thuật này.
Đồng thời EU cũng sẽ nỗ lực hết mình để hỗ trợ Việt Nam hiệu quả hơn, đi tới thực thi ký kết hiệp định./.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh toàn cầu hóa và tự do thương mại là quá trình tất yếu, không quốc gia nào có thể đứng riêng lẻ mà phải phụ thuộc vào nhau trong phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam có tiêu chuẩn cao, liên quan đến nhiều vấn đề nên Việt Nam đã, đang chuẩn bị tích cực cho việc thực thi và thông qua hiệp định này.
Theo Phó Thủ tướng, Chính phủ Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ chương trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh.
Chính phủ cũng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tái cơ cấu thu chi ngân sách, cơ cấu lại nợ công, các ngành và các đơn vị sự nghiệp công lập; cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, hỗ trợ cho hệ sinh thái khởi nghiệp…
Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam cũng có những lo ngại với tiêu chuẩn cao của Hiệp định Thương mại tự do này nên không còn cách nào khác phải sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan để phù hợp với tiến trình phát triển và các cam kết quốc tế.
Phó Thủ tướng mong muốn Đại sứ Bruno Angelet là cầu nối quan trọng giúp Việt Nam thúc đẩy việc ký kết, phê chuẩn và thực thi EVFTA nhằm bảo đảm mang lại lợi ích cho hai bên; EU tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam và không dừng lại ở nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam; quan chức EU tăng cường thăm, làm việc tại Việt Nam nhiều hơn nữa để hiểu nhiều hơn và thấy được sự đổi mới, phát triển của Việt Nam.
Việt Nam rất lắng nghe ý kiến của các đối tác, mong châu Âu sớm công nhận quy chế thị trường đầy đủ của Việt Nam, Phó Thủ tướng nói.
Cho rằng đây là cơ hội tốt để trao đổi các nội dung hợp tác của hai bên, Đại sứ Bruno Angelet cho biết, năm 2017 là năm có nhiều hoạt động thúc đẩy hợp tác Việt Nam - EU, thỏa thuận các ưu tiên hướng tới trong kế hoạch hoạt động của hai bên. Theo Đại sứ EU tại Việt Nam, EU có tham vọng lớn thúc đẩy và triển khai EVFTA, coi đây như “tiêu chuẩn vàng”.
Đây là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên của EU ở châu Á với một nước có thu nhập trung bình như Việt Nam. FTA có có lợi ích lớn cho cả hai bên.
Đối với Việt Nam, FTA không chỉ nâng cao về lượng mà cả về chất, là cơ hội thúc đẩy quản trị bền vững trong các lĩnh vực, thúc đẩy hơn nữa các tiêu chuẩn, trình độ phát triển kinh tế.
Ông Bruno Angelet nhận định Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu sang EU. EU cũng là khu vực kinh tế đang có giá trị đầu tư đứng thứ 3 ở Việt Nam.
Với việc khủng hoảng tài chính toàn cầu dần trôi qua cũng như khi các bên thực thi EVFTA, EU có nhiều triển vọng nâng hạng vị trí của mình tại Việt Nam.
Với EVFTA, EU sẽ thông qua đề nghị của Việt Nam về lộ trình cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật tương ứng. Hiện có 50 chuyên gia của EU sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam các giải pháp kỹ thuật này.
Đồng thời EU cũng sẽ nỗ lực hết mình để hỗ trợ Việt Nam hiệu quả hơn, đi tới thực thi ký kết hiệp định./.
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội tại lễ tưởng niệm Fidel Castro  (30/11/2016)
Công bố Quyết định đặc xá cho 4.180 phạm nhân năm 2016  (30/11/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cuba  (30/11/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay