Tư lệnh Nội vụ thừa nhận những nhược điểm trong công tác cán bộ
23:04, ngày 16-11-2016
Là Bộ trưởng cuối cùng đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, chiều 16-11-2016, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhận được nhiều câu hỏi của đại biểu liên quan đến vấn đề tinh giản biên chế và đề án cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đối với chế độ công vụ, công chức; đổi mới công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ; chính sách tiền lương…
Lạm dụng thuật ngữ “đúng quy trình” làm “rèm che” cho bổ nhiệm người nhà
Cho rằng bổ nhiệm cán bộ đúng quy trình là rất tốt, nhưng thời gian qua cụm từ “đúng quy trình” đã bị lợi dụng làm “rèm che,” “bảo hộ” cho một số cán bộ lãnh đạo suy thoái thực hiện thành công việc chọn người nhà mà không chọn người tài, gây bức xúc, làm xói mòn niềm tin của cử tri và nhân dân trong việc đề bạt và bổ nhiệm cán bộ, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) chất vấn Bộ trưởng về giải pháp khắc phục tình trạng trên để lấy lại niềm tin trong nhân dân, cứu nguy cho quốc gia trong việc chọn người tài để quản lý đất nước.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ tiến hành rà soát lại theo thông tin báo chí đưa. Bộ đã tổ chức 3 đoàn thanh tra công vụ xuống làm việc trong vòng 15 ngày và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong việc bổ nhiệm người nhà đối với 9 địa phương. Báo cáo này nêu rất rõ từng trường hợp.
Qua báo cáo, Bộ Nội vụ đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các tỉnh thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định của Đảng và Nhà nước. Việc lựa chọn cán bộ phải công khai, minh bạch, dân chủ. Bộ đề nghị xem xét xử lý những trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc tham mưu không đúng.
“Phải đưa ra, rút lại những bổ nhiệm không đúng tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình đối với trường hợp là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời gian vừa qua,” Bộ trưởng khẳng định.
Chất vấn về những thiếu sót trong công tác tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, dẫn đến hiện tượng “một người làm quan cả họ được nhờ,” đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) đưa ra thực tế một bộ phận công chức viên chức thiếu trách nhiệm, kém chất lượng, thiếu kỷ luật nên để xảy ra hiện tượng “3 không:” Không làm việc vì đùn đẩy, không làm được việc vì trình độ năng lực hạn chế, không muốn làm việc vì ý thức kỷ luật kém, làm giảm lòng tin với nhân dân, với Đảng và Nhà nước.
Thừa nhận công tác luân chuyển, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm thời gian qua là nhược điểm trong công tác cán bộ, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết đây là việc phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Trước tiên, Bộ phối hợp cùng Ban Tổ chức Trung ương sửa đổi hai Nghị định 67, 68, sau đó thay đổi về quy trình bổ nhiệm, minh bạch công tác đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ.
Về việc một sở có đến 44/46 công chức là cán bộ lãnh đạo cấp phòng, được đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) đề cập, người đứng đầu ngành Nội vụ cho hay, hiện Bộ đã tiến hành thanh tra công vụ đối với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Dương. Thông tin cơ quan này có 44/46 lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên là đúng. Theo cơ cấu, Sở này có 9 phòng, mỗi phòng 4 lãnh đạo, thừa 8 phó phòng.
“Sau khi làm việc với tỉnh Hải Dương, đã có một người xin về nơi làm việc cũ và 7 người xin rút không nhận nhiệm vụ. Với quy trình triển khai như thế, Bộ Nội vụ đã có kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh thực hiện cho đúng về quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ cấp phòng, quy định cụ thể là không quá 3 người,” Bộ trưởng cho biết.
Ông cũng cho biết đã đề nghị địa phương này chỉ đạo công tác đề bạt, bổ nhiệm đảm bảo đúng tiêu chuẩn, điều kiện, đúng quy trình và xử lý nghiêm những người làm công tác tham mưu trong việc đề bạt, bổ nhiệm quá số lượng quy định.
“Hiện tượng bổ nhiệm nhiều cuối nhiệm kỳ là có”
Bức xúc trước tình trạng một số cơ quan tuyển dụng ồ ạt cán bộ vào thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho biết, ngày 19-7 vừa qua, một ngày trước khi kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, bà đã trực tiếp ký Công văn số 314 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIII gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo kiểm tra phản ánh của đại biểu Quốc hội và cử tri sớm trả lời về tình trạng bổ nhiệm một loạt cán bộ tại các địa phương trong thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ.
Thủ tướng Chính phủ đã có 2 công văn đôn đốc, yêu cầu kiểm tra nghiêm túc báo cáo Thủ tướng trước cuối tháng Tám vừa qua và sau đó là trước ngày 15-10 vừa qua.
“Tuy nhiên, sau 4 tháng vẫn chưa có câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Có hay không tình trạng bổ nhiệm cán bộ ồ ạt tại không ít bộ, ngành, địa phương tại thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ, trong đó có những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong việc thanh tra, kiểm tra khi để xảy ra trường hợp này và giải pháp khắc phục. Vì sao hơn 4 tháng Bộ Nội vụ chưa có kết quả thanh tra theo yêu cầu của Thủ tướng và đại biểu Quốc hội,” đại biểu Lê Thị Nga đặt ra một loạt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Nội vụ.
Khẳng định hiện tượng bổ nhiệm nhiều cuối nhiệm kỳ là có, tuy nhiên Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng cần phân tích rõ bổ nhiệm lại và bổ nhiệm mới, bổ nhiệm đúng tiêu chuẩn và đúng quy hoạch. Vấn đề này cần có thời gian và Bộ sẽ tiến hành thanh tra công vụ một số nơi cần thiết để làm rõ vấn đề. Thủ tướng đã chỉ đạo thanh tra của Bộ Nội vụ thanh tra công vụ 2 đơn vị, thông tin cụ thể sẽ được báo cáo Chính phủ và đại biểu Quốc hội trong thời gian tới.
Nhìn nhận về trách nhiệm của Bộ, người đứng đầu ngành Nội vụ cho biết thời gian qua, Bộ Nội vụ thanh tra công vụ nhiều nhưng tập trung vào việc tổ chức biên chế, thi tuyển vào công chức.
“Vấn đề tổ chức, bổ nhiệm, đề bạt, chúng tôi sẽ đặt lên là nhiệm vụ trọng tâm về thanh tra công vụ công tác cán bộ trong năm 2017,” Bộ trưởng nói.
Ông cũng cho biết tới đây, Bộ sẽ tiến hành thanh tra đối với một số bộ, ngành, địa phương để chấn chỉnh về kỷ luật, kỷ cương trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, đặc biệt là thời điểm cuối nhiệm kỳ, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý đối với từng cơ quan, đơn vị.
Chưa đồng tình với phần trả lời này, đại biểu Lê Thị Nga tranh luận: Đã hơn 4 tháng kể từ khi những nơi cử tri, dư luận và báo chí phản ánh về những “điểm nóng” của việc bổ nhiệm ồ ạt cuối nhiệm kỳ, có cơ quan liên tiếp bổ nhiệm ồ ạt cuối hai nhiệm kỳ. “4 tháng cũng đủ điều kiện để thanh tra trọng điểm tại những địa điểm như thế, đề nghị Bộ trưởng tổ chức thanh tra ngay để có trả lời cho cử tri và đại biểu Quốc hội,” bà Nga cương quyết.
Tinh giản biên chế gắn với cải cách tiền lương
Trước những băn khoăn của đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) và các đại biểu về vấn đề tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, Tư lệnh ngành nội vụ cho biết, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương chú trọng đến việc tinh giản biên chế mà ít quan tâm tới việc cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức và cơ cấu lại tổ chức.
“Nếu chúng ta không kết hợp cơ cấu lại về tổ chức và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thì chúng ta không thực hiện được vấn đề tinh giản biên chế,” Bộ trưởng khẳng định.
Theo Bộ trưởng, qua hai năm thực hiện Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế, các địa phương chấp hành tương đối tốt, nhưng việc giảm biên chế còn chậm, chỉ được hơn 17.000 người. Ngoài số biên chế được giao còn có khoảng 4.000 hợp đồng làm nhiệm vụ chuyên môn tại các bộ, ngành, địa phương và hơn 60.000 hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
“Tôi nghĩ đây là những hợp đồng theo đúng quy định của nhà nước, chúng ta nên giải quyết, nghiên cứu dạng hợp đồng ngoài biên chế này để xử lý,” Bộ trưởng nói.
Bộ Nội vụ đang chỉ đạo các cơ quan liên quan tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết cho hơn 4.000 hợp đồng ngoài biên chế trong thời gian tới để kết hợp với việc thực hiện tinh giản biên chế.
“Một đơn vị tự chủ chúng ta loại được hàng trăm người mà nhà nước không phải trả lương,” Bộ trưởng nói về việc xã hội hóa, giao quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, từng bước thực hiện cơ chế xóa bao cấp với đơn vị sự nghiệp công lập, nâng các loại phí hiện nay thành giá để các đơn vị sự nghiệp công tự hạch toán.
Theo Bộ trưởng, Bộ Nội vụ cũng đã cam kết với Thủ tướng việc giao biên chế hàng năm cho các bộ, ngành, địa phương tuân thủ theo đúng tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, mỗi năm giảm 1,5% và nếu thành lập mới phải cân đối số biên chế được giao, chỉ trừ trường hợp trong giáo dục và y tế có tăng thêm các trường, lớp, mở thêm các bệnh viện phải xem xét kỹ lưỡng.
“Lần này chúng ta rút kinh nghiệm các lần trước. Vấn đề tinh giản biên chế phải cương quyết. Các địa phương và các bộ, ngành phải ủng hộ Bộ Nội vụ để chúng ta cương quyết thực hiên chủ trương này và cũng là một trong những lộ trình chúng ta thực hiện việc cải cách tiền lương,” Bộ trưởng chia sẻ.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng thông tin về lộ trình cải cách tiền lương. Vừa qua, Ban chỉ đạo Tiền lương đã họp và quyết định đề nghị Chính phủ, Quốc hội là năm 2017 chỉ nâng mức lương cơ sở lên 1,3 triệu đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, mức chi trả lương chiếm tới 1/3 tổng chi ngân sách, có khoảng 5 triệu người hưởng chế độ tiền lương và chính sách, nên để cải cách tiền lương, trước mắt phải thực hiện tinh giản biên chế.
“Mức cơ sở năm 2017 là 1.300.000 đồng trong khi đó cuộc sống tối thiểu hiện nay là phải đảm bảo 3.300.000 đồng, vậy là chúng ta chưa đạt được 50% của mức sống tối thiểu. Do đó, lộ trình tăng lương thời gian tới phải tổng hợp nhiều giải pháp, vừa thực hiện tinh giản biên chế, vừa thực hiện tiết kiệm chi và dành một phần ngân sách cho cải cách tiền lương,” Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay.
Ông Tân cũng cho biết trong cải cách tiền lương lần này sẽ tính giảm số bậc lương ngắn lại để giảm khoảng cách giữa người có mức lương cao nhất với người có mức lương thấp nhất, trên cơ sở đưa phụ cấp vào lương, tách lương của công chức làm trong cơ quan Đảng, Nhà nước và người nghỉ hưu hưởng bảo hiểm xã hội.
Nghỉ hưu cũng không "hạ cánh an toàn"
Quan tâm đến việc xử lý về mặt chính quyền đối với nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) đã chất vấn trưởng ngành Nội vụ về vấn đề này.
Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, hiện Ban Bí thư đã có quyết định cách chức Bí thư Ban cán sự Đảng giai đoạn 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng. Riêng về mặt Nhà nước, hiện nay, Ban Bí thư đã giao Ban cán sự Đảng Chính phủ phối hợp Đảng đoàn Quốc hội và các cơ quan chuyên môn xem xét, xử lý về mặt hành chính theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Theo Bộ trưởng, đây là vấn đề chưa có trong tiền lệ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn tham mưu cho Ban cán sự Đảng Chính phủ và Quốc hội có biện pháp xử lý về mặt hành chính. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị đối với người đang công tác hoặc nghỉ hưu có sai phạm.
“Chúng ta cũng phải có hình thức xử lý chứ không phải cứ sai phạm rồi nghỉ hưu là hạ cánh an toàn. Điều này cũng là cảnh báo cho những đồng chí đang tại chức, khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình cần làm cho đúng, chứ không phải đợi nghỉ hưu là hết trách nhiệm với Đảng, Nhà nước,” Bộ trưởng Tân nêu rõ.
Ông cũng cho biết đây là vấn đề mới, khó, cần tạo cơ sở hành lang pháp lý để giải quyết những vấn đề như vậy nếu có xảy ra sau này. Để chỉnh sửa về cơ sở pháp lý lâu dài, Bộ Nội vụ đang chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Cán bộ công chức, cần sửa đổi Luật để thể hiện tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, kể cả đương nhiệm hay đã về hưu.
Trong thời điểm chưa sửa đổi được Luật Cán bộ công chức cũng có văn bản quy định phù hợp để xử lý trước mắt những trường hợp cán bộ vi phạm nhưng đã về hưu, đồng thời phối hợp chặt chẽ trong công tác tham mưu xử lý, kỷ luật./.
Cho rằng bổ nhiệm cán bộ đúng quy trình là rất tốt, nhưng thời gian qua cụm từ “đúng quy trình” đã bị lợi dụng làm “rèm che,” “bảo hộ” cho một số cán bộ lãnh đạo suy thoái thực hiện thành công việc chọn người nhà mà không chọn người tài, gây bức xúc, làm xói mòn niềm tin của cử tri và nhân dân trong việc đề bạt và bổ nhiệm cán bộ, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) chất vấn Bộ trưởng về giải pháp khắc phục tình trạng trên để lấy lại niềm tin trong nhân dân, cứu nguy cho quốc gia trong việc chọn người tài để quản lý đất nước.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ tiến hành rà soát lại theo thông tin báo chí đưa. Bộ đã tổ chức 3 đoàn thanh tra công vụ xuống làm việc trong vòng 15 ngày và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong việc bổ nhiệm người nhà đối với 9 địa phương. Báo cáo này nêu rất rõ từng trường hợp.
Qua báo cáo, Bộ Nội vụ đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các tỉnh thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định của Đảng và Nhà nước. Việc lựa chọn cán bộ phải công khai, minh bạch, dân chủ. Bộ đề nghị xem xét xử lý những trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc tham mưu không đúng.
“Phải đưa ra, rút lại những bổ nhiệm không đúng tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình đối với trường hợp là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời gian vừa qua,” Bộ trưởng khẳng định.
Chất vấn về những thiếu sót trong công tác tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, dẫn đến hiện tượng “một người làm quan cả họ được nhờ,” đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) đưa ra thực tế một bộ phận công chức viên chức thiếu trách nhiệm, kém chất lượng, thiếu kỷ luật nên để xảy ra hiện tượng “3 không:” Không làm việc vì đùn đẩy, không làm được việc vì trình độ năng lực hạn chế, không muốn làm việc vì ý thức kỷ luật kém, làm giảm lòng tin với nhân dân, với Đảng và Nhà nước.
Thừa nhận công tác luân chuyển, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm thời gian qua là nhược điểm trong công tác cán bộ, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết đây là việc phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Trước tiên, Bộ phối hợp cùng Ban Tổ chức Trung ương sửa đổi hai Nghị định 67, 68, sau đó thay đổi về quy trình bổ nhiệm, minh bạch công tác đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ.
Về việc một sở có đến 44/46 công chức là cán bộ lãnh đạo cấp phòng, được đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) đề cập, người đứng đầu ngành Nội vụ cho hay, hiện Bộ đã tiến hành thanh tra công vụ đối với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Dương. Thông tin cơ quan này có 44/46 lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên là đúng. Theo cơ cấu, Sở này có 9 phòng, mỗi phòng 4 lãnh đạo, thừa 8 phó phòng.
“Sau khi làm việc với tỉnh Hải Dương, đã có một người xin về nơi làm việc cũ và 7 người xin rút không nhận nhiệm vụ. Với quy trình triển khai như thế, Bộ Nội vụ đã có kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh thực hiện cho đúng về quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ cấp phòng, quy định cụ thể là không quá 3 người,” Bộ trưởng cho biết.
Ông cũng cho biết đã đề nghị địa phương này chỉ đạo công tác đề bạt, bổ nhiệm đảm bảo đúng tiêu chuẩn, điều kiện, đúng quy trình và xử lý nghiêm những người làm công tác tham mưu trong việc đề bạt, bổ nhiệm quá số lượng quy định.
“Hiện tượng bổ nhiệm nhiều cuối nhiệm kỳ là có”
Bức xúc trước tình trạng một số cơ quan tuyển dụng ồ ạt cán bộ vào thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho biết, ngày 19-7 vừa qua, một ngày trước khi kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, bà đã trực tiếp ký Công văn số 314 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIII gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo kiểm tra phản ánh của đại biểu Quốc hội và cử tri sớm trả lời về tình trạng bổ nhiệm một loạt cán bộ tại các địa phương trong thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ.
Thủ tướng Chính phủ đã có 2 công văn đôn đốc, yêu cầu kiểm tra nghiêm túc báo cáo Thủ tướng trước cuối tháng Tám vừa qua và sau đó là trước ngày 15-10 vừa qua.
“Tuy nhiên, sau 4 tháng vẫn chưa có câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Có hay không tình trạng bổ nhiệm cán bộ ồ ạt tại không ít bộ, ngành, địa phương tại thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ, trong đó có những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong việc thanh tra, kiểm tra khi để xảy ra trường hợp này và giải pháp khắc phục. Vì sao hơn 4 tháng Bộ Nội vụ chưa có kết quả thanh tra theo yêu cầu của Thủ tướng và đại biểu Quốc hội,” đại biểu Lê Thị Nga đặt ra một loạt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Nội vụ.
Khẳng định hiện tượng bổ nhiệm nhiều cuối nhiệm kỳ là có, tuy nhiên Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng cần phân tích rõ bổ nhiệm lại và bổ nhiệm mới, bổ nhiệm đúng tiêu chuẩn và đúng quy hoạch. Vấn đề này cần có thời gian và Bộ sẽ tiến hành thanh tra công vụ một số nơi cần thiết để làm rõ vấn đề. Thủ tướng đã chỉ đạo thanh tra của Bộ Nội vụ thanh tra công vụ 2 đơn vị, thông tin cụ thể sẽ được báo cáo Chính phủ và đại biểu Quốc hội trong thời gian tới.
Nhìn nhận về trách nhiệm của Bộ, người đứng đầu ngành Nội vụ cho biết thời gian qua, Bộ Nội vụ thanh tra công vụ nhiều nhưng tập trung vào việc tổ chức biên chế, thi tuyển vào công chức.
“Vấn đề tổ chức, bổ nhiệm, đề bạt, chúng tôi sẽ đặt lên là nhiệm vụ trọng tâm về thanh tra công vụ công tác cán bộ trong năm 2017,” Bộ trưởng nói.
Ông cũng cho biết tới đây, Bộ sẽ tiến hành thanh tra đối với một số bộ, ngành, địa phương để chấn chỉnh về kỷ luật, kỷ cương trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, đặc biệt là thời điểm cuối nhiệm kỳ, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý đối với từng cơ quan, đơn vị.
Chưa đồng tình với phần trả lời này, đại biểu Lê Thị Nga tranh luận: Đã hơn 4 tháng kể từ khi những nơi cử tri, dư luận và báo chí phản ánh về những “điểm nóng” của việc bổ nhiệm ồ ạt cuối nhiệm kỳ, có cơ quan liên tiếp bổ nhiệm ồ ạt cuối hai nhiệm kỳ. “4 tháng cũng đủ điều kiện để thanh tra trọng điểm tại những địa điểm như thế, đề nghị Bộ trưởng tổ chức thanh tra ngay để có trả lời cho cử tri và đại biểu Quốc hội,” bà Nga cương quyết.
Tinh giản biên chế gắn với cải cách tiền lương
Trước những băn khoăn của đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) và các đại biểu về vấn đề tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, Tư lệnh ngành nội vụ cho biết, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương chú trọng đến việc tinh giản biên chế mà ít quan tâm tới việc cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức và cơ cấu lại tổ chức.
“Nếu chúng ta không kết hợp cơ cấu lại về tổ chức và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thì chúng ta không thực hiện được vấn đề tinh giản biên chế,” Bộ trưởng khẳng định.
Theo Bộ trưởng, qua hai năm thực hiện Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế, các địa phương chấp hành tương đối tốt, nhưng việc giảm biên chế còn chậm, chỉ được hơn 17.000 người. Ngoài số biên chế được giao còn có khoảng 4.000 hợp đồng làm nhiệm vụ chuyên môn tại các bộ, ngành, địa phương và hơn 60.000 hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
“Tôi nghĩ đây là những hợp đồng theo đúng quy định của nhà nước, chúng ta nên giải quyết, nghiên cứu dạng hợp đồng ngoài biên chế này để xử lý,” Bộ trưởng nói.
Bộ Nội vụ đang chỉ đạo các cơ quan liên quan tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết cho hơn 4.000 hợp đồng ngoài biên chế trong thời gian tới để kết hợp với việc thực hiện tinh giản biên chế.
“Một đơn vị tự chủ chúng ta loại được hàng trăm người mà nhà nước không phải trả lương,” Bộ trưởng nói về việc xã hội hóa, giao quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, từng bước thực hiện cơ chế xóa bao cấp với đơn vị sự nghiệp công lập, nâng các loại phí hiện nay thành giá để các đơn vị sự nghiệp công tự hạch toán.
Theo Bộ trưởng, Bộ Nội vụ cũng đã cam kết với Thủ tướng việc giao biên chế hàng năm cho các bộ, ngành, địa phương tuân thủ theo đúng tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, mỗi năm giảm 1,5% và nếu thành lập mới phải cân đối số biên chế được giao, chỉ trừ trường hợp trong giáo dục và y tế có tăng thêm các trường, lớp, mở thêm các bệnh viện phải xem xét kỹ lưỡng.
“Lần này chúng ta rút kinh nghiệm các lần trước. Vấn đề tinh giản biên chế phải cương quyết. Các địa phương và các bộ, ngành phải ủng hộ Bộ Nội vụ để chúng ta cương quyết thực hiên chủ trương này và cũng là một trong những lộ trình chúng ta thực hiện việc cải cách tiền lương,” Bộ trưởng chia sẻ.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng thông tin về lộ trình cải cách tiền lương. Vừa qua, Ban chỉ đạo Tiền lương đã họp và quyết định đề nghị Chính phủ, Quốc hội là năm 2017 chỉ nâng mức lương cơ sở lên 1,3 triệu đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, mức chi trả lương chiếm tới 1/3 tổng chi ngân sách, có khoảng 5 triệu người hưởng chế độ tiền lương và chính sách, nên để cải cách tiền lương, trước mắt phải thực hiện tinh giản biên chế.
“Mức cơ sở năm 2017 là 1.300.000 đồng trong khi đó cuộc sống tối thiểu hiện nay là phải đảm bảo 3.300.000 đồng, vậy là chúng ta chưa đạt được 50% của mức sống tối thiểu. Do đó, lộ trình tăng lương thời gian tới phải tổng hợp nhiều giải pháp, vừa thực hiện tinh giản biên chế, vừa thực hiện tiết kiệm chi và dành một phần ngân sách cho cải cách tiền lương,” Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay.
Ông Tân cũng cho biết trong cải cách tiền lương lần này sẽ tính giảm số bậc lương ngắn lại để giảm khoảng cách giữa người có mức lương cao nhất với người có mức lương thấp nhất, trên cơ sở đưa phụ cấp vào lương, tách lương của công chức làm trong cơ quan Đảng, Nhà nước và người nghỉ hưu hưởng bảo hiểm xã hội.
Nghỉ hưu cũng không "hạ cánh an toàn"
Quan tâm đến việc xử lý về mặt chính quyền đối với nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) đã chất vấn trưởng ngành Nội vụ về vấn đề này.
Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, hiện Ban Bí thư đã có quyết định cách chức Bí thư Ban cán sự Đảng giai đoạn 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng. Riêng về mặt Nhà nước, hiện nay, Ban Bí thư đã giao Ban cán sự Đảng Chính phủ phối hợp Đảng đoàn Quốc hội và các cơ quan chuyên môn xem xét, xử lý về mặt hành chính theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Theo Bộ trưởng, đây là vấn đề chưa có trong tiền lệ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn tham mưu cho Ban cán sự Đảng Chính phủ và Quốc hội có biện pháp xử lý về mặt hành chính. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị đối với người đang công tác hoặc nghỉ hưu có sai phạm.
“Chúng ta cũng phải có hình thức xử lý chứ không phải cứ sai phạm rồi nghỉ hưu là hạ cánh an toàn. Điều này cũng là cảnh báo cho những đồng chí đang tại chức, khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình cần làm cho đúng, chứ không phải đợi nghỉ hưu là hết trách nhiệm với Đảng, Nhà nước,” Bộ trưởng Tân nêu rõ.
Ông cũng cho biết đây là vấn đề mới, khó, cần tạo cơ sở hành lang pháp lý để giải quyết những vấn đề như vậy nếu có xảy ra sau này. Để chỉnh sửa về cơ sở pháp lý lâu dài, Bộ Nội vụ đang chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Cán bộ công chức, cần sửa đổi Luật để thể hiện tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, kể cả đương nhiệm hay đã về hưu.
Trong thời điểm chưa sửa đổi được Luật Cán bộ công chức cũng có văn bản quy định phù hợp để xử lý trước mắt những trường hợp cán bộ vi phạm nhưng đã về hưu, đồng thời phối hợp chặt chẽ trong công tác tham mưu xử lý, kỷ luật./.
Hợp tác quốc phòng đa phương giúp củng cố sự đoàn kết của ASEAN  (16/11/2016)
Thủ tướng tiếp Công tước xứ Cambridge William Arthur Philip Louis và Hiệu trưởng Đại học Waikato của New Zealand  (16/11/2016)
Phó Thủ tướng đề nghị Nhật tăng cường đầu tư trực tiếp tại Việt Nam  (16/11/2016)
Nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại khu vực miền Trung - Tây Nguyên  (16/11/2016)
Yêu cầu có giải pháp giám sát các tác nhân gây ô nhiễm môi trường  (16/11/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên