Kỳ họp thứ hai Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: "Nóng" vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
21:23, ngày 04-08-2016
Tiếp tục kỳ họp thứ hai Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX, sáng 04-8-2016, các đại biểu đã thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội của thành phố, trong đó vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Trí (giảng viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế phát triển nhưng cũng là "điểm đến" của rất nhiều "thực phẩm bẩn," vì vậy thành phố cần quan tâm hơn nữa vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện các công đoạn từ nuôi trồng, bảo quản, tiêu thụ đều phát hiện có vi phạm, chẳng hạn như việc sử dụng chất cấm, thuốc tăng trưởng, kháng sinh bừa bãi… Đại biểu Nguyễn Mạnh Trí đặt thẳng vấn đề, phải chăng do các cơ quan chức năng chưa có giải pháp cụ thể hoặc “liều thuốc” xử phạt hành chính chưa đủ răn đe, các cơ sở vi phạm đã “lờn thuốc”?
Còn đại biểu Trần Quang Thắng (Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh) nêu ý kiến, trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, việc giám sát, thanh tra rất quan trọng.
Hiện nay, các cửa hàng buôn bán lề đường, những người “buôn thúng bán bưng” đang bán thực phẩm với rất nhiều nguồn khác nhau; cần kiểm tra thường xuyên và đột xuất để xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.
Song việc xử lý cũng cần có lộ trình, nếu phát hiện vi phạm thì cảnh cáo sơ bộ, sau một tháng nếu người vi phạm không sửa đổi thì phải xử lý nghiêm minh.
Đối với thực phẩm được bán nhỏ lẻ, cần có dụng cụ "test" nhanh để kiểm tra dịch bệnh, nhất là đối với các bệnh như tả, thương hàn, lao…
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Nga (Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) nhìn nhận, việc quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm còn lỏng lẻo.
Mỗi khi có vấn đề bức xúc trong dư luận là cơ quan chức năng lập đoàn kiểm tra và phát hiện rất nhiều sai phạm, điều đó cho thấy công tác quản lý còn khá hạn chế...
Hiện các công đoạn từ nuôi trồng, bảo quản, tiêu thụ đều phát hiện có vi phạm, chẳng hạn như việc sử dụng chất cấm, thuốc tăng trưởng, kháng sinh bừa bãi… Đại biểu Nguyễn Mạnh Trí đặt thẳng vấn đề, phải chăng do các cơ quan chức năng chưa có giải pháp cụ thể hoặc “liều thuốc” xử phạt hành chính chưa đủ răn đe, các cơ sở vi phạm đã “lờn thuốc”?
Còn đại biểu Trần Quang Thắng (Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh) nêu ý kiến, trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, việc giám sát, thanh tra rất quan trọng.
Hiện nay, các cửa hàng buôn bán lề đường, những người “buôn thúng bán bưng” đang bán thực phẩm với rất nhiều nguồn khác nhau; cần kiểm tra thường xuyên và đột xuất để xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.
Song việc xử lý cũng cần có lộ trình, nếu phát hiện vi phạm thì cảnh cáo sơ bộ, sau một tháng nếu người vi phạm không sửa đổi thì phải xử lý nghiêm minh.
Đối với thực phẩm được bán nhỏ lẻ, cần có dụng cụ "test" nhanh để kiểm tra dịch bệnh, nhất là đối với các bệnh như tả, thương hàn, lao…
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Nga (Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) nhìn nhận, việc quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm còn lỏng lẻo.
Mỗi khi có vấn đề bức xúc trong dư luận là cơ quan chức năng lập đoàn kiểm tra và phát hiện rất nhiều sai phạm, điều đó cho thấy công tác quản lý còn khá hạn chế...
Trước những vấn đề các đại biểu nêu ra, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, các cơ quan chức năng của thành phố đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. Thời gian gần đây, các đơn vị đã thành lập 712 đoàn kiểm tra, thanh tra và phát hiện hơn 8.000 sai phạm.
Dù đã đạt được một số kết quả, nhưng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của người dân thành phố. Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết thêm, đối với những trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra dù ở trong nội ô hay ngoại ô, Sở Y tế thành phố đã phát hiện, thức ăn được cung cấp từ những địa chỉ khá xa, phương tiện vận chuyển thức ăn chưa đảm bảo.
Sở Y tế thành phố yêu cầu các bếp ăn tập thể khi mua thực phẩm phải có hợp đồng để khi xảy ra ngộ độc có thể truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp không thực hiện được các yêu cầu này.
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh, đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, vấn đề quan trọng nhất là người dân phải kiểm soát, ngăn chặn được "thực phẩm bẩn, "không để người dân hàng ngày phải ăn các loại thực phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe, chờ đến khi ngộ độc mới xử lý là chưa phù hợp; cần có lộ trình lâu dài để kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong khi đó, đại diện Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đang phối hợp với các ngành triển khai Dự án nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn bằng ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát xuất xứ nguồn gốc.
Có hai cách nhận diện, mỗi con lợn khi được xuất chuồng sẽ có vòng nhận diện được mã hóa hoặc người bán thịt tại chợ sẽ dán tem lên miếng thịt lợn được bày bán, khi đó người dân có thể sử dụng các thiết bị điện tử thông minh để truy xuất thông qua con tem được dán trên thịt heo.
Theo đại diện Sở Công Thương, Dự án này sẽ được thí điểm từ nay đến cuối năm 2016 tại các chợ đầu mối và một số chợ bán lẻ, siêu thị của Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến đầu năm 2017, thành phố sẽ nhân rộng mô hình này ra các chợ, đồng thời nhân rộng sang các ngành thực phẩm khác.
Sở Công Thương thành phố cũng đang xây dựng đề án trung tâm buôn bán hóa chất của thành phố, nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn việc buôn bán hóa chất trên địa bàn.../.
Dù đã đạt được một số kết quả, nhưng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của người dân thành phố. Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết thêm, đối với những trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra dù ở trong nội ô hay ngoại ô, Sở Y tế thành phố đã phát hiện, thức ăn được cung cấp từ những địa chỉ khá xa, phương tiện vận chuyển thức ăn chưa đảm bảo.
Sở Y tế thành phố yêu cầu các bếp ăn tập thể khi mua thực phẩm phải có hợp đồng để khi xảy ra ngộ độc có thể truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp không thực hiện được các yêu cầu này.
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh, đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, vấn đề quan trọng nhất là người dân phải kiểm soát, ngăn chặn được "thực phẩm bẩn, "không để người dân hàng ngày phải ăn các loại thực phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe, chờ đến khi ngộ độc mới xử lý là chưa phù hợp; cần có lộ trình lâu dài để kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong khi đó, đại diện Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đang phối hợp với các ngành triển khai Dự án nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn bằng ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát xuất xứ nguồn gốc.
Có hai cách nhận diện, mỗi con lợn khi được xuất chuồng sẽ có vòng nhận diện được mã hóa hoặc người bán thịt tại chợ sẽ dán tem lên miếng thịt lợn được bày bán, khi đó người dân có thể sử dụng các thiết bị điện tử thông minh để truy xuất thông qua con tem được dán trên thịt heo.
Theo đại diện Sở Công Thương, Dự án này sẽ được thí điểm từ nay đến cuối năm 2016 tại các chợ đầu mối và một số chợ bán lẻ, siêu thị của Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến đầu năm 2017, thành phố sẽ nhân rộng mô hình này ra các chợ, đồng thời nhân rộng sang các ngành thực phẩm khác.
Sở Công Thương thành phố cũng đang xây dựng đề án trung tâm buôn bán hóa chất của thành phố, nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn việc buôn bán hóa chất trên địa bàn.../.
Đối thoại Chính trị-An ninh-Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 8  (04/08/2016)
Quan hệ thương mại, đầu tư giữa ASEAN+3 phát triển bền vững  (04/08/2016)
Hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Lào đạt hiệu quả cao  (04/08/2016)
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lai Châu  (04/08/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên