Dự kiến 27 thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV
Tiếp tục chương trình làm việc sáng 27-7, đại biểu Quốc hội đã nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Tờ trình về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ và thảo luận ở Đoàn về nội dung này.
Theo tờ trình của Thủ tướng, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV giữ nguyên cơ cấu, số lượng như Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, có 27 thành viên gồm Thủ tướng Chính phủ, năm Phó Thủ tướng Chính phủ; trong đó có một Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và 21 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV gồm Thủ tướng Chính phủ; năm Phó Thủ tướng Chính phủ, trong đó có một Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, dự kiến phân công theo dõi chỉ đạo các lĩnh vực kinh tế tổng hợp, kinh tế ngành, khoa giáo - văn xã, nội chính, đối ngoại; 17 Bộ trưởng các Bộ Quốc phòng, Công an, Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế; bốn Thủ trưởng cơ quan ngang bộ gồm Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Quốc hội cũng đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.
Ủy ban Pháp luật tán thành với đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu số lượng của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có 27 thành viên gồm Thủ tướng Chính phủ, năm Phó Thủ tướng Chính phủ và 21 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, trong đó có một Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Cơ cấu này được kế thừa từ các nhiệm kỳ Chính phủ trước đây, phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ vừa được Quốc hội thông qua, đáp ứng yêu cầu thực tiễn tổ chức và hoạt động của Chính phủ cũng như yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.
Việc phân công năm Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi chỉ đạo năm nhóm lĩnh vực như dự kiến trong Tờ trình của Thủ tướng Chính phủ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành có sự chuyên sâu, tạo điều kiện để Chính phủ vừa tập trung vào các vấn đề mang tính chiến lược dài hạn, vừa ứng phó kịp thời với những tình huống công việc đột xuất phát sinh trong điều hành kinh tế, xã hội trên các lĩnh vực.
Việc phân công một Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi chỉ đạo đối với công tác đối ngoại, đồng thời kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao như những nhiệm kỳ qua cho thấy sự hợp lý và hiệu quả, phù hợp với pháp luật và yêu cầu quản lý, bảo đảm sự tương quan trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta ngày càng mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết một số ý kiến trong Ủy ban đề nghị nên có một Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Nông nghiệp. Về lâu dài, nên có thành viên Chính phủ đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khi Phó Thủ tướng không kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nữa. Đề nghị Chính phủ báo cáo chi tiết hơn với Quốc hội về dự kiến phân công nhiệm vụ cụ thể của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ đối với các ngành, lĩnh vực và cơ quan, bảo đảm sự cân đối hợp lý và làm rõ cơ chế phối hợp trong công tác chỉ đạo, điều hành để Quốc hội có thêm cơ sở xem xét, quyết định.
Quốc hội đã thảo luận ở Đoàn về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ. Kết quả thảo luận sẽ được công bố tại phiên làm việc chiều 27-7.
* Trước đó, chiều 26-7, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra Tờ trình của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Tới dự phiên họp có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và đại diện một số cơ quan như Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về các nội dung của Tờ trình. Trên cơ sở kết quả phiên họp, Ủy ban Pháp luật hoàn thiện Báo cáo thẩm tra trình Quốc hội xem xét, quyết định./.
Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh được bầu giữ chức Phó Chủ tịch nước  (27/07/2016)
Tưởng nhớ, tri ân các anh hùng, liệt sĩ  (27/07/2016)
Brexit: Những nguyên nhân sâu xa  (27/07/2016)
Nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của Quốc hội theo tinh thần Hiến pháp năm 2013  (27/07/2016)
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV  (27/07/2016)
Công điện hỏa tốc ứng phó với cơn bão số 1 mạnh giật cấp 10  (26/07/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên