Tiến tới thành lập một đơn vị sản xuất vaccine tập trung
Vấn đề trên được nêu trong cuộc họp do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì sáng 09-6 với sự tham gia của Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Theo Bộ Y tế, có 5 đơn vị sản xuất vaccine cần được sắp xếp lại, cụ thể là chuyển Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (Ivac) và Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm y tế (Polyvac) thành doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; tiếp tục cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Vaccine Pasteur Đà Lạt và hoàn thành cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Vaccine và Sinh phẩm Nha Trang trong năm 2016.
Riêng Công ty TNHH một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 sẽ được chuyển thành Tổng Công ty Vaccine Việt Nam mà Nhà nước nắm 100% vốn ở công ty mẹ và trong số các công ty con có Ivac và Polyvac.
Về tình hình sản xuất vaccine của Việt Nam hiện nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, nước ta là một trong số ít nước trong khu vực có khả năng sản xuất vaccine phòng bệnh cho người và cũng sở hữu nhiều chuyên gia về vaccine giỏi. Tuy nhiên, Việt Nam mới sản xuất được vaccine đơn lẻ, một số loại là vaccine thành phần cho việc phối trộn vaccine đa giá (có 4, 5 hoặc 6 vaccine trong 1 liều), trong khi nhu cầu của người dân là rất lớn.
Để chủ động nguồn cung vaccine ở trong nước thì Việt Nam phải tiến tới sản xuất vaccine đa giá, do đó cần phải sắp xếp lại, tái cơ cấu các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine thành một tổ hợp nhằm tập trung nguồn lực đủ mạnh cho việc sản xuất vaccine tại nước ta.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cũng cho biết Việt Nam sẽ tranh thủ viện trợ của Chính phủ Nhật Bản về công nghệ sản xuất vaccine 4 trong 1.
Cho ý kiến về đề xuất của Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ tiếp tục thực hiện cổ phần hóa, định giá và sắp xếp các đơn vị nói trên, sau đó chuyển quyền sở hữu vốn nhà nước sang SCIC.
Trong sản xuất vaccine, Phó Thủ tướng cho rằng quan trọng nhất là Việt Nam phải nắm được công nghệ sản xuất và đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu việc áp dụng công nghệ sản xuất vaccine theo quy mô công nghiệp, trong đó lưu ý việc tham vấn các chuyên gia, đồng thời đánh giá rõ hơn về hiệu quả kinh tế - xã hội khi Việt Nam chủ động sản xuất được mặt hàng này.
Cùng với đó, Phó Thủ tướng đề nghị SCIC tìm kiếm các đối tác nước ngoài góp vốn bằng công nghệ sản xuất vaccine tại Việt Nam, trong đó có phương án tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ phía Chính phủ Nhật Bản./.
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào  (09/06/2016)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5-2016  (09/06/2016)
Căng thẳng Nga, phương Tây làm gia tăng việc sử dụng “bom bẩn”  (09/06/2016)
Bloomberg: Trung Quốc xây dựng “trạm vũ trụ” dưới đáy Biển Đông  (09/06/2016)
Nhật Bản khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ  (09/06/2016)
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của quân đội vùng đồng bào tôn giáo  (09/06/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên