Thực hiện điều chỉnh viện phí tại 16 tỉnh
Liên Bộ Y tế - Tài chính đã có thông báo chính thức về việc điều chỉnh viện phí tính thêm chi phí tiền lương, trước mắt áp dụng tại 16 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 85%. Việc điều chỉnh này đã bắt đầu từ trước ngày 15-8.
Theo đó, giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ thì phải bao gồm 7 yếu tố chi phí: Thuốc, vật tư trực tiếp; điện, nước, xử lý chất thải; duy tu, bảo dưỡng tài sản; tiền lương, phụ cấp; sửa chữa lớn tài sản cố định; khấu hao tài sản; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học ...
Liên Bộ Y tế - Tài chính nhấn mạnh: Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế là thực hiện chủ trương lớn của Nhà nước. Tăng chi phí không phải là tăng chi phí thực hiện các dịch vụ, mà là chuyển các khoản chi trước đây Nhà nước bao cấp trực tiếp cho các bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế được tăng lên vì không phải trả thêm hoặc mua một số vật tư chưa kết cấu vào giá. Các bệnh viện có điều kiện để triển khai, phát triển các kỹ thuật y tế, người dân sẽ được thụ hưởng và được bảo hiểm y tế thanh toán ngay trên địa bàn; giảm chi tiền túi và bảo đảm công khai minh bạch, giảm phiền hà cho người bệnh. Đặc biệt, việc tính tiền lương vào giá sẽ làm thay đổi nhận thức của cán bộ y tế; bệnh viện phải phục vụ tốt thì mới có nguồn thu để trả lương và thu nhập cho cán bộ. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ làm hài lòng người bệnh, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc thực hiện Thông tư 37 về cơ bản không làm ảnh hưởng đến các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, người dân sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo, người cận nghèo... Về cơ bản các đối tượng này đã được Nhà nước mua thẻ hoặc hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, phần tăng thêm về cơ bản do bảo hiểm xã hội thanh toán. Đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế thì trước mắt áp dụng mức giá hiện nay đang thực hiện nên không bị ảnh hưởng.
Bộ Y tế cho biết: Để hạn chế tác động đến người dân khi tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ và đề nghị các tỉnh khẩn trương thành lập lại Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo để huy động nguồn lực hỗ trợ người nghèo của địa phương khi đi khám, chữa bệnh. Đồng thời, Bộ chỉ đạo các bệnh viện tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới, mở rộng mô hình bệnh viện vệ tinh, thực hiện luân phiên người hành nghề từ tuyến trên về tuyến dưới, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ nhằm vừa nâng cao trình độ chuyên môn các tuyến, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ. Bộ cũng chỉ đạo các bệnh viện có chênh lệch thu lớn hơn chi phải trích Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Nghị định 85/2012/NĐ-CP để có nguồn hỗ trợ cho người bệnh trong trường hợp khó khăn, không đủ khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh.
Bộ Y tế đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo các tỉnh có giải pháp quyết liệt nhằm tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Bộ Y tế cũng sẽ huy động một số dự án ODA để hỗ trợ 30% còn lại cho người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế. Các tỉnh khẩn trương hỗ trợ người làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình tham gia bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tuyên truyền, chỉ đạo bảo hiểm xã hội các tỉnh thực hiện nghiêm túc quy định: Đối với người tham gia bảo hiểm y tế từ 5 năm liên tục trở lên, nếu phần đồng chi trả vượt 6 tháng lương cơ sở thì bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán phần vượt này để người có thẻ bảo hiểm y tế phải đồng chi trả 20% yên tâm. Bộ Y tế nhấn mạnh: Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai quyết liệt kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, các giải pháp để xây dựng cơ sở y tế "Xanh - Sạch - Đẹp", cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh buồng bệnh, chấn chỉnh hoạt động các dịch vụ như bảo vệ, trông xe, vận chuyển, nhà thuốc,… trong các cơ sở y tế để nâng cao chất lượng dịch vụ gắn với điều chỉnh giá dịch vụ.
Theo phân tích của Bộ Tài chính và Tổng Cục thống kê thì đây là thời điểm thích hợp vì giá xăng dầu đang tiếp tục giảm, chưa vào năm học mới nên tránh được tác động cộng hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của giá dịch vụ giáo dục. Mặt khác hơn nữa CPI hiện đang ở mức thấp, có khả năng âm. Dự kiến việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế chỉ tác động vào CPI khoảng 0,3%, do đó giữ được mức lạm phát trong phạm vi cho phép chủ Chính phủ và Quốc hội.../.
Thường trực Ban Bí thư gặp mặt Đoàn cán bộ Đảng bộ Ngoài nước  (18/08/2016)
Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ  (18/08/2016)
Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hong Kong  (18/08/2016)
Tân Đại sứ Indonesia: Quan hệ Việt Nam - Indonesia đang phát triển  (17/08/2016)
Việt Nam - Trung Quốc cần kiểm soát tốt các bất đồng trên biển  (17/08/2016)
Thủ tướng: Khâu yếu nhất của cải cách hành chính là cán bộ  (17/08/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên