Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 tại Trung Quốc
22:24, ngày 23-07-2016
Tại Trung Quốc, ngày 23-7-2016, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Đây là Hội nghị cấp bộ trưởng cuối cùng trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu vào ngày 04 đến ngày 05-9 tới.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ cho biết, với chủ đề “cùng thúc đẩy tăng trưởng, cùng gánh vác trách nhiệm, cùng quản lý, cùng phát triển,” Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương lần thứ ba tập trung thảo luận các vấn đề quan trọng như tình hình kinh tế toàn cầu, “kết cấu tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng,” đầu tư và hạ tầng cơ sở, cơ cấu tài chính quốc tế, cải cách ngành tài chính, hợp tác thu thuế quốc tế và tài chính xanh, quỹ biến đổi khí hậu và đầu tư chống khủng bố…
Tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G20, cùng nhiều đại diện các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm thảo luận hợp tác thu thuế quốc tế, cụ thể là vai trò của chính sách thu thuế trong việc thúc đẩy đầu tư thương mại và thực hiện tăng trưởng kinh tế.
Tình trạng trốn thuế xuyên quốc gia khá nghiêm trọng. Theo thống kê không đầy đủ, mỗi năm thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn cầu do xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) lên tới 100-240 tỷ USD, chiếm 4%-10%.
Ngoài ra, hội nghị còn đánh giá những ảnh hưởng của việc nước Anh rời Liên minh châu Âu tới kinh tế thế giới, cũng như việc thực hiện cam kết giảm thiểu dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức cam go, tăng trưởng kinh tế ngày càng không xác định và phức tạp.
Bên lề hội nghị trên, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã có cuộc gặp song phương, trong đó ông Lew nhấn mạnh các nước thành viên G20 cần hạn chế việc tăng lợi thế cạnh tranh bằng cách hạ giá đồng nội tệ.
Gần đây xuất hiện đồn đoán Nhật Bản sẽ cắt giảm dự báo lạm phát của nước này và mở rộng gói kích thích kinh tế hiện nay tại cuộc họp vào ngày 28 và 29-7 tới, trong bối cảnh xuất khẩu của Nhật Bản bị tác động do đồng yên tăng giá mạnh và nhu cầu tiêu dùng yếu kém gây thêm áp lực đi xuống lên nền kinh tế và giá cả. Bộ trưởng Aso trước đó cảnh báo đồng yên của Nhật Bản đang tăng giá quá nhanh.
G20 là diễn đàn chủ yếu nhằm triển khai các hợp tác kinh tế quốc tế, gánh vác sứ mệnh quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thế giới ổn định và tăng trưởng. Tổng kim ngạch ngoại thương và Tổng sản phẩm nội khối (GDP) của các nền kinh tế G20 lần lượt chiếm hơn 80% và 85% trên toàn cầu, đóng vai trò hết sức quan trọng trong kinh tế thế giới./.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ cho biết, với chủ đề “cùng thúc đẩy tăng trưởng, cùng gánh vác trách nhiệm, cùng quản lý, cùng phát triển,” Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương lần thứ ba tập trung thảo luận các vấn đề quan trọng như tình hình kinh tế toàn cầu, “kết cấu tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng,” đầu tư và hạ tầng cơ sở, cơ cấu tài chính quốc tế, cải cách ngành tài chính, hợp tác thu thuế quốc tế và tài chính xanh, quỹ biến đổi khí hậu và đầu tư chống khủng bố…
Tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G20, cùng nhiều đại diện các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm thảo luận hợp tác thu thuế quốc tế, cụ thể là vai trò của chính sách thu thuế trong việc thúc đẩy đầu tư thương mại và thực hiện tăng trưởng kinh tế.
Tình trạng trốn thuế xuyên quốc gia khá nghiêm trọng. Theo thống kê không đầy đủ, mỗi năm thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn cầu do xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) lên tới 100-240 tỷ USD, chiếm 4%-10%.
Ngoài ra, hội nghị còn đánh giá những ảnh hưởng của việc nước Anh rời Liên minh châu Âu tới kinh tế thế giới, cũng như việc thực hiện cam kết giảm thiểu dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức cam go, tăng trưởng kinh tế ngày càng không xác định và phức tạp.
Bên lề hội nghị trên, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã có cuộc gặp song phương, trong đó ông Lew nhấn mạnh các nước thành viên G20 cần hạn chế việc tăng lợi thế cạnh tranh bằng cách hạ giá đồng nội tệ.
Gần đây xuất hiện đồn đoán Nhật Bản sẽ cắt giảm dự báo lạm phát của nước này và mở rộng gói kích thích kinh tế hiện nay tại cuộc họp vào ngày 28 và 29-7 tới, trong bối cảnh xuất khẩu của Nhật Bản bị tác động do đồng yên tăng giá mạnh và nhu cầu tiêu dùng yếu kém gây thêm áp lực đi xuống lên nền kinh tế và giá cả. Bộ trưởng Aso trước đó cảnh báo đồng yên của Nhật Bản đang tăng giá quá nhanh.
G20 là diễn đàn chủ yếu nhằm triển khai các hợp tác kinh tế quốc tế, gánh vác sứ mệnh quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thế giới ổn định và tăng trưởng. Tổng kim ngạch ngoại thương và Tổng sản phẩm nội khối (GDP) của các nền kinh tế G20 lần lượt chiếm hơn 80% và 85% trên toàn cầu, đóng vai trò hết sức quan trọng trong kinh tế thế giới./.
Việt Nam sẽ tham gia chủ động và có trách nhiệm vào AMM-49  (23/07/2016)
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp toàn thể lần thứ nhất  (23/07/2016)
Thủ tướng dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng  (23/07/2016)
Việt Nam có huy chương vàng Olympic Sinh học quốc tế sau 16 năm  (23/07/2016)
Chủ tịch Quốc hội thông tin về hoạt động của Quốc hội khóa XIV  (23/07/2016)
Hà Tĩnh cho Formosa thuê đất 70 năm "không đúng quy định pháp luật"  (22/07/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên