UNESCO đưa thêm 21 địa danh vào Danh sách Di sản thế giới
Tại kỳ họp lần thứ 40 kết thúc ngày 17-7, Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã nhất trí đưa vào Danh sách Di sản Thế giới thêm 21 địa danh trong số 27 đề cử.
Với việc công nhận thêm 21 địa danh là di sản thế giới, gồm 12 di sản văn hóa, 6 di sản thiên nhiên và 3 di sản kết hợp, Danh sách Di sản Thế giới hiện nay đã tăng lên 1.052 địa danh ở 165 quốc gia. Các di sản mới được UNESCO công nhận thuộc các quốc gia như Trung Quốc với khu văn hóa nghệ thuật trên đá ở Zuojiang Huashan, Iran - hệ thống tưới tiêu cổ từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, Micronesia - thành phố đá cổ Nan Madol, Ấn Độ - Đại học Phật giáo Mahavihara Nalanda, Bosnia và Herzegovina, Croatia, Montenegro và Serbia chung một đề cử nghĩa trang mộ đá Trung Cổ Stecci, Tây Ban Nha - khu mộ đá Antequera. Ngoài ra, các địa danh tại Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, ... cũng có tên trong danh sách này.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các công trình của kiến trúc sư nổi tiếng người Thụy Sĩ Le Corbusier (1887-1965) cũng được tôn vinh sau 2 lần bị UNESCO từ chối. Trong số 17 công trình của Corbusier được vinh danh, có 10 tòa nhà được xây dựng tại Pháp, còn lại là các công trình được xây dựng tại quê hương tác giả cũng như tại 5 quốc gia khác là Đức, Argentina, Bỉ, Ấn Độ và Nhật Bản.
UNESCO cũng đưa một loạt di sản thế giới vào Danh sách Di sản Thế giới bị đe dọa, gồm 5 địa danh tại Libya, một địa danh tại Uzbekistan và một địa danh tại Mali, trong khi đưa một địa danh tại Gruzia ra khỏi danh sách này. Trong khi đó, Nan Madol, thành phố cổ duy nhất của thế giới xây dựng trên rạn san hô, nằm ngay ngoài khơi bờ biển phía Đông của đảo Pohnpei, Micronesia, đồng thời được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới và Danh sách Di sản bị đe dọa.
Theo kế hoạch, kỳ họp lần thứ 40 của Ủy ban Di sản Thế giới sẽ diễn ra trong 11 ngày, từ ngày 10 đến ngày 17-7, tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), nhưng đã phải cắt ngắn 4 ngày làm việc do ảnh hưởng từ cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra đêm 15-7 vừa qua. Do đó, Ủy ban này quyết định sẽ thảo luận những vấn đề còn bỏ dở tại một cuộc gặp bất thường dự kiến được tổ chức tại thủ đô Paris (Pháp) trong vài ngày tới. Dự kiến, kỳ họp tiếp theo của Ủy ban Di sản Thế giới sẽ được tổ chức tại Ba Lan vào tháng 7 năm sau.
Ủy ban Di sản thế giới được thành lập từ năm 1977, tổ chức các kỳ họp thường niên với mục tiêu nâng cao nhận thức về bảo tồn các di sản thế giới./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 11 đến ngày 17-7-2016  (18/07/2016)
Không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường  (17/07/2016)
Mở ra thời kỳ mới cho mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Mông Cổ  (17/07/2016)
Thủ tướng Cộng hòa Slovakia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam  (17/07/2016)
Hơn 400 phóng viên quốc tế đến đưa tin Hội nghị AMM 49 tại Lào  (17/07/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên