Chủ tịch nước phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ 16
22:21, ngày 26-11-2016
Sáng 26-11 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Trung tâm Hội nghị ở Thủ đô Antananarivo, Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16 đã chính thức khai mạc.
Tổng thống Cộng hòa Madagascar Hery Rajaonarimampianina chủ trì lễ khai mạc. Sau lễ khai mạc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang có bài phát biểu quan trọng. Tạp chí Cộng sản điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Thưa Ngài Chủ tịch!
Thưa Bà Tổng Thư ký Pháp ngữ!
Thưa Quý vị đại biểu!
Trước hết, cho phép tôi thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam xin gửi đến Nhà nước và nhân dân Cuba lời chia buồn sâu sắc nhất trước sự ra đi của Lãnh tụ Fidel Castro.
Kính thưa Quý vị!
Tôi rất vui mừng tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16 tại Madagascar, đất nước mến khách, luôn dành cho Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, những tình cảm hữu nghị đặc biệt.
Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tôi chân thành cảm ơn Nhà nước và nhân dân Madagascar đã dành cho Đoàn Việt Nam sự đón tiếp nhiệt tình, trọng thị và sự chuẩn bị chu đáo cho Hội nghị của chúng ta.
Thưa Quý vị đại biểu!
Thời gian qua, trong bối cảnh tình hình thế giới và không gian Pháp ngữ có những diễn biến phức tạp, thông qua các thể chế đa phương, song phương, Cộng đồng các nước Pháp ngữ đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và khu vực, đặc biệt là Liên hợp quốc, Liên minh châu Phi, tăng cường các hoạt động ngăn ngừa, giải quyết nhiều cuộc xung đột, khủng hoảng, bất ổn chính trị và chống khủng bố ở một số nước thành viên trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, góp phần tích cực duy trì hòa bình, an ninh, ổn định của Cộng đồng Pháp ngữ và trên thế giới.
Với nỗ lực rất cao của các nước thành viên và sự hỗ trợ hiệu quả của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Cộng đồng Pháp ngữ đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, nhất là trong việc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, mức sống của người dân, bảo vệ môi trường, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Việt Nam hoan nghênh Cộng đồng Pháp ngữ đã nỗ lực thúc đẩy đa dạng ngôn ngữ, văn hóa, bảo vệ và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên với các nước trên thế giới.
Chúng tôi vui mừng trước việc Cộng đồng Pháp ngữ đã có những đóng góp tích cực vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để đạt được các thỏa thuận toàn cầu quan trọng, nhất là Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu, Kế hoạch hành động Adis Abeba về tài chính cho phát triển.
Việc Thỏa thuận về Biến đổi khí hậu được thông qua tại Paris và sớm có hiệu lực từ ngày 4-11-2016 vừa qua, cũng như các cuộc đàm phán đầu tiên về việc triển khai Thỏa thuận Paris mới đây tại Maroc thể hiện quyết tâm cao của cộng đồng quốc tế, các nước Pháp ngữ, xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Thưa Quý vị đại biểu!
Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ, Việt Nam đã chủ động tham gia vào việc triển khai các chiến lược, chương trình hợp tác của Cộng đồng, đóng góp quan trọng vào việc củng cố tình đoàn kết và sự thống nhất nội khối, mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên, qua đó góp phần vào sự thịnh vượng chung.
Với mong muốn thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và trong mỗi nước, đề cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, Việt Nam hoan nghênh chủ đề của Hội nghị lần này là “Tăng trưởng đồng đều và phát triển có trách nhiệm: Những điều kiện bảo đảm ổn định trên thế giới và trong không gian Pháp ngữ”. Đây là định hướng lớn cho hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ trong thời gian tới.
Để cụ thể hóa chủ đề của Hội nghị, tôi đề nghị Cộng đồng Pháp ngữ ưu tiên thúc đẩy hợp tác, tăng cường đoàn kết vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững với những nội dung cụ thể, như sau:
Một là, cùng với các lĩnh vực hợp tác truyền thống về chính trị, đa dạng ngôn ngữ và văn hóa, chúng ta cần tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, triển khai hiệu quả Chiến lược Kinh tế Pháp ngữ mà Việt Nam và các nước khác đã khởi xướng tại Hội nghị cấp cao Pháp ngữ Hà Nội năm 1997. Ưu tiên thúc đẩy kết nối các nền kinh tế đang phát triển và hỗ trợ các nước này hội nhập kinh tế quốc tế.
Tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm xây dựng một trật tự thế giới mới công bằng, bình đẳng hơn; thúc đẩy các mô hình kinh tế dựa trên tăng trưởng bao trùm và đồng đều, tận dụng hiệu quả những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, tạo ra nhiều việc làm, giảm bất bình đẳng, chú trọng phát huy vai trò của phụ nữ và thanh niên.
Việt Nam hoan nghênh những nội dung liên quan trong dự thảo Tuyên bố Hội nghị, thể hiện cam kết mạnh mẽ của chúng ta trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ, hợp tác Nam - Nam và hợp tác ba bên.
Với những mô hình hợp tác thành công, có trách nhiệm xã hội và vì lợi ích cộng đồng mà các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng tại một số nước Pháp ngữ trong nông nghiệp, thông tin-viễn thông, thủy điện...
Việt Nam chủ trương và sẵn sàng làm sâu sắc hơn nữa hợp tác kinh tế với các nước Pháp ngữ; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội với các nước thành viên, nhất là các nước châu Phi.
Hai là, thúc đẩy và hỗ trợ việc triển khai Chương trình nghị sự 2030 và Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu, xây dựng các quan hệ đối tác toàn cầu, bảo đảm nguồn lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực thực thi cho các nước đang phát triển.
Tăng cường hỗ trợ các nước thành viên lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết theo Thỏa thuận Paris vào các chiến lược và chương trình phát triển quốc gia; quan tâm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm rủi ro thiên tai, thúc đẩy tăng trưởng xanh, sử dụng năng lượng tái tạo...
Ba là, tích cực tham gia vào các nỗ lực quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định tại các nước thành viên và trên thế giới. Việt Nam mong muốn Cộng đồng Pháp ngữ tiếp tục có tiếng nói khách quan về tình hình Biển Đông, kêu gọi các bên liên quan không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử.
Thưa Ngài Chủ tịch!
Thưa Quý vị đại biểu!
Hòa bình, ổn định là tiền đề vững chắc để phát triển. Hòa bình, ổn định chỉ có thể được giữ vững nhờ và thông qua phát triển bền vững. Đây là bài học lớn mà Việt Nam đã đúc rút qua những nỗ lực liên tục, bền bỉ trong việc gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Trong thế giới đầy biến động ngày nay, không một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo có thể đơn phương đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, mà cần có sự đoàn kết thống nhất, hợp tác chặt chẽ giữa các nước Pháp ngữ và cả cộng đồng quốc tế.
Trên tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh Bà Tổng Thư ký Pháp ngữ vừa qua đã có chuyến thăm rất thành công đến Việt Nam và khu vực. Việt Nam sẵn sàng là cầu nối của Cộng đồng Pháp ngữ với Cộng đồng ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương để cùng chung sức, đồng lòng vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Thưa Ngài Chủ tịch!
Thưa Bà Tổng Thư ký Pháp ngữ!
Thưa Quý vị đại biểu!
Trước hết, cho phép tôi thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam xin gửi đến Nhà nước và nhân dân Cuba lời chia buồn sâu sắc nhất trước sự ra đi của Lãnh tụ Fidel Castro.
Kính thưa Quý vị!
Tôi rất vui mừng tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16 tại Madagascar, đất nước mến khách, luôn dành cho Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, những tình cảm hữu nghị đặc biệt.
Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tôi chân thành cảm ơn Nhà nước và nhân dân Madagascar đã dành cho Đoàn Việt Nam sự đón tiếp nhiệt tình, trọng thị và sự chuẩn bị chu đáo cho Hội nghị của chúng ta.
Thưa Quý vị đại biểu!
Thời gian qua, trong bối cảnh tình hình thế giới và không gian Pháp ngữ có những diễn biến phức tạp, thông qua các thể chế đa phương, song phương, Cộng đồng các nước Pháp ngữ đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và khu vực, đặc biệt là Liên hợp quốc, Liên minh châu Phi, tăng cường các hoạt động ngăn ngừa, giải quyết nhiều cuộc xung đột, khủng hoảng, bất ổn chính trị và chống khủng bố ở một số nước thành viên trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, góp phần tích cực duy trì hòa bình, an ninh, ổn định của Cộng đồng Pháp ngữ và trên thế giới.
Với nỗ lực rất cao của các nước thành viên và sự hỗ trợ hiệu quả của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Cộng đồng Pháp ngữ đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, nhất là trong việc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, mức sống của người dân, bảo vệ môi trường, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Việt Nam hoan nghênh Cộng đồng Pháp ngữ đã nỗ lực thúc đẩy đa dạng ngôn ngữ, văn hóa, bảo vệ và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên với các nước trên thế giới.
Chúng tôi vui mừng trước việc Cộng đồng Pháp ngữ đã có những đóng góp tích cực vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để đạt được các thỏa thuận toàn cầu quan trọng, nhất là Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu, Kế hoạch hành động Adis Abeba về tài chính cho phát triển.
Việc Thỏa thuận về Biến đổi khí hậu được thông qua tại Paris và sớm có hiệu lực từ ngày 4-11-2016 vừa qua, cũng như các cuộc đàm phán đầu tiên về việc triển khai Thỏa thuận Paris mới đây tại Maroc thể hiện quyết tâm cao của cộng đồng quốc tế, các nước Pháp ngữ, xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Thưa Quý vị đại biểu!
Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ, Việt Nam đã chủ động tham gia vào việc triển khai các chiến lược, chương trình hợp tác của Cộng đồng, đóng góp quan trọng vào việc củng cố tình đoàn kết và sự thống nhất nội khối, mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên, qua đó góp phần vào sự thịnh vượng chung.
Với mong muốn thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và trong mỗi nước, đề cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, Việt Nam hoan nghênh chủ đề của Hội nghị lần này là “Tăng trưởng đồng đều và phát triển có trách nhiệm: Những điều kiện bảo đảm ổn định trên thế giới và trong không gian Pháp ngữ”. Đây là định hướng lớn cho hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ trong thời gian tới.
Để cụ thể hóa chủ đề của Hội nghị, tôi đề nghị Cộng đồng Pháp ngữ ưu tiên thúc đẩy hợp tác, tăng cường đoàn kết vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững với những nội dung cụ thể, như sau:
Một là, cùng với các lĩnh vực hợp tác truyền thống về chính trị, đa dạng ngôn ngữ và văn hóa, chúng ta cần tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, triển khai hiệu quả Chiến lược Kinh tế Pháp ngữ mà Việt Nam và các nước khác đã khởi xướng tại Hội nghị cấp cao Pháp ngữ Hà Nội năm 1997. Ưu tiên thúc đẩy kết nối các nền kinh tế đang phát triển và hỗ trợ các nước này hội nhập kinh tế quốc tế.
Tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm xây dựng một trật tự thế giới mới công bằng, bình đẳng hơn; thúc đẩy các mô hình kinh tế dựa trên tăng trưởng bao trùm và đồng đều, tận dụng hiệu quả những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, tạo ra nhiều việc làm, giảm bất bình đẳng, chú trọng phát huy vai trò của phụ nữ và thanh niên.
Việt Nam hoan nghênh những nội dung liên quan trong dự thảo Tuyên bố Hội nghị, thể hiện cam kết mạnh mẽ của chúng ta trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ, hợp tác Nam - Nam và hợp tác ba bên.
Với những mô hình hợp tác thành công, có trách nhiệm xã hội và vì lợi ích cộng đồng mà các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng tại một số nước Pháp ngữ trong nông nghiệp, thông tin-viễn thông, thủy điện...
Việt Nam chủ trương và sẵn sàng làm sâu sắc hơn nữa hợp tác kinh tế với các nước Pháp ngữ; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội với các nước thành viên, nhất là các nước châu Phi.
Hai là, thúc đẩy và hỗ trợ việc triển khai Chương trình nghị sự 2030 và Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu, xây dựng các quan hệ đối tác toàn cầu, bảo đảm nguồn lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực thực thi cho các nước đang phát triển.
Tăng cường hỗ trợ các nước thành viên lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết theo Thỏa thuận Paris vào các chiến lược và chương trình phát triển quốc gia; quan tâm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm rủi ro thiên tai, thúc đẩy tăng trưởng xanh, sử dụng năng lượng tái tạo...
Ba là, tích cực tham gia vào các nỗ lực quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định tại các nước thành viên và trên thế giới. Việt Nam mong muốn Cộng đồng Pháp ngữ tiếp tục có tiếng nói khách quan về tình hình Biển Đông, kêu gọi các bên liên quan không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử.
Thưa Ngài Chủ tịch!
Thưa Quý vị đại biểu!
Hòa bình, ổn định là tiền đề vững chắc để phát triển. Hòa bình, ổn định chỉ có thể được giữ vững nhờ và thông qua phát triển bền vững. Đây là bài học lớn mà Việt Nam đã đúc rút qua những nỗ lực liên tục, bền bỉ trong việc gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Trong thế giới đầy biến động ngày nay, không một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo có thể đơn phương đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, mà cần có sự đoàn kết thống nhất, hợp tác chặt chẽ giữa các nước Pháp ngữ và cả cộng đồng quốc tế.
Trên tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh Bà Tổng Thư ký Pháp ngữ vừa qua đã có chuyến thăm rất thành công đến Việt Nam và khu vực. Việt Nam sẵn sàng là cầu nối của Cộng đồng Pháp ngữ với Cộng đồng ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương để cùng chung sức, đồng lòng vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Đảng, Nhà nước Việt Nam điện chia buồn đồng chí Fidel Castro từ trần  (26/11/2016)
Lãnh tụ Cuba Fidel Castro - một huyền thoại cách mạng  (26/11/2016)
Tiếp tục các thông tin về chuyến thăm của Tổng Bí thư tại Lào  (26/11/2016)
Phát triển nguồn nhân lực tạo động lực thúc đẩy kinh tế tư nhân  (26/11/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Madagascar  (25/11/2016)
Khánh thành Nhà lưu niệm cơ sở cách mạng Ngô Thị Huệ  (25/11/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên