Việt Nam đánh giá cao chính sách đối ngoại tích cực của Canada
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Canada Stéphane Dion đang ở thăm chính thức Việt Nam từ ngày 03-9 đến ngày 08-9-2016. Sáng ngày 05-9, hai bên đã có cuộc hội đàm tại Nhà khách Chính phủ.
Phát biểu với báo chí sau cuộc hội đàm, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho hay hai bên đã trao đổi tất cả các vấn đề liên quan nhằm thúc đẩy quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, thương mại đến đầu tư.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với Canada - thành viên của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và là quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới.
Mặc dù thương mại hai chiều đạt trên 4 tỷ USD trong khi đầu tư trực tiếp của Canada tại Việt Nam đạt trên 5 tỷ USD, Phó Thủ tướng đánh giá hai bên còn nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.
Phó Thủ tướng bày tỏ cảm ơn và đánh giá cao việc Canada dành nguồn viện trợ ODA cho Việt Nam trong nhiều năm qua, trị giá khoảng 800 triệu USD từ năm 1990 cũng như việc Canada tiếp tục ủng hộ Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi IDA sau năm 2017.
Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, nhất là đoàn cấp cao; đẩy mạnh các cơ chế đối thoại hiện có đồng thời từng bước mở rộng cơ chế đối thoại sang các lĩnh vực khác; coi hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư, phát triển là trọng tâm quan hệ trong thời gian tới.
Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có các biện pháp nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Việt Nam cũng đánh giá cao chính sách đối ngoại tích cực của Canada nhằm phát huy vai trò của một cường quốc G7 có trách nhiệm trên trường quốc tế, gắn kết hơn với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Canada khẳng định Chính phủ nước này mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, trong đó trung tâm là Việt Nam.
Bộ trưởng Stéphane Dion vui mừng thông báo khoản viện trợ 15 triệu USD của Canada để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Việt Nam có lượng sinh viên theo học tại Canada đứng đầu các nước ASEAN (gần 5.000). Bộ trưởng Ngoại giao Canada cho biết, hai bên đã thảo luận về việc làm thế nào để tăng cường hơn nữa số lượng sinh viên Việt Nam tại Canada.
Bộ trưởng Stéphane Dion bày tỏ vui mừng chứng kiến những tiến bộ gần đây của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người đồng thời bày tỏ mong muốn hai nước tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực này./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 29-8 đến ngày 04-9-2016)  (05/09/2016)
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân  (05/09/2016)
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân  (05/09/2016)
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân  (05/09/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 29-8 đến ngày 04-9-2016  (05/09/2016)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam