Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II và Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2016
15:17, ngày 08-11-2016
TCCSĐT - Ngày 08-11-2016, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động của Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Hà Giang và Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2016.
Tham dự buổi họp báo có đồng chí Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện lãnh đạo tỉnh Hà Giang, Ban quản lý Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cùng các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương.
Phát biểu tại buổi họp báo, đồng chí Vương Duy Biên nhấn mạnh, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Hà Giang năm 2016 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Hà Giang tổ chức, là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông trong nền văn hóa thống nhất và đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, quảng bá hình ảnh đất và người Hà Giang (nơi có cộng đồng người Mông tập trung sinh sống nhiều nhất), tới khách du lịch trong nước và quốc tế. Ngày hội là dịp để các nghệ nhân, nghệ sĩ, vận động viên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II được tổ chức với yêu cầu bảo đảm hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đời sống xã hội. Các chương trình trong ngày hội được chuẩn bị chu đáo, có nội dung đặc sắc, hình thức phong phú, phù hợp và có tính nghệ thuật cao, nhiều nét mới, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của nhân dân; chọn lọc đặc trưng văn hóa tiêu biểu của dân tộc Mông, tổ chức hoạt động mang tính cộng đồng, đề cao vai trò chủ thể văn hóa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với các yếu tố tiến bộ của thời đại.
Ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Phó Trưởng ban Chỉ đạo ngày hội, Trưởng Ban Tổ chức ngày hội cho biết, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Hà Giang năm 2016 sẽ được từ ngày 18 đến hết ngày 19-11-2016, với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước”. Năm nay có 13 tỉnh tham gia, gồm Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk. Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Hà Giang sẽ có nhiều chương trình đặc sắc, phong phú, như Lễ khai mạc và Lễ bế mạc được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Giang, phần hội với Liên hoan nghệ thuật quần chúng dân tộc Mông; trình diễn nét đẹp trong trang phục nữ dân tộc Mông; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Mông; thi đấu các môn thể thao dân tộc và trò chơi dân gian dân tộc Mông…
Cũng trong buổi họp báo, đại diện Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã thông tin về Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - di sản văn hóa Việt Nam năm 2016. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 23-11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), là một trong những hoạt động kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 - 18-11-2016), chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11); đồng thời, giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc Việt Nam, tổ chức giao lưu, gặp gỡ, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thông qua các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” thu hút khách du lịch đến với “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, tạo điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động, sự kiện năm 2016, hình thành điểm đến du lịch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2016 sẽ có 4 hoạt động chính, gồm: Chương trình Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”; Cuộc thi ảnh và triển lãm ảnh “Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - Ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam”; Hoạt động của đồng bào các dân tộc; Chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống.
Chương trình khai mạc sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 18-11-2016 tại Quảng trường Làng dân tộc III, Khu các làng dân tộc. Đây là hoạt động điểm nhấn của sự kiện, là sợi dây gắn kết cho chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”. Đêm hội sẽ là dịp để cộng đồng các dân tộc Việt Nam sum vầy, giao lưu, giới thiệu những vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng của văn hóa truyền thống, tôn vinh tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, di sản văn hóa quý báu cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
Cuộc thi ảnh và triển lãm ảnh “Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - Ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam” đã phát động vào ngày 23-9-2016 và tổ chức triển lãm, trao giải vào ngày 18-11-2016. Hoạt động của đồng bào các dân tộc sẽ tái hiện cuộc sống hằng ngày (thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu sản phẩm như: dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ, công cụ lao động…); tái hiện giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu truyền thống của đồng bào; biểu diễn các làn điệu dân ca, dân vũ, giới thiệu trò chơi dân gian… của 8 dân tộc: Tày, Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Ba-na, Ê-đê, Khmer; giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (trình diễn loại hình nghệ thuật nhạc cụ: (trống đôi, cồng 3, chiêng 5 của dân tộc Chăm và dân tộc Ba-na); Tái hiện một số lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc, như Lễ tạ ơn của dân tộc Gia-rai (tỉnh Gia Lai), Lễ cưới của dân tộc Tày (tỉnh Thái Nguyên).
Chương trình trình diễn nghệ thuật truyền thống có sự tham gia của trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam./.
Phát biểu tại buổi họp báo, đồng chí Vương Duy Biên nhấn mạnh, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Hà Giang năm 2016 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Hà Giang tổ chức, là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông trong nền văn hóa thống nhất và đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, quảng bá hình ảnh đất và người Hà Giang (nơi có cộng đồng người Mông tập trung sinh sống nhiều nhất), tới khách du lịch trong nước và quốc tế. Ngày hội là dịp để các nghệ nhân, nghệ sĩ, vận động viên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II được tổ chức với yêu cầu bảo đảm hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đời sống xã hội. Các chương trình trong ngày hội được chuẩn bị chu đáo, có nội dung đặc sắc, hình thức phong phú, phù hợp và có tính nghệ thuật cao, nhiều nét mới, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của nhân dân; chọn lọc đặc trưng văn hóa tiêu biểu của dân tộc Mông, tổ chức hoạt động mang tính cộng đồng, đề cao vai trò chủ thể văn hóa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với các yếu tố tiến bộ của thời đại.
Ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Phó Trưởng ban Chỉ đạo ngày hội, Trưởng Ban Tổ chức ngày hội cho biết, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Hà Giang năm 2016 sẽ được từ ngày 18 đến hết ngày 19-11-2016, với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước”. Năm nay có 13 tỉnh tham gia, gồm Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk. Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Hà Giang sẽ có nhiều chương trình đặc sắc, phong phú, như Lễ khai mạc và Lễ bế mạc được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Giang, phần hội với Liên hoan nghệ thuật quần chúng dân tộc Mông; trình diễn nét đẹp trong trang phục nữ dân tộc Mông; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Mông; thi đấu các môn thể thao dân tộc và trò chơi dân gian dân tộc Mông…
Cũng trong buổi họp báo, đại diện Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã thông tin về Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - di sản văn hóa Việt Nam năm 2016. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 23-11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), là một trong những hoạt động kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 - 18-11-2016), chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11); đồng thời, giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc Việt Nam, tổ chức giao lưu, gặp gỡ, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thông qua các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” thu hút khách du lịch đến với “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, tạo điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động, sự kiện năm 2016, hình thành điểm đến du lịch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2016 sẽ có 4 hoạt động chính, gồm: Chương trình Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”; Cuộc thi ảnh và triển lãm ảnh “Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - Ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam”; Hoạt động của đồng bào các dân tộc; Chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống.
Chương trình khai mạc sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 18-11-2016 tại Quảng trường Làng dân tộc III, Khu các làng dân tộc. Đây là hoạt động điểm nhấn của sự kiện, là sợi dây gắn kết cho chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”. Đêm hội sẽ là dịp để cộng đồng các dân tộc Việt Nam sum vầy, giao lưu, giới thiệu những vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng của văn hóa truyền thống, tôn vinh tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, di sản văn hóa quý báu cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
Cuộc thi ảnh và triển lãm ảnh “Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - Ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam” đã phát động vào ngày 23-9-2016 và tổ chức triển lãm, trao giải vào ngày 18-11-2016. Hoạt động của đồng bào các dân tộc sẽ tái hiện cuộc sống hằng ngày (thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu sản phẩm như: dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ, công cụ lao động…); tái hiện giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu truyền thống của đồng bào; biểu diễn các làn điệu dân ca, dân vũ, giới thiệu trò chơi dân gian… của 8 dân tộc: Tày, Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Ba-na, Ê-đê, Khmer; giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (trình diễn loại hình nghệ thuật nhạc cụ: (trống đôi, cồng 3, chiêng 5 của dân tộc Chăm và dân tộc Ba-na); Tái hiện một số lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc, như Lễ tạ ơn của dân tộc Gia-rai (tỉnh Gia Lai), Lễ cưới của dân tộc Tày (tỉnh Thái Nguyên).
Chương trình trình diễn nghệ thuật truyền thống có sự tham gia của trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Tổng thống Ireland  (08/11/2016)
Khai mạc Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 85 tại Indonesia  (08/11/2016)
Kỷ niệm 75 năm Cuộc duyệt binh lịch sử của Hồng quân Liên Xô  (08/11/2016)
Tiếp tục Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Cần quy định các trường hợp được nổ súng  (08/11/2016)
Thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017  (08/11/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên