Tổng thống Philippines tuyên bố ngừng bắn trước thềm hòa đàm
22:47, ngày 20-08-2016
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 20-8-2016 đã tuyên bố ngừng bắn vô thời hạn nhằm mở đường cho việc nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với phiến quân cánh tả, dự kiến diễn ra vào ngày 22-8 tới tại Oslo, Na Uy.
Phát biểu với báo giới tại sân bay quốc tế trước khi lên đường sang Oslo tham gia đàm phán, Cố vấn hòa bình của Tổng thống, ông Jesus Dureza, cho biết Tổng thống Duterte đã khôi phục hiệu lực ngừng bắn đơn phương với phiến quân từ 0 giờ ngày 21-8. Thời hạn ngừng bắn sẽ kéo dài chừng nào còn cần thiết để mang lại hòa bình cho đất nước.
Theo ông Dureza, việc tạo môi trường thuận lợi thông qua ngừng bắn được hy vọng sẽ giúp sớm mang lại một giải pháp cho những bất đồng. Lệnh ngừng bắn trên được tuyên bố vài ngày sau khi Tổng thống Duterte phóng thích khoảng 20 tù nhân chính trị, những người được cho là cần tham gia các cuộc đàm phán hòa bình.
Trong số những nhân vật được phóng thích có thủ lĩnh cao nhất của lực lượng phiến quân là Benito Tiamzon và vợ là Wilma.
Trước đó, hôm 25-7, Tổng thống Duterte cũng đã ra lệnh quân chính phủ ngừng bắn đơn phương trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình với phiến quân cánh tả, song đã rút lại lệnh này 6 ngày sau đó, sau khi phía phiến quân không đáp lại việc ngừng bắn đơn phương của chính phủ và sát hại 1 dân quân.
Ông Dureza cho biết hiện chính phủ vẫn đang tiếp tục các nỗ lực nhằm khôi phục thực sự các cuộc đàm phán hòa bình tại Oslo.
Vài giờ sau khi Chính phủ Philippines phóng thích các tù nhân chính trị, phía phiến quân cũng đã tuyên bố ngừng bắn đơn phương trong 7 ngày, từ 0 giờ 01 phút ngày 21-8 đến 23 giờ 59 phút ngày 27-8.
Trong một tuyên bố, lực lượng này cho biết "tuyên bố ngừng bắn này được đưa ra sau khi chính phủ tạo điều kiện thuận lợi thả gần hết các cố vấn của Mặt trận Dân chủ quốc gia, những người sẽ tham gia các cuộc đàm phán hòa bình trong những tháng tới." Lực lượng này cũng để ngỏ khả năng đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn dài hơi hơn nếu chính phủ trả tự do cho toàn bộ 550 tù nhân.
Theo ông Dureza, dự kiến, các cuộc đàm phán hòa bình tại Oslo sẽ đề cập đến "cải cách kinh tế-xã hội; cải cách hiến pháp, chính trị; chấm dứt sự thù địch giữa các lực lượng; ngừng bắn, an ninh chung và thả các tù nhân chính trị."
Các cuộc đàm phán giữa Chính phủ Philippines và phiến quân cánh tả bắt đầu từ năm 1986, song không thu được kết quả nào trong nhiều năm. Hiện lực lượng này còn khoảng 4.000 tay súng, giảm so với con số 26.000 vào thập niên 80 của thế kỷ trước./.
Theo ông Dureza, việc tạo môi trường thuận lợi thông qua ngừng bắn được hy vọng sẽ giúp sớm mang lại một giải pháp cho những bất đồng. Lệnh ngừng bắn trên được tuyên bố vài ngày sau khi Tổng thống Duterte phóng thích khoảng 20 tù nhân chính trị, những người được cho là cần tham gia các cuộc đàm phán hòa bình.
Trong số những nhân vật được phóng thích có thủ lĩnh cao nhất của lực lượng phiến quân là Benito Tiamzon và vợ là Wilma.
Trước đó, hôm 25-7, Tổng thống Duterte cũng đã ra lệnh quân chính phủ ngừng bắn đơn phương trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình với phiến quân cánh tả, song đã rút lại lệnh này 6 ngày sau đó, sau khi phía phiến quân không đáp lại việc ngừng bắn đơn phương của chính phủ và sát hại 1 dân quân.
Ông Dureza cho biết hiện chính phủ vẫn đang tiếp tục các nỗ lực nhằm khôi phục thực sự các cuộc đàm phán hòa bình tại Oslo.
Vài giờ sau khi Chính phủ Philippines phóng thích các tù nhân chính trị, phía phiến quân cũng đã tuyên bố ngừng bắn đơn phương trong 7 ngày, từ 0 giờ 01 phút ngày 21-8 đến 23 giờ 59 phút ngày 27-8.
Trong một tuyên bố, lực lượng này cho biết "tuyên bố ngừng bắn này được đưa ra sau khi chính phủ tạo điều kiện thuận lợi thả gần hết các cố vấn của Mặt trận Dân chủ quốc gia, những người sẽ tham gia các cuộc đàm phán hòa bình trong những tháng tới." Lực lượng này cũng để ngỏ khả năng đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn dài hơi hơn nếu chính phủ trả tự do cho toàn bộ 550 tù nhân.
Theo ông Dureza, dự kiến, các cuộc đàm phán hòa bình tại Oslo sẽ đề cập đến "cải cách kinh tế-xã hội; cải cách hiến pháp, chính trị; chấm dứt sự thù địch giữa các lực lượng; ngừng bắn, an ninh chung và thả các tù nhân chính trị."
Các cuộc đàm phán giữa Chính phủ Philippines và phiến quân cánh tả bắt đầu từ năm 1986, song không thu được kết quả nào trong nhiều năm. Hiện lực lượng này còn khoảng 4.000 tay súng, giảm so với con số 26.000 vào thập niên 80 của thế kỷ trước./.
Mỹ lo ngại quan hệ Nga-Ukraine "nóng" lên vì Crimea  (20/08/2016)
Hỗ trợ, bảo hộ công dân trong bão số 3  (20/08/2016)
Khôi phục cấp điện cho 3 tỉnh bị ảnh hưởng của bão số 3  (20/08/2016)
Bão số 3 khiến hơn 700ha lúa mùa của Nam Định chìm trong nước  (20/08/2016)
17 cơ sở chế biến thủy sản được xuất khẩu vào Panama  (20/08/2016)
Bão số 3 làm 2 người chết, 1.000 ngôi nhà bị ngập ở Yên Bái  (20/08/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên